Điểm nhấn chính:
- Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở được tạo ra khi tổ chức tài chính mua các khoản phải thu như khoản phải thu trên thẻ tín dụng, khoản vay mua nhà, khoản vay sinh viên và khoản vay mua ô tô
- Sau đó gộp chúng vào một công ty, sau đó bán chứng khoán của công ty mới cho các nhà đầu tư, thường là các tổ chức lớn – quỹ phòng hộ, công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí.
- Hiểu biết cơ bản về chứng khoán: Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở là một công cụ đầu tư tạo ra thu nhập ổn định, thường có lợi tức cao hơn trái phiếu doanh nghiệp, nhưng cũng tuỳ vào xếp hạng tín dụng của chúng
Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản là một loại hình đầu tư tài chính được tạo ra từ một hoặc một nhóm tài sản cơ sở — thường là dòng tiền từ nợ, chẳng hạn như các khoản vay, cho thuê, số dư thẻ tín dụng hoặc các khoản phải thu. Các tài sản này sẽ được các tổ chức phát hành gói gém lại thành tài sản đảm bảo để phát hành trái phiếu hoặc tín phiếu, các nhà đầu tư khi mua trái phiếu sẽ được đảm bảo bằng dòng tiền thu nợ từ các tài sản cơ sở này ở một mức lãi suất cố định trong một khoảng thời gian xác định cho đến khi đáo hạn. Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở khác với khoản vay thế chấp từ tài sản cơ sở.Lấy một ví dụ để bạn dễ hiểu, một công ty có một tòa nhà văn phòng cho thuê. Công ty đã dùng tòa nhà này để thế chấp vay một khoản tiền, đây là khoản vay thế chấp thông thường. Tòa nhà này có doanh thu đều đăn từ việc cho thuê nhà, và sau khi trả khoản gốc và lãi ngân hàng hàng tháng, vẫn còn dư lại 50% thu nhập. Công ty quyết định phát hành trái phiếu có đảm bảo thanh toán bằng dòng tiền thuê nhà còn lại của tòa nhà. Đây là ví dụ của chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở.
Đối với các nhà đầu tư chú trọng vào dòng tiền thu nhập, chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cở sở có thể là một phương án thay thế cho các công cụ nợ khác, chẳng hạn như trái phiếu doanh nghiệp hoặc quỹ trái phiếu.
Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cho phép người phát hành huy động tiền mặt nhằm mục đích cho vay hoặc các mục đích đầu tư khác. Các tài sản cơ sở thường có tính thanh khoản thấp và không thể thanh lý riêng lẻ được. Vì vậy, các chứng khoán này được gộp lại với nhau và tạo ra một dạng chứng khoán tài chính tương tự như trái phiếu cơ bản – quá trình này được gọi là chứng khoán hóa. Chứng khoán hóa cho phép tổ chức phát hành biến các tài sản kém thanh khoản thành các công cụ đầu tư sinh lợi cho các nhà đầu tư. Nó cũng cho các tổ chức có cơ hội loại bỏ những tài sản rủi ro hơn ra khỏi danh mục của họ, qua đó giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng tiềm ẩn.
Tài sản cơ sở của dạng chứng khoán này có thể là các khoản cho vay mua nhà, cho vay mua xe, các khoản phải thu thẻ tín dụng, các khoản vay sinh viên hoặc các dòng tiền dự kiến khác. Bên cạnh đó, tổ chức phát hành chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở có thể tùy ý đưa ra các tài sản cơ sở khác theo cách họ muốn như: chứng khoán đảm bảo bằng tài sản là dòng tiền từ doanh thu phim ảnh, tiền bản quyền, phí thu ở các điểm hạ tầng xây dựng hay tiền cho thuê bãi đáp máy bay. Có thể nói, hầu hết các loại tài sản tạo ra tiền mặt đều có thể được chứng khoán hóa thành chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở.
Đối với các nhà đầu tư, việc mua chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở mang lại cơ hội có được một dòng thu nhập đều đặn. Loại chứng khoán này cho phép họ tham gia đầu tư vào nhiều loại tài sản tạo thu nhập khác nhau, mà đôi khi một số lại không có sẵn trong bất kỳ khoản đầu tư riêng lẻ nào.
Hiểu biết cơ bản về chứng khoán: Cách thức hoạt động của Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở
Giả sử rằng công ty X là một tổ chức tín dụng cho vay mua ô tô. Nếu một người muốn vay tiền để mua ô tô, công ty X sẽ cung cấp tiền mặt (hay tín dụng) cho họ và người đi vay có nghĩa vụ phải trả khoản nợ gốc cùng với một khoản tiền lãi nhất định. Do việc cho vay quá nhiều dẫn đến nguồn tiền mặt của công ty X bắt đầu cạn kiệt. Sau đó, công ty X có thể gộp các khoản cho vay hiện tại của mình và bán chúng cho bên thứ ba là công ty đầu tư Y. Nhờ đó, công ty X nhận được tiền mặt và họ có thể sử dụng để cho vay thêm.
Công ty đầu tư Y sau đó sẽ sắp xếp và phân loại các khoản vay đã mua thành các nhóm khác nhau được gọi là tranche (một phần của công cụ tài chính). Mỗi nhóm nợ này bao gồm các khoản vay có đặc tính tương tự nhau, chẳng hạn như thời gian đáo hạn, lãi suất và rủi ro vỡ nợ dự kiến. Tiếp theo, công ty đầu tư Y sẽ phát hành chứng khoán dựa trên từng nhóm nợ mà nó tạo ra. Tương tự như trái phiếu, mỗi chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở đều được xếp hạng tín nhiệm từ đó cho biết mức độ rủi ro của nó — nghĩa là khả năng các khoản vay cơ sở sẽ bị vỡ nợ.
Sau đó, các nhà đầu tư cá nhân sẽ mua các chứng khoán này và thu về dòng tiền từ những khoản vay mua ô tô đó, trừ đi khoản chi phí quản lý được thu bởi công ty đầu tư Y.
Các cân nhắc đặc biệt của chứng khoán đảm bảo bằng cơ sở:
Một chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở thường sẽ có ba loại nhóm (tranche): A, B và C. Nhóm cấp cao, A, hầu như luôn là tranche lớn nhất và được cấu trúc để có xếp hạng cấp độ đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư.
Nhóm B có chất lượng tín dụng thấp hơn và do đó có lợi suất cao hơn nhóm cấp cao. Nhóm C có xếp hạng tín dụng thấp hơn nhóm B và chất lượng tín dụng có thể kém đến mức không thể bán được cho các nhà đầu tư. Trong trường hợp này, tổ chức phát hành sẽ giữ lại các Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở thuộc nhóm C và chịu lỗ.
Hiểu biết cơ bản về chứng khoán: Cách thức hoạt động của Chứng khoán hóa tài sản
Chứng khoán hóa tài sản bắt đầu khi người cho vay (hoặc bất kỳ công ty nào có khoản vay) hoặc công ty có tài sản tạo thu nhập và bán chúng cho ngân hàng đầu tư hoặc tổ chức tài chính khác. Các tổ chức này thường gộp những tài sản này theo nhóm các tài sản có đặc tính tương đồng nhau, sau đó tạo một công cụ chứng khoán có mục đích đặc biệt (SPV) — một thực thể được thiết lập đặc biệt để mua các tài sản, gộp chúng lại và phát hành chúng dưới dạng một loại chứng khoán hợp nhất.
Sau đó, tổ chức phát hành bán các chứng khoán này cho các nhà đầu tư, thường là các nhà đầu tư tổ chức (quỹ phòng hộ, quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí, v.v.). Các nhà đầu tư nhận được các khoản thanh toán theo lãi suất cố định hoặc thả nổi từ tài khoản ủy thác được đảm bảo bằng dòng tiền được tạo ra bởi danh mục các tài sản cơ sở.
Đôi khi tổ chức phát hành chia danh mục đầu tư tài sản ban đầu thành các nhóm (tranche). Mỗi nhóm được bán riêng và có mức độ rủi ro khác nhau, được phân loại dựa trên thứ bậc xếp hạng tín dụng của chúng.
Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cơ sở là một khái niệm quan trọng trong thị trường chứng khoán. Mặc dù ở Việt Nam, chứng khoán đảm bảo bằng tài sản còn chưa phổ biến, song đây cũng là những hiểu biết cơ bản về chứng khoán mà nhà đầu tư cần hiểu khái niệm. Khi thị trường tài chính phát triển, đây sẽ là một loại tài sản đầu tư khá phổ biến.

Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.



Bài viết liên quan
Thực trạng phát triển tiền Kỹ thuật số do NHTW phát hành trên thế giới
29/04/25
Việt Nam và bài toán cân bằng vai trò của FDI
20/04/25
Đầu tư vào phát triển AI làm động lực tăng trưởng kinh tế
10/04/25
Đầu tư vàng nên mua loại nào?
05/04/24
Chứng chỉ lưu ký và những điều bạn nên biết
04/04/24
Xu hướng tài sản số năm 2024: Bitcoin vượt đỉnh
22/03/24
Cách để nhận ra các vụ lừa đảo tiền điện tử năm 2024
21/03/24
Tiền điện tử - Mỏ vàng giàu có hay trò lừa đảo?
20/03/24
Thực trạng phát triển tiền Kỹ thuật số do NHTW phát hành trên thế giới
29/04/25
Việt Nam và bài toán cân bằng vai trò của FDI
20/04/25
Đầu tư vào phát triển AI làm động lực tăng trưởng kinh tế
10/04/25
Chỉ số VN30 theo Bộ chỉ số HOSE-Index phiên bản 4.0
15/03/25
Chứng quyền và những điều bạn nên biết
07/12/24
Khái quát về thông tư 155/2025/TT-BTC
03/10/24
Warren Buffett bất ngờ bán lượng lớn cổ phiếu Apple
27/09/24
TTCK Việt Nam tiến đến thị trường mới nổi_P2
15/08/24