Điểm nhấn chính:
- Kiến thức tài chính cá nhân: Thẻ tín dụng cũng chính là con dao hai lưỡi nếu như bạn chưa thật sự hiểu về nó.
- Thanh toán hết số dư tín dụng thay vì chỉ thanh toán số tiền tối thiểu mỗi tháng có thể giúp bạn thoát khỏi chu kỳ nợ nần.
Kiến thức tài chính cá nhân: Lãi suất thẻ tín dụng rất cao
Thông thường, nếu người sử dụng thẻ tín dụng thanh toán toàn bộ khoản chi tiêu phát sinh trong tháng thì không cần phải trả lãi vay. Tuy nhiên, một khi trễ hạn, người tiêu dùng phải chịu mức lãi suất khá cao cộng với phí phạt trả chậm. Hiện nay, mức lãi suất thẻ tín dụng ở các ngân hàng đang dao động ở mức cao từ 20 - 30%/năm, thậm chí Ngân hàng Quốc tế VIB công bố mức lãi suất quá hạn đến 60%/năm và áp dụng trên toàn bộ dư nợ cuối kỳ chưa thanh toán theo thông báo sao kê hàng tháng từ ngân hàng. Ngoài ra, mỗi lần rút tiền mặt khách hàng còn phải chịu một khoản phí ứng/rút tiền mặt là 4%. Đây là kiến thức tài chính cá nhân cơ bản mà bạn cần biết trước khi mở thẻ tín dụng, ví lãi vay 20-30% có thể anh hưởng rất nhiều đến tình hình tài chính cá nhân của bạn.
Ví dụ, nếu bạn có số dư thẻ tín dụng là 20 triệu đồng và bị tính lãi suất 23.9%/năm, chỉ trả 1 triệu đồng mỗi tháng cho khoản nợ đó sẽ khiến bạn mất 30 tháng để trả hết thẻ tín dụng, và phải thanh toán số tiền lãi la hơn 10tr đồng .
Nếu bạn sử dụng khoản thanh toán 1 triệu đồng hàng tháng đó để xây dựng quỹ khẩn cấp từ đầu bằng cách gửi tiết kiệm với mức lãi suất 5%/năm, thì sau 2 năm, bạn chỉ thu về được 2.04tr đồng tiền lãi. Rõ rang, do chênh lệch giửa lãi vay và lãi suất tiết kiệm, trong trường hợp nay la 23.9% vs. 5.0%, dẫn đến số tiền lãi phải trả cho ngân hàng và số tiền bạn nhân được từ gủi quỹ khẩn cấp tại ngân hàng không tương ứng.
Do đó, các cô vấn tài chính cá nhân khuyên bạn cần nắm rõ kiến thức tài chính cá nhân và thanh toán các khoản nợ của bạn càng nhanh càng tốt không những giúp bạn không cần phải trả tiền lãi mà bạn còn có thể dùng số tiền đó để xây dựng quỹ khẩn cấp cho các chi phí phát sinh bất ngờ trong tương lai.
Tránh các khoản phí trễ hạn và phí phạt
Nếu bạn bỏ lỡ các khoản thanh toán hoặc chỉ thực hiện khoản thanh toán tối thiểu cần thiết cho hóa đơn thẻ tín dụng của mình, bạn không những bị tính lãi cho khoản vay của mình mà còn phải trả thêm phí phạt trả chậm. Đây là phí phạt mà ngân hàng đưa ra đối với các khách hàng chậm thanh toán (quá 45 ngày) kèm theo lãi suất của các khoản nợ hoặc không thanh toán đủ số dư tối thiểu. Hiện nay, mức phí trả chậm thẻ tín dụng ở Việt Nam đang dao động từ 3 - 6% số dư nợ tối thiểu cần trả. Vì vậy, cố vấn tài chính cá nhân Tititada khuyên bạn chi trả các khoản nợ tín dụng trước khi lập quỹ khẩn cấp để giảm thiểu được các loại chi phí này.
Cải thiện điểm tín dụng
Ngoài ra, việc trả hết nợ thẻ tín dụng trước tiên sẽ cải thiện điểm tín dụng của bạn vì nó làm giảm tỷ lệ sử dụng tín dụng của bạn. Tỷ lệ sử dụng của bạn càng thấp thì điểm tín dụng của bạn càng cao. Việc sử dụng tín dụng chiếm 30% hoặc một phần ba điểm tín dụng trên mô hình FICO. Từ đó, bạn có thể tận dụng mức điểm tín dụng cao để tiếp cận với các nguồn vốn vay khác một cách dễ dàng hơn, nhằm phục vụ các nhu cầu tài chính của mình trong tương lai.
Yên tâm về tài chính
Mang theo một khoản nở tín dụng lớn chưa thanh toán với lãi suất cao có thể tạo ra căng thẳng và lo lắng trong quản lý chi tiêu. Bằng cách giảm bớt hoặc thậm chí thanh toán hoàn toàn các khoản vay này giúp bạn có thêm nhiều thời gian để tập trung phát triển các mục tiêu dài hạn của mình, chẳng hạn như duy trì ổn định tài chính thông qua việc sở hữu quỹ khẩn cấp. Đồng thời, việc thanh toán sớm dư nợ thẻ tín dụng sẽ giúp cho điểm tín dụng của bạn được nâng cao hơn.
Thánh toán hết số dư để tránh rơi vào chu kỳ nợ nần
Thanh toán hết số dư tín dụng thay vì chỉ thanh toán số tiền tối thiểu mỗi tháng có thể giúp bạn tránh phát sinh các khoản lãi rất cao và tránh rơi vào chu kỳ nợ nần. Khi bạn chỉ thanh toán số tiền tối thiểu đến hạn trên thẻ tín dụng mỗi tháng, bạn vẫn sẽ phải thanh toán lãi vay cho toàn bộ các khoản vay, đồng thời số tiền tối thiểu này sẽ chỉ dung để thanh toán lãi suất thay vì giảm số dư gốc. Do đó, bạn phải mất nhiều thời gian hơn để trả hết nợ và lãi suất tích lũy theo thời gian nhiều hơn.
Ví dụ chi phi phát sinh trong thẻ tín dụng của bạn la 10tr đồng trong tháng.Nếu bạn thanh toán hết toàn bộ 10tr, bạn sẽ không phải trả phí. Nếu bạn thanh toán số dư tối thiểu là 200,000đ thì số tiền nay sẽ chi dùng để thanh toán lãi vay phát sinh và số dư nợ 10tr đ không giảm. Mỗi tháng bạn trả 200,000đ tiền lãi tương ứng với lãi suất 24% năm.
Nếu bạn đang sử dụng nhiều thẻ tín dụng và có nhiều số dư nợ khác nhau, cố vấn tài chính cá nhân Tititada khuyên bạn nên liệt kê danh sách các thẻ tín dụng mà mình còn nợ dựa trên lãi suất từ cao đến tháp, từ đó tập trung chi trả các khoản nợ này đều đặn từng tháng, trong đó tập trung thanh toán các dư nợ có lãi suất cao nhất, trong khi thanh toán tối thiểu, hoăc hơn, dự nợ các khoản có lãi suất thấp hơn. Qua đó, bạn không những có thể thoát ra khỏi vòng xoay nợ nần mà còn có thể phân bổ lượng tiền còn lại của mình vào các mục tiêu tiết kiệm như lập quỹ khẩn cấp,...
Kiểm soát được kế hoạch tài chính của bản thân
Nếu bạn đang mong muốn mua một món đồ nào đó vào hôm nay nhưng vẫn còn đang có khoản vay chưa được trả xong. Cố vấn tài chính cá nhân Tititada khuyên bạn hãy tranh thủ giải quyết các khoản vay này trước thay vì dùng thẻ tín dụng để sở hữu món đồ đó. Vì khi bạn giải quyết xong các khoản nợ, bản thân không chỉ giảm bớt gánh nặng tài chính mà còn tạo ra cơ hội cho bản thân lên kế hoạch mua sắm, chi tiêu một cách sáng suốt hơn. Điều này có thể giúp bạn quản lý tài chính một cách hiệu quả hơn.
- #Tại sao phải trả hết nợ thẻ tín dụng trước khi xây dựng quỹ khẩn cấp?
- #kiến thức tài chính cá nhân
- #cố vấn tài chính cá nhân
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Bài viết liên quan
Cách áp dụng phương pháp Kaizen cải thiện cuộc sống
18/12/24
Cách lập ngân sách chi tiêu hiệu quả
27/11/24
Mua trước, trả sau và thực trạng tại Hoa Kỳ
20/11/24
Những điều bạn cần biết về Cyber Monday
14/11/24
Những bài học dạy trẻ về tiền bạc
27/10/24
Cách tiết kiệm tiền lương và tích lũy đầu tư hàng tháng cho dân công sở
16/10/24
Quản lý tài chính cá nhân cho nhân viên văn phòng
20/08/24
Dạy con trước khi trao quyền thừa kế tài sản
03/07/24
Cách áp dụng phương pháp Kaizen cải thiện cuộc sống
18/12/24
Cách lập ngân sách chi tiêu hiệu quả
27/11/24
Mua trước, trả sau và thực trạng tại Hoa Kỳ
20/11/24
Những điều bạn cần biết về Cyber Monday
14/11/24
10 bài học tài chính từ những bộ phim Giáng sinh
11/11/24
Những bài học dạy trẻ về tiền bạc
27/10/24
Kiểm soát cảm xúc, làm chủ tài chính
23/10/24
Thoát khỏi cuộc sống chỉ sống bằng đồng lương
21/10/24