Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Cách mà nhà Glazer thâu tóm Manchester United

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Gia đình Glazer đã đầu tư vào MU với 250 triệu bảng Anh vào vốn chủ sở hữu và gánh khoản nợ 540 triệu bảng Anh

    - Man Utd ra mắt trên NYSE vào ngày 10 tháng 8 năm 2012, với mức giá ban đầu là 14 bảng Anh mỗi cổ phiếu, định giá toàn bộ cổ phiếu của câu lạc bộ ở mức 2.3 tỷ bảng Anh, trở thành một trong những đội thể thao có giá trị nhất trên thế giới

    Tình hình câu lạc bộ trước khi bị thâu tóm

    Trong những năm 1980, câu lạc bộ Manchester United đã phải đối mặt với nhiều lời đề nghị mua lại từ các doanh nhân và tập đoàn lớn, nhưng chưa có thỏa thuận nào được thông qua.

    Cho đến năm 1991, câu lạc bộ quyết định niêm yết công khai trên sàn giao dịch chứng khoán London, giúp mở rộng khả năng huy động vốn và thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư lớn. Đồng thời để cải tạo Old Trafford, điều này là do sau thảm họa Hillsborough năm 1989, bắt buộc tất cả các câu lạc bộ ở giải bóng đá hàng đầu của Anh đều buộc phải chuyển đổi sang sân vận động có toàn chỗ ngồi. Stretford End tại Old Trafford là điểm nhấn của quá trình cải tạo.

    Sau đó là lời chào mua nổi bật diễn ra vào năm 1998 khi SKY UK, lúc đó là British Sky Broadcasting (BSkyB) – một trong những đài truyền hình hàng đầu tại Anh đề xuất mua lại câu lạc bộ với mức giá lên tới 623 triệu bảng Anh. Thỏa thuận này được cấu trúc với hình thức thanh toán một nửa bằng tiền mặt và một nửa bằng cổ phiếu. Thỏa thuận này đáp ứng kỳ vọng của hội đồng quản trị United và được chấp thuận.

    Tuy nhiên, thỏa thuận này không thành công vì đã bị Ủy ban Độc quyền và Sáp nhập của Anh ngăn chặn vào năm 1999, với lý do lo ngại về sự độc quyền trong lĩnh vực truyền hình và thể thao. Sự kiện này không chỉ đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử sở hữu của câu lạc bộ mà còn nhấn mạnh vai trò của các cơ quan quản lý trong việc duy trì sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thể thao và truyền thông.

    Thương vụ thâu tóm bắt đầu

    Bắt đầu trong bối cảnh khi gia đình Glazer sở hữu một số doanh nghiệp tại Hoa Kỳ và hiện đang tìm cách đầu tư vào thị trường bóng đá Anh vào thời điểm đó tức từ năm 1999 – 2003. Thời điểm này hoàn hảo sau khi Hội đồng quản trị của Manchester United đang tìm kiếm các nhà đầu tư mới sau khi thỏa thuận với SKY UK thất bại.

    Mối quan hệ giữa nhà Glazer và câu lạc bộ bắt đầu từ năm 2003, khi Malcolm Glazer – người chưa bao giờ thực sự đặt chân vào Old Trafford ban đầu đã mua 2.9% cổ phần của câu lạc bộ với con số được cho là khoảng 9 triệu bảng Anh. Vào tháng 9 năm 2003, gia đình Glazer đã thành lập một công ty cổ phần có tên là Red Football, thông qua đó họ đã nhanh chóng chi tiêu để mua lại cổ phiếu Man Utd đang niêm yết theo từng đợt. Đến tháng 10 năm 2003, gia đình Glazer nắm giữ hơn 15% cổ phần của câu lạc bộ và theo quy định, họ phải thảo luận chính thức với ban quản lý về ý định của mình và vì vậy, gia đình Glazer đã gặp David Gill (CEO) để thảo luận về khả năng tiếp quản.

    Khi đạt đến mốc 30% vào tháng 11 năm 2004, họ có nghĩa vụ bắt buộc phải đưa ra một đề nghị tiếp quản chính thức. Ngay sau khi họ đạt được thỏa thuận với các cổ đông lớn nhất của United vào thời điểm đó (Cubic Expression sở hữu 28,7% cổ phần), gia đình đã giành được cổ phần kiểm soát trong câu lạc bộ. Vài tháng sau, gia đình Glazer đã mua thành công hơn 75% cổ phần của công ty, cho phép họ hủy niêm yết khỏi Sàn giao dịch chứng khoán London (đây là thương vụ sáp nhập để đưa công ty đại chúng về công ty tư nhân – LBO). Sau đó, gia đình này đã dần mua toàn bộ 100% với tổng giá trị là 790 triệu bảng Anh (khoảng 1,1 tỷ bảng Anh ngày nay).

    Rủi ro tài chính doanh nghiệp khởi nguồn với 3 từ “Leverage Buy Out – LBO”

    Khoản nợ 790 triệu bảng Anh đến từ đâu

    Gia đình Glazer đã đầu tư 250 triệu bảng Anh vào vốn chủ sở hữu và gánh khoản nợ 540 triệu bảng Anh. Trong đó khoản nợ 540 triệu bảng Anh được chia đều cho công ty mẹ của câu lạc bộ và gia đình theo tỷ lệ (49:51) tức là 265 triệu bảng Anh được ghi trên khoản nợ của công ty mẹ và 275 triệu bảng Anh được ghi trên khoản nợ của nhà Glazer trên bảng CĐKT. Red Football (công ty mẹ của câu lạc bộ) đã thế chấp khoản vay bằng tài sản của câu lạc bộ. Khoản vay dưới hình thức trái phiếu PIK do ba quỹ đầu cơ New York cung cấp: Citadel, Och-Ziff Capital Management và Perry Capital và lãi suất của trái phiếu này lên tới 62 triệu bảng Anh.

    Các khoản vay PIK (trả bằng nợ phát hành thêm) là các khoản vay cho phép người vay trả lãi bằng các hình thức khác ngoài tiền mặt. Thông thường, số tiền lãi được cộng vào tiền gốc, giúp người vay không phải trả nợ bằng tiền mặt. Các khoản vay PIK thường được sử dụng trong các tình huống mua lại bằng đòn bẩy (LBO) khi công ty không đủ khả năng trả nợ bằng tiền mặt trong những năm đầu của thỏa thuận.

    Tái cấp vốn cho khoản vay PIK trong năm 2006

    Chỉ 15 tháng sau, vào tháng 8 năm 2006, gia đình Glazer quyết định tái cấp vốn các khoản vay PIK của họ với sự trợ giúp của Ngân hàng đầu tư Hoa Kỳ, J.P. Morgan Chase, để giảm số tiền họ nợ dưới hình thức các khoản vay PIK có rủi ro tài chính doanh nghiệp và tốn kém cho các quỹ phòng hộ. Theo các giao ước của thỏa thuận, việc không trả tiền đúng hạn có thể dẫn đến việc các quỹ phòng hộ này yêu cầu một ghế trong hội đồng quản trị cũng như bán lại cổ phiếu cho các quỹ (đây là cơ chế shareholder activism). Nghĩa là các quỹ phòng hộ thường là cổ đông chiếm ưu thế nhất nên họ có thể buộc doanh nghiệp theo cách mong muốn nếu không thì xảy ra vấn đề kiện tụng.

    Việc tái cấp vốn bao gồm khoản nợ của quỹ phòng hộ đã tăng 79 triệu bảng Anh, bao gồm 13 triệu bảng Anh phạt cho việc thanh toán trước hạn. Điều này khiến United phải trả 525 triệu bảng Anh cho các ngân hàng và 138 triệu bảng Anh cho các quỹ phòng hộ. Ngoài ra, ước tính có đến 29 triệu bảng Anh đã được trả dưới dạng phí chuyên môn, chủ yếu cho các nhân viên ngân hàng, luật sư và kế toán.

    Đợt tái cấp vốn khác vào năm 2010 dưới hình thức chào bán trái phiếu trị giá 500 triệu bảng Anh

    Vào ngày 11 tháng 1 năm 2010, nợ của Red Football đã tăng lên 716.5 triệu bảng Anh, trong đó khoản nợ PIK từ quỹ phòng hộ thì khoản nợ cùng với lãi dồn tích đạt 220 triệu bảng Anh. United đã công bố ý định tái cấp vốn cho khoản nợ thông qua việc chào bán trái phiếu. Vì các khoản vay ban đầu phải đáo hạn vào tháng 8 năm 2010, trong khi lãi suất chung tăng từ 14.2% lên 16.2%, United phải giảm các khoản thanh toán lãi cho các chủ nợ sớm nhất có thể.

    Hai tuần sau thông báo, United đã huy động được 504 triệu bảng Anh thông qua đợt phát hành trái phiếu, cho phép trả hết các khoản nợ trị giá 509 triệu bảng Anh cho nhiều chủ nợ quốc tế khác nhau. Các trái phiếu được phát hành thành hai đợt - một đợt với lãi suất coupon là 8.75% trị giá 250 triệu bảng Anh và đợt còn lại với lãi suất coupon là 8.38% trị giá 425 triệu bảng Anh.

    Các trái phiếu mới phát hành này ​​đáo hạn vào năm 2017, với khoản thanh toán lãi hàng năm giảm khoảng 45 triệu bảng Anh. Bao gồm trong quá trình tái cấu trúc câu lạc bộ là việc bán và sau đó cho thuê lại sân tập Carrington. Bên cạnh đó trong bản cáo bạch trái phiếu, các giao ước cho phép Glazers lọc các khoản tiền lớn ra khỏi câu lạc bộ để trả các PIK vào năm 2015 và một điều khoản nêu rõ rằng Glazers có quyền được trả 20 triệu bảng Anh tiền cổ tức mỗi năm, nếu họ quyết định như vậy.

    Người hâm mộ United “suýt” mua lại câu lạc bộ

    Tình hình tài chính suy yếu của câu lạc bộ khiến nhiều người hâm mộ tức giận với chiến dịch được gọi là "Yêu United Ghét Glazer" đã và đang nổi lên. Một nhóm người hâm mộ được gọi là Red Knights gồm những người trung thành với United đã chuẩn bị đưa ra một nỗ lực để giải phóng câu lạc bộ khỏi nhà Glazer và gánh nặng nợ nần đi kèm với cơ cấu sở hữu của họ. Vào ngày 11 tháng 3 năm 2010, Red Knights đã chỉ định Nomura Securities Co. làm cố vấn cho họ để chính thức hóa nỗ lực tiếp quản của họ. Nomura trước đây đã tư vấn cho ban quản trị United, trước khi nhà Glazer đưa ra lời đề nghị mua lại câu lạc bộ. Thật không may, các cuộc đàm phán đã thất bại, khi cả hai bên không thể thống nhất về mức định giá hợp lý cho câu lạc bộ.

    United lên chiến lược niêm yết cổ phiếu MU trên sàn chứng khoán New York

    Vào tháng 7 năm 2012, United đã nộp đơn xin bán cổ phiếu MU trên Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE). United cũng thông báo dự định bán 16.7 triệu cổ phiếu MU (khoảng 10% cổ phần của câu lạc bộ) với giá từ 16 đến 20 bảng Anh mỗi cổ phiếu, huy động được tới 330 triệu bảng Anh (210 triệu bảng Anh) vốn chủ sở hữu.

    Cổ phiếu của câu lạc bộ sẽ được chia thành hai loại, với cổ phiếu MU Loại A được bán cho công chúng và cổ phiếu MU Loại B do gia đình Glazer nắm giữ. Hơn nữa, những người nắm giữ cổ phiếu Man Utd Loại A sẽ không được hưởng cổ tức thường xuyên và cấu trúc của đợt phát hành cổ phiếu có nghĩa là cổ phiếu Loại B của gia đình Glazer có quyền biểu quyết gấp 10 lần so với cổ phiếu Loại A. Về cơ bản, nhà Glazer từ chối quyền kiểm soát câu lạc bộ cho bất kỳ ai ngoài gia đình.

    Cổ phiếu Man Utd ra mắt trên NYSE vào ngày 10 tháng 8 năm 2012, với mức giá ban đầu là 14 bảng Anh mỗi cổ phiếu MU, định giá toàn bộ câu lạc bộ ở mức 2.3 tỷ bảng Anh, trở thành một trong những đội thể thao có giá trị nhất trên thế giới. Đợt IPO đã giảm tổng nợ xuống còn 359.7 triệu bảng Anh sau khi bán cổ phiếu đã thanh toán hết 62.6 triệu bảng Anh trái phiếu. Tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2020, United có tổng nợ là 519 triệu bảng Anh với tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 1.2 sau khi mở rộng đáng kể vốn chủ sở hữu trong những năm qua.  

    Nguồn: Tititada Research

    United – Câu lạc bộ bóng đá có giá trị thứ hai trên tất cả các câu lạc bộ hiện nay

    Sau khi Ed Woodward được bổ nhiệm, United đã có một loạt các hợp đồng tài trợ và thương mại, mặc dù thành tích gần đây của họ trên sân cỏ đã giảm sau khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu, tiếp theo là một loạt các vụ chuyển nhượng kém.

    Tính đến năm 2020, câu lạc bộ dự kiến ​​sẽ tạo ra 173 triệu bảng Anh mỗi năm chỉ từ các nhà tài trợ hiện tại. Trong khi tổng doanh thu của United lên tới 627 triệu bảng Anh vào năm 2019, tạo ra biên EBITDA là 29% và biên lợi nhuận ròng là 3%, chi phí lãi vay vẫn dẫn đến mức rò rỉ lớn nhất trong EBITDA.

    Việc Glazers mua United theo cách LBO đã bị người hâm mộ trên toàn cầu chỉ trích nặng nề do thiếu tiền để phát triển câu lạc bộ thông qua thị trường chuyển nhượng. Trong khi đó, một số người có thể nói rằng đó là một vụ mua lại rất thông minh bằng cách đưa rất ít vốn chủ sở hữu và cho phép dòng tiền của câu lạc bộ trả nợ khi đó.

    Việc sử dụng PIK khiến nhà Glazers chịu rất nhiều áp lực và sau một vài lần hợp vốn nợ tiếp theo là IPO, United cuối cùng đã củng cố được vị thế tài chính của mình. Ngày nay, United là câu lạc bộ bóng đá có giá trị thứ hai trên thế giới, được định giá ở mức 3.3 tỷ bảng Anh.

    Nguồn: Tititada Research

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada
    Tải App Ngay
    hoặc truy cập tititada.com

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 7.5%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán

    Bài viết liên quan

    Cách mà nhà Glazer thâu tóm Manchester United

    Cách mà nhà Glazer thâu tóm Manchester United

    Cách mà nhà Glazer thâu tóm Manchester United

    25/12/24

    Góc nhìn phân tích Gojek rút khỏi thị trường Việt Nam

    Góc nhìn phân tích Gojek rút khỏi thị trường Việt Nam

    Góc nhìn phân tích Gojek rút khỏi thị trường Việt Nam

    17/10/24

    “Huyền thoại mỹ phẩm” The Body Shop nộp đơn phá sản

    “Huyền thoại mỹ phẩm” The Body Shop nộp đơn phá sản

    “Huyền thoại mỹ phẩm” The Body Shop nộp đơn phá sản

    20/04/24

    Giải thể doanh nghiệp là gì?

    Giải thể doanh nghiệp là gì?

    Giải thể doanh nghiệp là gì?

    20/02/24

    Phá sản theo Chương 11 và những điều bạn cần biết

    Phá sản theo Chương 11 và những điều bạn cần biết

    Phá sản theo Chương 11 và những điều bạn cần biết

    25/01/24

    Những điều nên biết về vay vốn kinh doanh

    Những điều nên biết về vay vốn kinh doanh

    Những điều nên biết về vay vốn kinh doanh

    12/12/23

    Hoán đổi nợ thành cổ phần là gì?

    Hoán đổi nợ thành cổ phần là gì?

    Hoán đổi nợ thành cổ phần là gì?

    21/10/23

    Rủi ro công nghệ tại các doanh nghiệp

    Rủi ro công nghệ tại các doanh nghiệp

    Rủi ro công nghệ tại các doanh nghiệp

    12/10/23

    Rủi ro ngành đối với doanh nghiệp

    Rủi ro ngành đối với doanh nghiệp

    Rủi ro ngành đối với doanh nghiệp

    25/09/23

    Rủi ro kinh doanh là gì?

    Rủi ro kinh doanh là gì?

    Rủi ro kinh doanh là gì?

    13/09/23

    Các bước thiết lập kế hoạch dự phòng

    Các bước thiết lập kế hoạch dự phòng

    Các bước thiết lập kế hoạch dự phòng

    28/08/23

    Kế hoạch dự phòng là gì?

    Kế hoạch dự phòng là gì?

    Kế hoạch dự phòng là gì?

    27/08/23

    Báo cáo phân tích lần đầu SSI

    Báo cáo phân tích lần đầu SSI

    Báo cáo phân tích lần đầu SSI

    09/01/25

    Visa và Mastercard: Thế lực thanh toán toàn cầu

    Visa và Mastercard: Thế lực thanh toán toàn cầu

    Visa và Mastercard: Thế lực thanh toán toàn cầu

    08/01/25

    Giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài là gì?

    Giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài là gì?

    Giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài là gì?

    06/01/25

    Báo cáo phân tích lần đầu PNJ

    Báo cáo phân tích lần đầu PNJ

    Báo cáo phân tích lần đầu PNJ

    06/01/25

    Cách mà nhà Glazer thâu tóm Manchester United

    Cách mà nhà Glazer thâu tóm Manchester United

    Cách mà nhà Glazer thâu tóm Manchester United

    25/12/24

    Tỷ lệ hấp thụ là gì?

    Tỷ lệ hấp thụ là gì?

    Tỷ lệ hấp thụ là gì?

    23/12/24

    Báo cáo phân tích lần đầu FPT

    Báo cáo phân tích lần đầu FPT

    Báo cáo phân tích lần đầu FPT

    17/12/24

    Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 2

    Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 2

    Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 2

    15/12/24

    Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 1

    Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 1

    Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 1

    13/12/24

    Báo cáo phân tích lần đầu VCB

    Báo cáo phân tích lần đầu VCB

    Báo cáo phân tích lần đầu VCB

    12/12/24

    Xu hướng phát triển khu đô thị tích hợp

    Xu hướng phát triển khu đô thị tích hợp

    Xu hướng phát triển khu đô thị tích hợp

    11/12/24

    Báo cáo phân tích lần đầu KDH

    Báo cáo phân tích lần đầu KDH

    Báo cáo phân tích lần đầu KDH

    10/12/24