Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Bốn giai đoạn trong chu kỳ tài chính của một người

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Đầu tư theo từng giai đoạn cuộc đời giúp bạn xây dựng nền tảng tài chính phù hợp với nhu cầu và mục tiêu ở mỗi thời kỳ.

    - Đầu tư không chỉ về lợi nhuận, đầu tư còn là một hành trình từ lập kế hoạch, xem xét và điều chỉnh.  

    Tại sao đầu tư theo giai đoạn cuộc đời lại quan trọng?

    Khi trải qua các giai đoạn khác nhau của cuộc đời, nhu cầu tài chính, ưu tiên và mục tiêu của chúng ta cũng thay đổi theo. Ở độ tuổi 20, chúng ta thường tập trung vào việc trả nợ vay học phí và tiết kiệm cho các cột mốc lớn trong cuộc đời như đám cưới hay mua căn nhà đầu tiên. Khi gần đến tuổi nghỉ hưu, ưu tiên chuyển sang bảo toàn tài sản, vì vậy chiến lược đầu tư lúc này cũng trở nên thận trọng hơn.

    Do đó, đầu tư theo giai đoạn cuộc đời sẽ giúp bạn xây dựng nền tảng tài chính vững chắc, từ đó dễ dàng đạt được mục tiêu trong tương lai.  

    Giai đoạn 1: Xây dựng sự nghiệp

    Ở độ tuổi 20 và đầu 30, hầu hết chúng ta mới bắt đầu đi làm, thu nhập chưa ổn định và có thể phải đối mặt với các khoản nợ như vay học phí. Một số người thậm chí còn kết hôn, mua nhà, dẫn đến việc vay nợ là không thể tránh khỏi.

    Trong thời gian này, điều tốt nhất bạn có thể làm là xây dựng thói quen tài chính tốt ngay từ đầu, cố gắng sống dưới mức thu nhập, chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được và tiết kiệm càng nhiều càng tốt. Nếu có nợ lãi suất cao, hãy ưu tiên trả nợ trước bên cạnh tích lũy tiền tiết kiệm, bởi các khoản nợ lãi suất cao chính là tác nhân ăn mòn tiền tiết kiệm của bạn.

    Đây cũng là thời điểm lý tưởng để lập kế hoạch tài chính dài hạn, cân nhắc xem bạn muốn ở đâu trong vài thập kỷ tới và tìm ra cách để thực hiện điều đó. Và nếu bạn có đủ khả năng, mà không ảnh hưởng đến tiền tiết kiệm hoặc trả nợ, thì giai đoạn này là cơ hội tuyệt vời để đầu tư và tận dụng tối đa sự tăng trưởng dài hạn của thị trường.

    Mặc dù ở giai đoạn này, việc nghỉ hưu có vẻ như còn rất xa, nhưng không bao giờ là quá sớm để tạo ra sự khác biệt về tài chính cho những năm tháng vàng son của bạn bằng cách lập kế hoạch hưu trí cá nhân.

    Giai đoạn 2: Trở nên vững chắc

    Chúng ta thường đạt được mức thu nhập cao nhất ở độ tuổi 40 và 50. Lúc này, tài chính đã ổn định hơn nhưng các nhu cầu và mục tiêu tài chính cũng phức tạp hơn. Thay vì chỉ quản lý thu nhập, nhiều người tập trung vào việc gia tăng tài sản qua các kênh đầu tư như bất động sản hoặc chứng khoán.

    Đây cũng là giai đoạn thích hợp để lập kế hoạch cho những chi phí tương lai như giáo dục con cái, chăm sóc bố mẹ và chuẩn bị cho các tình huống không mong muốn. Đồng thời, việc tích lũy cho hưu trí cần được ưu tiên hàng đầu.  

    Giai đoạn 3: Chuẩn bị nghỉ hưu

    Vào cuối độ tuổi 50 và đầu độ tuổi 60, giai đoạn nghỉ hưu đã gần kề. Nếu bạn có con, chúng đã là người lớn đi làm và không còn cần sự hỗ trợ tài chính của bạn nữa.

    Đây cũng là thời gian bạn thấy rõ các kế hoạch tài chính lập ra ban đầu có hỗ trợ cho kế hoạch nghỉ hưu theo mong muốn của bạn hay không. Bạn có thể dành thời gian này để điều chỉnh kế hoạch của mình, cân nhắc mọi thay đổi trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến chi phí cần thiết cho việc nghỉ hưu của bạn, chẳng hạn như vấn đề sức khỏe hoặc tham vọng mới cho thời gian nghỉ hưu của bạn, chẳng hạn như du lịch vòng quanh thế giới.

    Hơn nữa, nếu có nợ, bạn nên ưu tiên trả hết nợ, bao gồm cả nợ thế chấp, để bước vào giai đoạn hưu trí mà không phải lo lắng về tài chính.

    Lúc này, bạn cũng cần xác định chiến lược rút tiền hợp lý từ quỹ hưu trí, một số chiến lược phổ biến bao gồm quy tắc 4%, rút tiền cố định và rút tiền có hệ thống, để phù hợp nhất với số tiền bạn có và lối sống mà bạn định theo đuổi.

    Cuối cùng, giống như mọi giai đoạn khác trong chu kỳ tài chính, bạn nên làm mọi cách có thể để tăng tiền tiết kiệm và tăng trưởng khoản đầu tư của mình.

    Khi thời gian nghỉ hưu đã gần kề, việc giảm thiểu rủi ro trong danh mục đầu tư của bạn là rất quan trọng. Việc chuyển hướng phân bổ sang các tài sản có rủi ro thấp hơn, chẳng hạn như mua trái phiếu chất lượng cao ngắn hạn và trung hạn, có thể bảo vệ giá trị danh mục đầu tư của bạn ngay cả khi nó có thể không mang lại cho bạn lợi nhuận lớn.

    Giai đoạn 4: Nghỉ hưu

    Khi đã nghỉ hưu, thu nhập từ công việc không còn, bạn sẽ sống bằng khoản tiết kiệm tích lũy từ trước. Điều quan trọng là không chi tiêu quá nhiều trong những năm đầu, tránh làm cạn kiệt tài sản quá sớm.

    Ở giai đoạn này, hãy tập trung vào các kênh đầu tư ít rủi ro như trái phiếu chính phủ và tiết kiệm. Theo dõi kỹ chi tiêu và lập kế hoạch di sản để tài sản được phân phối theo ý muốn sau khi bạn qua đời.

    Vì thế, hãy theo dõi chặt chẽ chi tiêu của bạn và thường xuyên xem xét các khoản đầu tư của bạn. Quyết định chi phí nào là cần thiết và chi phí nào không, để bạn có thể chi tiêu một cách khôn ngoan và rút tiền ở mức cho phép bạn tận hưởng những năm tháng vàng son của mình và cũng đảm bảo tuổi thọ của danh mục đầu tư của bạn.

    Việc lập kế hoạch di sản cũng rất quan trọng nếu bạn muốn tài sản của mình được quản lý và phân phối theo cách nhất định sau khi bạn qua đời.

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

      Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

      Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

      Tích lũy

      Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

      Tìm hiểu thêm
      Tích lũy

      Cố vấn Robo AI

      Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

      Tìm hiểu thêm
      Cố vấn Robo AI

      Đầu tư chứng khoán

      Với số tiền bất kỳ

      Tìm hiểu thêm
      Đầu tư chứng khoán