Sáp nhập và mua lại (Mergers and Acquisitions, M&A) đề cập đến các giao dịch giữa hai công ty kết hợp cùng phát triển dưới một số hình thức. Sáp nhập là việc một hoặc một số công ty (công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) có cùng quy mô bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Mua lại là việc một công ty lớn mua lại phần lớn hoặc tất cả các cổ phần của công ty khác và giành được quyền kiểm soát công ty đó. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.
Việc sáp nhập, mua lại có thể ảnh hưởng sâu sắc đến triển vọng tăng trưởng dài hạn của công ty. Nhờ có M&A, các công ty được tạo ra sau cùng đạt được sức mạnh tổng hợp và lợi thế về quy mô, tăng giá trị so với hai công ty riêng lẻ ban đầu.
M&A còn giúp tăng thị phần nhờ tập hợp các nguồn lực, nhóm khách hàng mục tiêu từ đó thúc đẩy khả năng phân phối hàng hóa, dịch vụ.
Mặt khác nó cũng có thể mang lại một số rủi ro nhất định nếu các công ty bị mua lại sở hữu mức nợ phải trả quá cao, danh tiếng không tốt hay chi phí xử lý các vấn đề pháp lý quá cao và khá phức tạp. Thị trường M&A tại Việt Nam từ trước đến nay khá sôi động và thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trên thế giới.
Ví dụ, tháng 4/2018, thương vụ M&A bất động sản của quỹ đầu tư GIC Private Limited - Chính phủ Singapore với Vinhomes. Khoản đầu tư của CIG vào Vinhomes đạt 1.3 tỷ USD, tương đương khoảng 29,500 tỷ đồng theo 2 hình thức là đầu tư mua cổ phần của Vinhomes và cung cấp khoản vay để tiến hành các dự án.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.