Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Cách giải quyết vấn đề tiền bạc trong hôn nhân

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Mặc dù một số cặp vợ chồng có thể rơi vào bế tắc tài chính, nhưng nó không có nghĩa là họ không thể tìm ra biện pháp để giải quyết các vấn đề đó.

    - Cách quản lý tiền bạc vợ chồng: Giải quyết các vấn đề tài chính trong hôn nhân cần có sự hợp tác và trao đổi đến từ hai phía.

    Tìm hiểu cùng Tititada!

    Bạn có thể tìm hiểu ở bài “6 vấn đề tiền bạc có thể tổn hại hạnh phúc hôn nhân” để có cái nhìn tổng quát hơn về các vấn đề phổ biến mà các cặp vợ chồng gặp phải. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số cách hữu ích để giúp các cặp đôi giải quyết những vấn đề tiền bạc trong cuộc sống hôn nhân của mình.

    1. Trao đổi cùng nhau

    Trò chuyện một cách cởi mở về bất kỳ mối quan tâm nào liên quan đến vấn đề tiền bạc là một điều thiết yếu để giải quyết các mâu thuẫn trong tài chính gia đình.

    Không chỉ đơn giản là trò chuyện với nhau, bạn cần biết cách lắng thay vì đổ lỗi, dằn vặt người còn lại, bởi điều đó khá vô ích, thậm chí có thể làm tồi tệ mối quan hệ của hai bạn.

    Có thể một người thích đi ăn tối bên ngoài ba lần một tuần nhưng người kia lại lo lắng rằng việc đó làm ảnh hưởng đến ngân sách của hai vợ chồng. Theo đó, bạn có thể chia sẻ với đối phương như: “Anh cảm thấy lo lắng về số tiền vợ chồng đang chi tiêu hàng ngày và anh muốn chúng ta nói về điều này”. Bởi lẽ, điều quan trọng nhất chính là thái độ của mỗi người trong việc giao tiếp với nhau về những khúc mắc về tài chính mà mình đang gặp phải hàng ngày.

    2. Thiết lập các mục tiêu tài chính

    Mục tiêu tài chính có thể nơi hai bạn muốn cùng nhau đi du lịch, mua nhà/mua xe hay chuẩn bị các khoản học phí cho con cái,v.v. Dù mục tiêu tài chính là gì thì các cặp vợ chồng cũng cần cùng nhau lập ra một kế hoạch thống nhất bao gồm cả cách mà hai bạn cần làm để đạt được mục tiêu đó.

    3. Giải quyết các vấn đề nợ nần

    Đối với nhiều cặp vợ chồng, giải quyết nợ nần là vấn đề có tính ưu tiên hàng đầu đối với họ. Một khi bạn biết mình cần phải vay (hoặc đang vay) một khoản nợ cũng là lúc bạn quyết định cách bạn sẽ đối phó với nó.

    Theo đó, cả hai vợ chồng nên có một cuộc thảo luận, không chỉ trích hay phán xét về những khoản nợ trước khi kết hôn cũng như có thể có sau khi kết hôn. Các cặp vợ chồng nên hoạch định chi tiết các khoản nợ và nói về cách họ dự định sẽ giải quyết chúng.

    Một số phương pháp có thể hữu ích giúp bạn trả nợ chẳng hạn như tập trung trả hết khoản nợ có lãi suất cao nhất trước (phương pháp “Tuyết lở”) hoặc hoàn tất các khoản vay nhỏ trước (phương pháp “Quả cầu tuyết”). Bạn có thể tham khảo cụ thể các cách trả nợ trong bài “Bạn có thể trả hết nợ bằng cách nào?”

    4. Hiểu tính cách và thói quen tài chính của nửa kia

    Tính cách và thói quen chi tiêu dễ ảnh hưởng đến các kế hoạch tài chính và hạnh phúc hôn nhân.

    Nhưng nhìn chung, cả hai vợ chồng cần phải biết kiềm chế không xuống tiền cho những khoản chi tiêu không cần thiết, có ý chí cùng nhau đạt được mục tiêu tài chính.

    Ngoài ra đôi lúc cùng cần biết chấp nhận và tạo không gian riêng cho những sở thích riêng không quá ảnh hưởng đến tài chính của hai người. 

    Ví dụ chồng bạn có thể thích chạy và có hơn 10 đôi giày chạy, đôi lúc cũng cần phải bỏ qua vì việc cằn nhằn khi đó là đam mê của một người.

    5. Tiết chế cái tôi của bản thân

    Cai tôi và sự không công bằng trong cuộc sống hôn nhân cũng như vấn đề tiền bạc sẽ nhanh chóng làm tổn hại đến hạnh phúc của hai vợ chồng, vì có thể khiến người còn lại cảm thấy thấp kém và không được tôn trọng.

    Nếu bạn có nhiều tiền hơn, bạn cần phải lý trí trong cách chi tiêu của mình để bảo đảm chi tiêu gia đình hợp lý. Nếu bạn không có tiền, bạn cần phải kiểm soát cảm xúc, giữ cho mình không bị căng thẳng.

    Vấn đề “cái tôi” này được cho là xuất hiện nhiều hơn ở những cặp vợ chồng kết hôn muộn, khi cả hai đã bước vào độ tuổi cần có tài chính và con đường sự nghiệp. Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng, để người có thu nhập thấp trong hai vợ chồngđưa ra các quyết định chi tiêu là một giải pháp khá hiệu quả. Bởi vì, các quyết định tài chính cần được đưa ra một cách độc lập, không phụ thuộc vào quyền lực của mỗi người trong thu nhập, nhờ đó giúp mối quan hệ của bạn được công bằng và tôn trọng.

    6. Xác định vấn đề liên quan đến các mối quan hệ

    Đại gia đình hai bên có thể là một thách thức lớn và không có lời khuyên nào là đúng đắn nhắt có thể giải quyết mọi tình huống, đặc biệt là về mặt tình cảm.

    Quản lý tài chính gia đình hiệu quả đồng thời tôn trọng các mục tiêu, nhu cầu và kỳ vọng của mỗi người trong đại gia đình có thể đặt ra nhiều khó khăn. Tuy nhiên, điều quan trọng là hai bạn cần phải đặt mình vào vị trí của người còn lại cũng như cân nhắc tình hình tài chính hiện tại của gia đình nhỏ của mình để đưa ra cách giải quyết tốt nhất.

    7. Hình thành những thói quen tốt cho con

    Nếu bạn mong muốn con cái mình có một tương lai tài chính ổn định, hãy dạy chúng về tiền bạc từ khi chúng còn nhỏ, kể cả cho đến khi chúng trưởng thành. Bạn có thể cho con biết trách nhiệm tài chính của mình để từ đó chúng biết tiết kiệm, hạn chế chi tiêu cho những khoản không cần thiết. Điều này cũng sẽ giúp bạn đảm bảo thực hiện được kế hoạch tài chính của mình.

    Bạn có thể bắt đầu bằng cách tham khảo bài viết “Dạy con đầu tư từ sớm” – giới thiệu những điều cơ bản về đầu tư bạn có thể dạy con mình từ khi còn nhỏ.

    8. Cách quản lý tiền bạc vợ chồng: Bắt đầu nói chuyện với vợ/chồng về tiền bạc

    Tiền bạc là một bài toán khó đối với nhiều người, thậm chí nó có thể tạo căng thẳng và gây ra bất đồng trong một mối quan hệ.

    Theo đó, hai vợ chồng có thể bắt đầu cuộc trò chuyện về tài chính với các câu thể hiện quan điểm và mong muốn của mình như:

    - Nếu anh có thể làm bất cứ điều gì với số tiền của mình, anh sẽ...

    - Nếu tiền không còn là vấn đề, em sẽ...

    - Nếu em có thể sử dụng tiền của mình để làm điều gì đó tuyệt vời cho anh, em sẽ...

    - Ước mơ lớn nhất của anh là...

    Xem thêm: Cách quản lý tài chính gia đình hiệu quả

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán