Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Các loại chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở được tạo ra khi một  một tổ chức tài chính thu mua các khoản phải thu như khoản phải thu trên thẻ tín dụng, khoản vay mua nhà, khoản vay sinh viên và khoản vay mua ô tô và sau đó gộp lại vào một công ty, phát hành các loại chứng khoán có xếp hạng để bán cho các nhà đầu tư lớn.

    - Hiểu biết cơ bản về chứng khoán:Các loại Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở bao gồm Nghĩa vụ nợ được thế chấp (CDO), Chứng khoán đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu nhà ở, Chứng khoán đảm bảo bằng khoản vay mua ô tô, chứng khoán đảm bảo bằng khoản vay sinh viên, v.v

    Các loại chứng khoán đảm bảo bằng tài sản

    Về mặt lý thuyết, chứng khoán đảm bảo bằng tài sản có thể được tạo ra từ hầu hết các tài sản tạo ra dòng thu nhập, từ khoản vay mua nhà đến khoản thanh toán hóa đơn tiện ích.

    Nhưng có một số loại Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở phổ biến hơn có thể kể đến như:

    Nghĩa vụ nợ được thế chấp (CDO)


    CDO là một Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở được phát hành bởi một tổ chức thành lập với mục đích đặc biệt (SPV). SPV là một pháp nhân kinh doanh hoặc quỹ tín thác được thành lập để phát hành các Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở. CDO có các phân nhánh nhỏ khác nhau, bao gồm:

    - Nghĩa vụ khoản vay thế chấp (CLO) là các CDO được cấu thành từ các khoản vay ngân hàng.

    - Nghĩa vụ trái phiếu thế chấp (CBO) bao gồm các loại trái phiếu cơ sở hoặc các CDO khác.

    - Các CDO được bảo đảm bởi tài sản cơ sở là Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở, như là các khoản cho vay nhà ở hoặc bất động sản thương mại; hoặc khoản nợ quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REIT).

    - CDO tiền mặt được đảm bảo bởi các công cụ nợ trên thị trường giao ngay, trong khi các công cụ phái sinh tín dụng khác hỗ trợ cho CDO tổng hợp.

    - Nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp (CMO) bao gồm các khoản thế chấp, chính xác hơn là chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS) – nắm giữ danh mục các khoản vay mua nhà.

    Mặc dù CDO về cơ bản có cấu trúc giống như Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở, nhưng một số người coi đây là một loại công cụ đầu tư riêng biệt. Nhìn chung, các CDO được đảm bảo bởi nhiều loại tài sản hơn — có thể bao gồm cả chứng khoán đảm bảo bằng tài sản (Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở) hoặc các CDO khác.

    Chứng khoán đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu nhà ở (MBS)

    Các khoản vay đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu nhà ở (Morgage Back Securities hay MBS) là một trong những loại chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở lớn nhất. Mặc dù cũng giống như các khoản thế chấp, các khoản vay đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu nhà ở thường được thực hiện bởi những người vay có điểm tín dụng thấp hơn hoặc ít tài sản – vốn là lý do tại sao họ không đủ điều kiện để có được khoản vay thế chấp lớn hơn. Đây là những khoản cho vay trả dần – nghĩa là những khoản thanh toán hướng tới việc hoàn tất nghĩa vụ nợ và bao gồm ba loại: tiền lãi vay, nợ gốc và tiền trả trước.

    Chứng khoán đảm bảo bằng khoản vay mua ô tô

    Chứng khoán đảm bảo bằng khoản vay mua ô tô là một loại chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở lớn khác. Dòng tiền của một chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở đảm bảo bằng khoản vay mua ô tô bao gồm các khoản thanh toán lãi hàng tháng, khoản thanh toán gốc và có thể thêm các khoản trả trước. Cũng giống như trên, đây là một khoản vay trả góp, nghĩa là số dư nợ của nó giảm dần sau mỗi lần thanh toán.

    Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở đảm bảo bằng khoản phải thu của thẻ tín dụng

    Các khoản phải thu thẻ tín dụng—số tiền đến hạn bạn phải thanh toán trên số dư thẻ tín dụng — là một loại chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở không có khấu hao dần: Chúng có vòng quay tín dụng, cần được thanh toán riêng biệt trong từng định kỳ hoặc chuyển sang kỳ kế tiếp, mà không phải là thanh toán trên số dư giảm dần như đã xác định trước. Do đó, các khoản phải thu thẻ tín dụng này không có số tiền thanh toán cố định, các khoản vay mới hay những thay đổi có thể tác động đến thành phần của chúng. Dòng tiền của các khoản phải thu thẻ tín dụng bao gồm tiền lãi, nợ gốc và phí hàng năm.

    Thường sẽ có một khoảng thời gian lock-up đối với các khoản phải thu bằng thẻ tín dụng mà tiền gốc sẽ không được thanh toán. Nếu nợ gốc được thanh toán trong thời gian lock-up, thì các khoản vay mới sẽ được thêm vào chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở với khoản nợ gốc có thể làm cho tài sản cơ sở (là nhóm các khoản phải thu thẻ tín dụng) không thay đổi. Sau thời gian lock-up, khoản thanh toán gốc được chuyển cho các nhà đầu tư chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở.

    Chứng khoán đảm bảo bằng khoản vay sinh viên

    Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở có thể được đảm bảo bằng các khoản vay hỗ trợ sinh viên của chính phủ, được bảo lãnh bởi Bộ Giáo dục quốc gia hoặc các khoản vay sinh viên tư nhân. Thường, chính phủ sẽ có một hồ sơ tín dụng tốt và uy tín hơn, nên họ sẽ có rủi ro vỡ nợ thấp hơn và Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở được phát hành trên khoản cho vay của chính phủ sẽ có xếp hạng tín dụng cao hơn.

    Hiểu biết cơ bản về chứng khoán: Sự khác biệt giữa MBS và Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở là gì?

    Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sờ tương tự như chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (Mortgage-Backed Securities). Cả hai đều là chứng khoán và giống như trái phiếu, trả một mức lãi cố định từ dòng thu nhập của nhóm tài sản cơ sở, thường là các khoản vay nợ. Sự khác biệt chính là MBS – chỉ được đảm bảo bởi tài sản thế chấp, là bất động sản. Ngược lại, Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở thường được đảm bảo bởi các loại công cụ tài chính khác, như khoản vay sinh viên, khoản vay mua ô tô hoặc nợ thẻ tín dụng.

    Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở là một thuật ngữ mang tính khái quát, bao gồm các loại đầu tư được chứng khoán hóa được đảm bảo bằng nhóm các tài sản cơ bản, còn MBS là một loại của Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở. Tuy nhiên, một số bài viết xem Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở và MBS là hai công cụ đầu tư riêng biệt.

    Các cân nhắc đặc biệt

    Một Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở thường sẽ có ba loại nhóm (tranche): A, B và C. Nhóm cấp cao, A, hầu như luôn là tranche lớn nhất và được cấu trúc để có xếp hạng cấp độ đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư.

    Nhóm B có chất lượng tín dụng thấp hơn và do đó có lợi suất cao hơn nhóm cấp cao. Nhóm C có xếp hạng tín dụng thấp hơn nhóm B và chất lượng tín dụng có thể kém đến mức không thể bán được cho các nhà đầu tư. Trong trường hợp này, tổ chức phát hành sẽ giữ lại các Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở thuộc nhóm C và chịu lỗ.

    Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở là một khái niệm quan trọng trong thị trường chứng khoán. Mặc dù ở Việt Nam, chứng khoán đảm bảo bằng tài sản còn chưa phổ biến, song đây cũng là những hiểu biết cơ bản về chứng khoán mà nhà đầu tư cần hiểu khái niệm. Khi thị trường tài chính phát triển, đây là một loại tài sản khá phổ biến, đặc biệt là chứng khoán đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu nhà ở. 


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán