Điểm nhấn chính:
- Từ một thị trường cạnh tranh sôi đổi, thị trường xe công nghệ nay chỉ còn 1 doanh nghiệp ngoại và 2 doanh nghiệp nội.
- Vị thế của Grab đang bị lung lay bởi BE và Xanh SM.
Tiềm năng tăng trưởng nhưng cũng sàn lọc khốc liệt
Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thay đổi lớn. Gojek và Baemin vừa chính thức rút lui sau thời gian hoạt động khá dài, để lại một khoảng trống cạnh tranh cho các đối thủ còn lại.
Theo báo cáo e-Conomy SEA 2023 của Google, Temasek và Bain & Company, tổng giá trị giao dịch (GMV) của ngành công nghiệp giao đồ ăn và gọi xe của Việt Nam có thể đạt 4 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 16% trong giai đoạn 2023-2025.
Sức hút từ quy mô 100 triệu dân, với tỷ lệ tiếp cận Internet đạt 79.1% (tính đến đầu năm 2024) khiến Việt Nam trở thành thị trường không thể bỏ qua của hàng loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực gọi xe công nghệ. Báo cáo “Mức độ phổ biến của ứng dụng gọi xe máy năm 2024” mới được Q&M công bố cho thấy, chi tiêu của người dùng cho ứng dụng gọi xe chiếm khoảng 40%, trong đó khoảng 80% được chi cho dịch vụ gọi xe máy. Hằng năm, người Việt chi khoảng 60 USD cho gọi xe công nghệ.
Sự tăng trưởng và hấp dẫn không ngừng buộc các thương hiệu phải nghĩ mọi cách để thu hút khách hàng trong ngắn hạn, và duy trì chỗ đứng trong dài hạn.
Cách đây 10 năm, Grab trở thành thương hiệu đầu tiên khai mở thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam. Ban đầu chỉ là một phần mềm công nghệ hỗ trợ dịch vụ kết nối với các hãng taxi dễ dàng hơn nhưng thực tế chưa tạo dấu ấn đặc biệt. Phải tới 4 tháng sau, khi nền tảng xe công nghệ Uber chính thức gia nhập, cuộc bùng nổ thị trường gọi xe công nghệ mới thật sự bắt đầu.
Tuy nhiên sau một thời gian, thị trường tái cơ cấu lại, miếng bánh được chia ra nhỏ hơn, nhiều người đến mà cũng nhiều người đi. Cho đến nay, Grab vẫn là đơn vị dẫn đầu với 42% thị phần bởi sở hữu nền tảng dịch vụ đa dạng, năng lực tài chính dồi dào. Be đứng thứ 2 với 32% và phổ biến trong giới trẻ, tiếp theo là XanhSM 19%.
Trong mảng đồ ăn thì có Baemin, hoạt động liên tục thua lỗ tới 4,000 tỷ, Gojek thì đa dạng dịch vụ hơn nhưng cũng báo lỗ tới 5,700 tỷ cũng lần lượt rút khỏi thị trường VN. Việc Gojek và Baemin rút lui là dấu hiệu cho thấy thị trường đang bước vào giai đoạn sàn lọc khốc liệt, nơi chỉ có những doanh nghiệp nào thực sự hiểu và đáp ứng được nhu cầu người dùng mới có thể tồn tại và phát triển.
BE chứng kiến hoạt động kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ
Nền tảng xe công nghệ BE chính thức ra mắt thị trường ngày 13/12/2018 tại Hà Nội và TP.HCM. Be hiện cung cấp hơn 15 dịch vụ: bao gồm từ gọi xe – di chuyển đa phương thức (ô tô, taxi, taxi điện, xe máy, xe khách, xe bus, vé máy bay…) cho tới giao hàng, giao đồ ăn, bảo hiểm, dịch vụ viễn thông…
Theo khảo sát thói quen sử dụng nền tảng xe công nghệ 2024 của Q&ME cũng cho thấy BE đang là siêu ứng dụng có mức chi tiêu trên đầu người cao nhất với 474,000đ, vượt Grab với mức chi là 366,000đ, Xanh SM và Gojek trung bình khoảng 350,000đ.
Riêng thị phần gọi xe, nền tảng xe công nghệ BE đã tăng gần gấp đôi thị phần của mình so với khi mới ra mắt, thu hẹp khoảng cách đáng kể giữa BE và các ứng dụng khác. Theo khảo sát của Q&Me, trong phân khúc từ 16-23 tuổi, BE đang chiếm thế thượng phong với 45% người dùng đặt xe máy trong Q1/24. Chỉ mới cách đây 3 năm, thị phần của nền tảng xe công nghệ BE chiếm chỉ 18%. Nhưng giờ đây, khoảng cách giữa BE (32%) và vị trí dẫn đầu Grab (42%) đang dần được thu hẹp. Ngoài ra, theo đánh giá của Q&Me, BE có tỷ lệ giữ chân khách hàng cao nhất trong các hãng gọi xe công nghệ. Năm 2023, Be đã phục vụ 120 triệu chuyến đi.
Với beFood, chỉ sau 2 năm, tốc độ tăng trưởng đơn hàng lên tới 390%, số lượng khách sử dụng dịch vụ tăng 250%, số lượng cửa hàng, quán ăn tăng trưởng đến 7 lần và tần suất khách đặt món hàng tháng tăng liên tục ở mức 160%. BeFood đã nhanh chóng vươn lên top đầu thị trường chỉ sau 2 năm và trở thành đối tác giao hàng trực tuyến của 80,000 quán ăn và cà phê ở các thành phố lớn, với điểm đánh giá hài lòng của khách hàng trung bình đạt 4.8/5.
Trung bình mỗi đối tác của beFood đều có tốc độ tăng trưởng đều đặn từ 15% đến 20% hàng tháng nhờ tham gia những chương trình quảng bá định kỳ, chia sẻ chi phí khuyến mãi. Đáng chú ý, beFood đạt những con số tăng trưởng trên khi chỉ mới triển khai ở hai thị trường là TP.HCM và Hà Nội trong vòng 24 tháng. Đây mới chỉ là bước đầu của chiến lược "giành lại sân nhà" trước các đối thủ ngoại.
Từ năm 2022, beDelivery đã nhanh chóng nắm bắt xu thế thị trường và là một trong những tên tuổi hàng đầu với các dịch vụ giao 1 giờ và 2 giờ giá rẻ, cùng các gói tiết kiệm với giá 1,000 đồng, 49,000 đồng… giúp các chủ shop tiết kiệm được hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Số lượng tài xế chạm mốc 400,000, các đơn hàng beDelivery chỉ tốn trung bình 30 phút trong bán kính 10km để giao tận tay khách hàng, bỏ xa các đối thủ trong ngành.
BeDelivery trở thành dịch vụ giao hàng hỏa tốc của Shopee, Kiot Viet,… Đồng thời, beDelivery cũng là sự lựa chọn của hơn 485,000 cửa hàng toàn quốc, được đánh giá cao từ cả người tiêu dùng và chủ shop. Nhờ đó, beDelivery ghi nhận tăng trưởng vượt bậc 300% trong vòng 2 năm, giúp siêu ứng dụng BE ghi dấu trên thị trường giao nhận.
Tính đến tháng 12/2023, Be Group có mạng lưới 300,000 tài xế ô tô và xe máy trên nền tảng, phục vụ 9 triệu người dùng trên 40 tỉnh, thành phố tại Việt Nam. Theo thông tin công bố, Be ghi nhận tăng trưởng gấp 5 lần về tổng giá trị hàng hóa được xử lý trên nền tảng từ năm 2021 đến năm 2023.
Trong quá trình tăng thị phần, Be Group cũng lỗ lớn, năm 2023 doanh thu thuần gần 1,600 tỷ đồng, nhưng lỗ sau thuế gần 1,000 tỷ đồng, nhỉnh hơn một chút so với 2022 lỗ 957 tỷ. Tính đến cuối năm 2023, ước tính Be group lỗ lũy kế gần 4,500 tỷ đồng kể từ năm 2019.
Trong quá trình tăng thị phần, nền tảng xe công nghệ Be cũng lỗ lớn, năm 2023 doanh thu thuần gần 1,600 tỷ đồng, nhưng lỗ sau thuế gần 1,000 tỷ đồng, nhỉnh hơn một chút so với 2022 lỗ 957 tỷ. Tính đến cuối năm 2023, ước tính Be group lỗ lũy kế gần 4,500 tỷ đồng kể từ năm 2019.
Nguồn: Tititada Research
Đón xem tiếp Phần 2 vào Ngày 15/12/2024 bạn nhé!
- #phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
- #phân tích tình hình tài chính công ty
- #nền tảng xe công nghệ
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Bài viết liên quan
Tỷ lệ hấp thụ là gì?
23/12/24
Thời kỳ BE dành lại vị trí chủ nhà_Phần 2
15/12/24
Thời kỳ BE dành lại vị trí chủ nhà_Phần 1
13/12/24
Xu hướng phát triển khu đô thị tích hợp
11/12/24
Temu – Team Up Price Down
14/11/24
Ngân hàng số toàn cầu: Xu hướng phát triển và đổi mới
06/11/24
Thực trạng áp dụng Hiệp ước Basel tại Việt Nam
29/09/24
Xe tự lái là gì và có sức ảnh hưởng ra sao?
15/09/24
Cách mà nhà Glazer thâu tóm Manchester United
25/12/24
Tỷ lệ hấp thụ là gì?
23/12/24
Thời kỳ BE dành lại vị trí chủ nhà_Phần 2
15/12/24
Thời kỳ BE dành lại vị trí chủ nhà_Phần 1
13/12/24
Xu hướng phát triển khu đô thị tích hợp
11/12/24
Temu – Team Up Price Down
14/11/24
Ngân hàng số toàn cầu: Xu hướng phát triển và đổi mới
06/11/24
Góc nhìn phân tích Gojek rút khỏi thị trường Việt Nam
17/10/24