Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Bitcoin là gì?

Nội dung

    Điểm nhấn chính

    - Tiền điện tử là tài sản kỹ thuật số được bảo mật bằng chuỗi ký tự, mật mã, và có mục đích hoạt động như một phương tiện trao đổi.

    - Hiện nay, tiền điện tử là một trong các kênh đầu tư hiệu quả nhất với khả năng đem lại một mức lợi tức cao, và sở hữu công nghệ blockchain hiện đại, an toàn.

    - Rủi ro lớn nhất của tiền điện tử là việc bị mất toàn bộ giá trị, và chúng chưa được kiểm soát chặt chẽ bởi nhà nước.

    Tiền điện tử là gì?

    Tiền điện tử (cryptocurrency) là một loại tiền kỹ thuật số có mục đích hoạt động như một phương tiện trao đổi. Nó đã trở thành một tài sản “nóng”, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong vài năm gần đây, khi mà có một lượng thanh khoản dồi dào đổ vào loại tài sản này và đẩy giá trị của chúng lên cao ngất ngưỡng. Lưu ý rằng, tiền điện tử là một loại tài sản đầu tư, nhưng không phải là chứng khoán.

    Bitcoin là đồng tiền điện tử phổ biến rộng rãi nhất hiện nay, có giá trị cao nhất và luôn nằm trong top đầu có thanh khoản giao dịch cao nhất trên thị trường điện tử. Ngoài ra, do độ phổ biến của đồng tiền này nên mức độ dao động giá của nó cũng thường rất lớn. Ví dụ như từ mức giá dưới 10,000 USD/đồng vào đầu năm 2020, Bitcoin đã tăng vọt lên khoảng 30,000 USD vào đầu năm 2021. Sau đó, nó tăng gấp đôi trên mốc 60,000 USD và trở thành một trong các kênh đầu tư hiệu quả nhất, trước khi lao dốc mạnh vào năm 2022.

    Một số đồng tiền điện tử phổ biến khác hiện nay là Ethereum, Binance Coin, Solana và Cardano.

    Lợi thế của tiền điện tử, một trong các kênh đầu tư hiệu quả nhất

    Lợi thế lớn nhất mà tiền điện tử có thể đem lại cho các nhà đầu tư là khả năng đem lại một mức lợi tức lớn. Hiện nay có hơn 10,000 đồng tiền ảo trên thị trường và mỗi đồng đều sở hữu những đặc điểm riêng biệt. Nhưng tất cả các đồng tiền điện tử đều có một số điểm chung như là xu hướng tăng (giảm) đột biến về giá trị. Giá chủ yếu được thúc đẩy bởi nguồn cung từ các thợ đào tiền ảo và nhu cầu cho chúng từ người mua. Những động lực cung cầu này có thể dẫn đến khoản lợi nhuận khổng lồ. Ví dụ, giá của Ethereum, tăng gần như gấp đôi từ tháng 7/2021 đến tháng 12/2021.

    Điểm mạnh thứ hai là thị trường tiền điện tử sở hữu công nghệ blockchain, vốn từ lâu đã là một cơ sở hạ tầng trực tuyến an toàn dành cho các nền tảng giao dịch tiền ảo trực tuyến. Blockchain được xem là quyển sổ cái lưu trữ dữ liệu phi tập trung theo dõi mọi giao dịch được thực hiện trên đó. Với blockchain, mọi người, ở bất kỳ đâu, đều có thể xem được tập dữ liệu giao dịch này. Do vậy, nó cho phép bạn tham gia vào thị trường tài chính và thực hiện các giao dịch mà không cần tới bất kỳ trung gian nào (như là ngân hàng) để duyệt hay đánh giá các giao dịch của mình.

    Thị trường tiền điện tử giao dịch suốt cả ngày và đêm, 24/7. Đây là lợi thế mà ngân hàng truyền thống không thể so sánh được cùng. Bạn có thể thực hiện.

    Tiền điện tử có thể giúp các nhà đầu tư đánh bại lạm phát. Do chúng không bị ràng buộc với một loại tiền tệ hay nền kinh tế, nên giá của chúng thường chỉ phản ánh cung cầu của chúng trên toàn cầu thay vì lạm phát của một quốc gia

    Tại sao tiền điện tử lại sụp đổ năm 2023?

    Mức cao nhất mọi thời đại của Bitcoin là $68,789.63 vào ngày 08/11/2021. Không chỉ bitcoin, nhiều loại tiền điện tử khác cũng lao dốc trong năm 2022. Tuy nhiên, tiển điện tử đã có những lúc sụp đổ và tụt dốc không phanh. 


    Ví dụ vào lúc 15h00p ngày 21/9/2023 (giờ Việt Nam), giá Bitcoin trên sàn Binance ghi nhận ở mức 18,930 USD/coin, giảm 2.22% trong 24h qua; ghi nhận mức thấp nhất ở 18,715 USD và cao nhất ở mức 19,428 USD/coin. Khối lượng giao dịch Bitcoin trong thời gian này rơi vào khoảng 35 tỷ USD, với vốn hóa thị trường ở mức 363 tỷ USD.

    Một đợt tăng lãi suất khác của Fed trong tuần lễ tháng 9 năm 2023 có thể khiến giá giảm hơn nữa, với hiệu ứng gợn sóng, giằng co giữa bên mua và bán trên thị trường tiền điện tử và cả chứng khoán. Tuần lễ trước đó là một trong những tuần tồi tệ nhất trong năm đối với thị trường chứng khoán, và hoạt động của Bitcoin đang ngày càng bám sát theo thị trường chứng khoán trong năm nay.

    Vậy tại sao tiền điện tử lại lao dốc không phanh? Trên thực tế, tiền diện tử có diễn biến khá tương đồng với thị trường chứng khoán chung, cũng đang phải trải qua thời kỳ sụt giảm mạnh.

    Thứ nhất là khi chính sách thắt chặt tiền tệ được đề ra nhằm kiềm chế lạm phát hậu Covid-19, thông qua tăng lãi suất khiến các tài khoản tiết kiệm và trái phiếu trở nên hấp dẫn hơn. Nhiều người cảm thấy thoải mái hơn khi đặt tiền của họ vào các khoản đầu tư có mức lợi nhuận được xác định trước.

    Yếu tố thứ hai khiến nhà đầu tư bi quan hơn và châm dầu vào lửa cho sự sụp đổ của tiền điện tử là các hành động của chính phủ trên toàn thế giới. Cụ thể hơn là, chính phủ Trung Quốc đã có những sự đối phó mạnh mẽ và quyết liệt đối với thị trường tiền điện tử ở nước này, khi vào ngày 24/09/2021, tuyên bố rằng các giao dịch tiền điện tử là bất hợp pháp và cho biết các sàn giao dịch ở nước ngoài không được phép kinh doanh tại Trung Quốc.

    Tiếp theo do phần lớn các tiền điện tử có tỉ lệ ký quỹ cao. Khi các đồng tiền điện tử giảm nhanh chóng đầu năm 2022, buộc một số nhà đầu tư bán bớt danh mục của họ để có thể đáp ứng các nghĩa vụ nợ vay ký quỹ, qua đó gây ra hiệu ứng dominos, khiến nhiều đồng tiền khác nối đuôi nhau giảm theo.

    Sự sụt giảm vào năm 2022 xảy ra cũng một phần là do ảnh hưởng bởi các hành động từ chính phủ Hoa Kỳ trên nhiều phương diện. Như là chiến lược tăng lãi suất từng đợt với nỗ lực làm chậm lạm phát, và tuyên bố phát triển các kế hoạch chi tiết để giám sát tiền điện tử.

    Ngoài ra, sự sụp đổ của một vài đồng tiền điện tử, như đồng LUNA, đã khiến tâm lý của nhà đầu tư thêm phần lo lắng, đồng thời khiến niềm tin của họ vào những đồng tiền ảo sụt giảm đáng kể. Có thể thấy, thanh khoản giao dịch của thị trường tiền ảo trầm lắng hơn hẳn sau những cú sập này, so với hoạt động sôi nổi chung của cả năm ngoái. Do vậy, có thể thấy rằng biến động giá của tiền điện tử là yếu tố lớn nhất làm ảnh hưởng đến mức độ tự tin của mọi người khi đầu tư vào các tài sản rủi ro này.

    Tương lai của Bitcoin thế nào?

    Trước đó, Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Oanda cho biết: “Bitcoin suy yếu sau khi Chủ tịch Fed Powell nhắc lại rằng Fed sẽ thắt chặt chính sách để giảm lạm phát. Các tài sản rủi ro đang gặp khó khăn khi cuộc chiến chống lạm phát của Powell sẽ vẫn quyết liệt ngay cả khi nó sẽ gây ra suy thoái kinh tế.” Ông lưu ý rằng nếu “đợt bán tháo cổ phiếu” tăng lên, Bitcoin có thể dễ bị tổn thương, thậm chí là trở về mức thấp nhất trong tháng 6.

    Hiện, Bitcoin đã giảm 6.65% vào tuần trước, sau hai tuần hồi phục nhẹ, và hiện đang có xu hướng quay trở về giá thấp nhất trong tháng 6. Như vậy, đồng tiền này đã giảm hơn 50% trong năm nay và vẫn ở mức 70% thấp hơn so với mức giá cao nhất mọi thời đại là 68,991 USD đạt được vào tháng 11/2021.

    Tuy vậy, nhiều chuyên gia vẫn có dự báo rằng giá Bitcoin có thể tiếp tục tăng trở lại trong tương lai, sau đợt giảm mạnh vào giữa tháng trước. Khi đó, Bitcoin đột ngột rơi từ mốc hơn 24,000 USD xuống khoảng 19,500 USD.

    Simon Peters, chuyên gia phân tích tại eToro, tin rằng có mối tương quan chặt chẽ giữa thị trường chứng khoán và thị trường tiền điện tử, đặc biệt là trong những tháng gần đây. Thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm đáng kể từ vài ngày trước và Fed sẽ chưa dừng việc tăng lãi suất cho đến khi lạm phát được kiềm chế.

    Trong khi đó, ông Susannah Streeter, chuyên gia phân tích tại Hargreaves Lansdown, nhận định thị trường hoàn toàn không xuất hiện mô hình của sự sụp đổ chớp nhoáng, mà đến từ kết quả của một giao dịch bán lớn, không có các yếu tố tác động từ bên ngoài. Tương tự, một số chuyên gia cũng dự đoán triển vọng của Bitcoin tương đối lạc quan, có thể tăng lên mức 29,000 USD; thậm chí là 100,000 USD đối với một số khác, vấn đề chỉ là thời gian khi nào, mà không phải là nếu có thể hay không.

    Thực trạng tiền điện tử ở thị trường mở, như Mỹ

    Số tiền bị mất do lừa đảo tiền điện tử vào năm 2021 đã tăng 650% so với năm trước, nêu bật lên những rủi ro nghiêm trọng ở những tài sản kỹ thuật số. Đây là lý do chính mà chính phủ Mỹ đã đưa ra những nỗ lực cấp bách mới để điều chỉnh và kiểm soát chúng.

    Cụ thể, theo báo cáo của FBI, giá trị thiệt hại của Bitcoin, Ethereum và các loại tiền điện tử khác do lừa đảo đã tăng từ 246 triệu USD vào năm 2020 lên 1.6 tỷ USD vào cuối năm 2021. Mới đây, Nhà Trắng đã trích dẫn các số liệu thống kê này khi công bố sẽ tạo ra một khuôn khổ cho các cơ quan chính phủ để kiểm soát thị trường tiền điện tử ở nước này. Trong đó, việc tăng cường nỗ lực truy quét những kẻ phạm pháp trong thế giới tiền điện tử được nhấn mạnh cho các uỷ ban chứng khoán (SEC) và thương mại (FTC), là người phải đứng ra thực hiện.

    Ngoài ra, Nhà Trắng còn lưu ý rằng tiền điện tử là phương tiện lý tưởng cho rất nhiều tội phạm vì mọi hoạt động trên thị trường tiền ảo đều là phi tập trung và dưới dạng ẩn danh, nên điều này được xem là rất thuận tiện trong những việc làm phạm pháp như là trao đổi tiền trái phép, thậm chí là rửa tiền.

    Trong tương lai, việc thanh toán không bằng tiền mặt có thể bớt rủi ro hơn, khi Nhà Trắng lưu ý rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đang có kế hoạch ra mắt mạng thanh toán tức thời mới vào năm tới, gọi là FedNow, nhằm mục đích làm cho thanh toán điện tử trở nên nhanh hơn và dễ tiếp cận hơn. Đồng thời, họ cũng đang thành lập một nhóm từ các cơ quan chính phủ khác nhau để nghiên cứu việc tạo ra một Đồng tiền kỹ thuật số thuộc Ngân hàng Trung ương, một hệ thống thanh toán kỹ thuật số mà sẽ do Fed kiểm soát.

    Những rủi ro cần lưu ý khi đầu tư bitcoin

    Tiền điện tử có những rủi ro rất đáng kể, trong đó rủi ro lớn nhất là khi một đồng tiền bị mất hoàn toàn giá trị. Ví dụ điển hình nhất là đồng tiền LUNA của công ty Terraform Labs, khi bị một số nhóm nhà đầu tư lớn và tổ chức thực hiện bán khống dẫn đến tình trạng bán tháo ở nhóm nhà đầu tư riêng lẻ, khiến giá trị của đồng tiền này rơi từ mức $80 xuống dưới $1, thậm chí là dưới $0.0001, chỉ trong 2-3 ngày. Qua đó, bạn nên hiểu rằng biến động của giá ở thị trường này là rất lớn và nguy hiểm, trong một số trường hợp giá tiền ảo còn có thể bị thao túng mạnh bạo.

    Rủi ro thứ hai là tiền điện tử chưa được kiểm soát chặt chẽ. Mặc dù thị trường điện tử hoạt động và có thể được giao dịch trên toàn cầu thông qua các nền tảng trực tuyến khác nhau, nhưng hiện vẫn chưa có một quy định hay luật chung nào dành cho thị trường toàn cầu. Như ở Mỹ, trao đổi tiền điện tử là hợp pháp và thuộc phạm vi quản lý của Đạo luật Bảo mật Ngân hàng (BSA) của nước này. Nhưng ở một số nước khác như Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia vẫn còn đang hạn chế hoặc cấm hoàn toàn việc giao dịch tiền ảo này.

    Rủi ro thứ ba là tiền điện tử không được hỗ trợ bởi bất kỳ tổ chức bảo hiểm tiền gửi nào. Giá trị của nó chỉ được xác định bởi cung và cầu trên thị trường. Việc bạn mất tiền sẽ không được bảo trợ bởi bất kỳ bên nào, kể cả trường hợp nếu bạn mất tài khoản giao dịch, hay quên mật khẩu của tài khoản, số tiền trong đó cũng sẽ bị mất theo cách như vậy.

    Rủi ro thứ tư là vấn đề an ninh, đặc biệt là tấn công mạng. Là một chủ sở hữu tiền điện tử, bạn có thể đối mặt với rủi ro bị đánh cắp mật khẩu (hay private key) cho phép bạn truy cập vào ví tiền của mình, và đi cùng với nó là tất cả tài sản của bạn. Ngoài ra, các nhà đầu tư mới thường có nhiều khả năng mắc phải những loại bẫy nhằm chiếm đoạt tài sản trên mạng như là tấn công giả mạo và hacking.

    Tiền điện tử dành cho những ai

    Tiền điện tử là loại đầu tư phổ biến và ưa chuộng đối với giới đầu tư thích mạo hiểm, những người mà sẽ không bận tâm nếu khoản đầu tư của họ có về mức 0 đồng, nhưng ngược lại họ kỳ vọng tiềm năng thu về lợi nhuận ở mức rất cao.

    Nếu muốn, nên đầu tư vào tiền điện tử bao nhiêu

    Bitcoin là một loại tài sản rất rui ro, có mức độ biến động giá rất lớn. trong thời Covid, Bitcoin đã có sự tăng trưởng vượt bậc và là một trong các kênh đầu tư hiệu quả nhất. Rồi sau đó sau khi Fed tăng lãi suất thì lại có sự giảm giá đến gần 65% từ đỉnh. Vì mức độ rui ro cao, các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên giữ các khoản đầu tư tiền điện tử dưới 5% danh mục đầu tư của bạn. Nếu bạn đã thực hiện điều đó, thì đừng cảm thấy quá căng thẳng với những sự biến động hàng ngày, bởi vì chúng sẽ luôn liên tục xảy ra. Biến động là điều không thể tránh khỏi và bạn cần phải biết cách thoả hiệp với chúng.

    Nhưng nếu một sự sụt giảm nghiêm trọng nào làm bạn lo lắng và phiền toái, thì có nghĩa là bạn có thể đang gánh quá nhiều ở các khoản đầu tư tiền điện tử của mình. Và bạn có thể cần phải suy nghĩ lại về việc phân bổ tiền điện tử của mình, để giữ chắc chiến lược đầu tư an toàn vào loại tài sản rủi ro này.

    Nói chung, việc đầu tư vào tiền điện tử sẽ bớt rủi ro hơn miễn là các khoản đầu tư tiền điện tử của bạn không cản trở các mục tiêu tài chính khác của mình và bạn chỉ đặt vào đó những gì bạn cảm thấy thoải mái nếu lỡ có mất hết.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán