Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Tại sao nên dạy trẻ kiến thức tài chính từ sớm?

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Được học về kiến thức tài chính cá nhân từ khi còn bé sẽ giúp trẻ em hình thành và phát triển thói quen tài chính lành mạnh. Trẻ em có thể hình thành thói quen liên quan đến tiền từ lúc 5 tuổi.

    - Kiến thức tài chính cá nhân bao gồm những kiến thức và sự am hiểu về việc kiếm tiền,chi tiêu thông minh, tiết kiệm, đầu tư, và vay mượn.

    - Kiến thức tài chính cá nhân có thể giúp trẻ em tránh khỏi các bẫy nợ trong cuộc sống.

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi dạy trẻ kiến thức tài chính cá nhân và cách để quản lý tiền bạc từ khi còn nhỏ sẽ giúp chúng dễ dàng hình thành thói quen tốt và bắt đầu biết tiết kiệm hay thậm chí kiếm tiền sớm hơn.

    Lợi ích của việc dạy kiến thức tài chính cá nhân

    Giáo dục tài chính đóng vai trò quan trọng, giúp thu hẹp khoảng cách giữa các tầng lớp giàu nghèo. Mọi người thường có xu hướng đưa ra quyết định tài chính tốt hơn khi họ hiểu cách tiền hoạt động. Sau đây là một số lợi ích mà kiến thức tài chính cá nhân có thể đem lại cho cả bạn và con của bạn:

    Tạo thói quen tài chính tốt

    Theo báo cáo của tổ chức FINRA (Cơ quan quản lý ngành tài chính) của Mỹ, người có số điểm cao trong các bài kiểm tra kiến thức tài chính cá nhân có khả năng kiểm soát chi tiêu ở mức thấp hơn so với thu nhập của họ, thiết lập quỹ dự phòng, và cả quỹ hưu trí.

    Hiểu biết tài chính cũng có mối quan hệ mật thiết với việc lập kế hoạch hưu trí, xu hướng ít vay mượn, và khả năng biết đầu tư cao hơn, đặc biệt là đầu tư vào cổ phiếu.

    Ví dụ như những người mới bắt đầu đi làm, hay thậm chí các sinh viên, đã từng qua các lớp học về tài chính hay được dạy về tài chính ngay từ ở nhà, thường có xu hướng tìm hiểu về việc tiết kiệm và đầu tư cổ phiếu từ rất sớm. Theo Quỹ dân số Liên hiệp quốc, nhóm người tham gia đầu tư ở độ tuổi từ 15 - 24 tuổi chiếm 12.8% của lực lượng lao động và lứa tuổi từ 25 - 49 chiếm tới 61.5% lực lượng lao động.


    Tránh các bẫy nợ

    Am hiểu kiến thức tài chính cá nhân giúp mọi người tránh những sai lầm tốn kém. Một nghiên cứu năm 2019 của một nhà nghiên cứu tại Đại học Wisconsin-Madison cho thấy những người có trình độ học vấn về tài chính cao có nhiều khả năng tránh các khoản vay ngắn hạn hay sử dụng thẻ tín dụng, vốn có lãi suất cao và các khoản phí ẩn. Ngoài ra, họ cũng có xu hướng tránh vay nợ từ tiệm cầm đồ, thanh toán mức tối thiểu hàng tháng trên thẻ tín dụng, hoặc để phát sinh phí trả chậm đối với các sản phẩm tài chính khác nhau.

    Nghiên cứu cũng chỉ ra những sinh viên có tài chính khó khăn, mà có tham gia các lớp tài chính bắt buộc, thường có nhiều khả năng tài trợ chi phí đại học của họ bằng các khoản vay hỗ trợ của Chính phủ với lãi suất thấp và ít khi có số dư nợ thẻ tín dụng hay bất kỳ khoản vay lãi suất “cắt cổ” nào. Đồng thời, họ có xu hướng chọn đi làm để kiếm thêm thu nhập trong quá trình đi học. Nếu khá giả hơn, họ thường bắt đầu tập đầu tư vào cổ phiếu từ những năm cuối đại học và phần lớn luôn bắt đầu đầu tư bằng chính tiền của họ mà không dùng bất kỳ đòn bẩy nào.

    Sức khỏe tài chính vững mạnh

    Cũng với nghiên cứu trên, những học sinh học tại các trường trung học nơi có các lớp giáo dục tài chính cá nhân, ít có khả năng vỡ nợ hơn và có điểm tín dụng cao hơn so với các bạn cùng trang lứa.

    Kiến thức thường luôn đi theo sinh viên kể cả sau khi tốt nghiệp, giúp họ có lợi thế trong các bài kiểm tra kiến thức tài chính cá nhân và cả trong các quyết định liên quan đến tiền bạc hàng ngày. Những kiến thức tích góp từ lúc còn nhỏ sẽ giúp hình thành thói quen tốt về tài chính và biết cách lập ngân sách chi tiêu để quản lý tiền bạc hiệu quả hơn. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã có một khoản dư kha khá, khoảng từ 10 – 20 triệu đồng, nhờ đi làm thêm và tiết kiệm. Họ có nhiều nhiều khả năng trang trải một khoản chi phí khẩn cấp hơn và có sự lựa chọn để bắt đầu đầu tư vào thị trường chứng khoán.

    Tại sao nên dạy trẻ kiến thức về tài chính sớm

    Nghiên cứu cho thấy rằng nhiều người đã sở hữu một chiếc thẻ tín dụng ngay từ khi còn nhỏ, và thói quen tài chính phát triển khi còn nhỏ thường sẽ theo trẻ xuyên suốt cuộc đời. Theo nhà nghiên cứu tại đại học Michigan, “trẻ em hình thành thói quen dai dẳng với tiền khi chỉ mới 5 tuổi”.

    Việc hình thành thói quen quản lý tiền bạc tốt đòi hỏi nhiều hơn chỉ một lớp dạy về tài chính. Quản lý tiền bạc không chỉ là một thói quen mà còn là kỹ năng, đồng thời việc áp dụng vào thực tế cũng rất quan trọng, đặc biệt nên được bắt đầu từ sớm. Tương tự như toán học hay đọc hiểu, bạn sẽ dần tiến bộ theo thời gian.

    Cách để bắt đầu làm quen với tài chính từ sớm

    Có rất nhiều cách để dạy trẻ cách tư duy về tiền. Sau đây là một vài cách để giúp trẻ sớm hiểu biết về tài chính:

    - Giải thích bạn đang làm gì: Ba mẹ hay người thân có thể giúp trẻ hiểu về cách tiền được chi tiêu trong gia đình bằng cách cho trẻ tham gia vào các việc chi tiêu này, cho chúng biết giá cả. Bất kể là đi chợ, đặt đồ ăn nhanh, bạn có thể dạy chúng quá trình đưa ra quyết định. Bạn cũng có thể để con mình nghe cuộc trò chuyện của bạn với ngân hàng, kế toán hay các chuyên gia tài chính. Các chuyên giá ví von rằng: “Trẻ con như những miếng bọt biển. Chúng có thể thông minh hơn chúng ta nghĩ, chúng cũng có thể hiểu những thứ mà ngay cả chúng ta không hiểu”. Nghĩa là chúng có thể thẩm thấu và ngấm dần mọi thứ từ cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo, và mọi người xung quanh từ trong những năm tháng đầu đời.

    - Cho trẻ kiếm tiền bằng công việc nhà: Thay vì mua cho chúng đồ chơi, ba mẹ có thể sử dụng phương pháp truyền thống là để trẻ kiếm ít tiền vặt từ công việc nhà. Bằng cách đó, chúng học được mối liên hệ giữa lao động và thu nhập. Bạn cũng có thể cân nhắc để trẻ chia sẻ các hóa đơn gia đình từ số tiền dành dụm được khi chúng lớn hơn.

    - Bắt đầu những cuộc trò chuyện về việc làm: Kiếm thu nhập là một phần quan trọng để có tài chính tốt. Trẻ em thường mô phỏng lại những nghề nghiệp mà chúng có hứng thú khi mà chúng được tiếp xúc thường xuyên với những hoạt động đó. Điều này có lẽ giải thích tại sao nhiều trẻ em lại muốn trở thành giáo viên hay Youtuber. Bạn có thể giúp trẻ mở mang tầm mắt hơn bằng cách cho chúng làm quen và giao tiếp với nhiều người có nhiều nghề nghiệp đa dạng, đặc biệt là người có chung sở thích với chúng. Ví dụ, nếu trẻ có hứng thú về hoạt động đạp xe, cha mẹ có thể cho chúng đi xem các cuộc đua, làm quen với các vận động viên hay đơn giản là với những người đạp xe trong công viên.

    - Dành thời gian để dạy những kiến thức tài chính cá nhân cơ bản: Hãy cân nhắc việc cùng con ngồi vào bàn và dạy chúng những thứ cơ bản, phù hợp với độ tuổi. Ví dụ, bài học về điểm tín dụng có thể là vượt quá khả năng cho trẻ từ 4 tuổi, tuy nhiên, chúng vẫn có thể hiểu về định nghĩa vay và thanh toán nợ, hay cần biết cách cách lập ngân sách chi tiêu ngay cả khi chỉ có 50,000 hay 100,000 tiêu vặt hàng tháng.

    5 nguyên tắc của kiến thức tài chính cá nhân là gì?

    5 nguyên tắc của kiến thức tài chính bao gồm: Kiếm tiền, tiết kiệm và đầu tư, giữ tiền, chi tiêu và vay. Tập trung vào việc hiểu tiền lương và lợi ích của bạn, sau đó phát triển ngân sách để tiết kiệm và đầu tư thu nhập của bạn. Hãy đảm bảo sức khỏe tài chính của bạn, ví dụ, có khoản dự phòng cho tình huống xấu. Cuối cùng, chi tiêu khôn ngoan và vay mượn hợp lí.



    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán