Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Giả thuyết thị trường hiệu quả là gì?

Nội dung

    Điểm nhấn chính: 

    - Giả thuyết thị trường hiệu quả cho rằng giá trị thị trường của các cổ phiếu được giao dịch chính  là mức giá hợp lý.

    - Hiểu biết cơ bản về chứng khoán: Giả thuyết thị trường hiệu quả cho rằng giá cổ phiếu phản ánh mọi thông tin và nhà đầu tư không thể kiếm lời từ việc kinh doanh chênh lệch giá.   

    Giả thuyết thị trường hiệu quả là gì? 

    Giả thuyết thị trường hiệu quả (Efficient market hypothesis, EMH) là một giả thuyết cho rằng giá cổ phiếu phản ánh tất cả thông tin trên thị trường, và việc lợi nhuận kinh doanh chênh lệch giá hoặc luôn đánh bại thị trường là điều không thể. 

    Theo giả thuyết EMH, cổ phiếu luôn được giao dịch ở giá trị hợp lý của chúng trên sàn giao dịch, khiến cho các nhà đầu tư không thể kiếm lời từ việc mua cổ phiếu bị định giá thấp hoặc bán cổ phiếu ở mức giá bị thổi phồng. Do đó, họ không thể có lợi thế vượt trội nào hơn so với thị trường chung trong việc lựa chọn cổ phiếu hoặc chọn đúng thời điểm của thị trường. Và, họ chỉ có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn khi đầu tư vào các tài sản có rủi ro cao hơn.    

    Hiểu biết cơ bản về chứng khoán: Ba giả thuyết thị trường hiệu quả 

    Những nhà đầu tư tin tưởng vào giả thuyết thị trường hiệu quả lựa chọn các chiến lược đầu tư thụ động mô phỏng hiệu suất của một (một số) chỉ số chuẩn, nhưng họ có thể lựa chọn chiến lược ở các mức độ khác nhau.  Dưới đây là ba dạng chính của EMH: 


    1. Giả thuyết thị trường hiệu quả dạng yếu (weak form) 

    Những người tin giả thuyết EMH dạng yếu tin rằng, giá chứng khoán có thể chưa phản ánh những thông tin mới nhất chưa được công khai. Họ có giả định rằng, diễn biến giá cổ phiếu trong quá khứ không liên quan đến diễn biến giá trong tương lai hay những thông tin mới nhất về cổ phiếu. Theo đó, việc nhà đầu tư áp dụng phân tích kỹ thuật để đánh giá hướng đi của giá quá khứ là không có nhiều ý nghĩa.  

    Dạng yếu của EMH tạo điều kiện cho một nhà phân tích cơ bản có thể lựa chọn cổ phiếu vượt trội trong ngắn hạn, dựa trên khả năng dự đoán thông tin mới có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. 

    2. Giả thuyết thị trường hiệu quả dạng vừa (semi-strong form) 

    Giả thuyết dạng vừa có những giả định giống với EMH dạng yếu, và bao gồm giả định tất cả thông tin mới được công khai sẽ phản ánh ngay lập tức vào giá cổ phiếu. Do đó, các nhà đầu tư không thể sử dụng phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật để đánh bại thị trường và kiếm được lợi nhuận lớn hơn.  

    3. Giả thuyết thị trường hiệu quả dạng mạnh (strong form) 

    Những người theo EMH dạng mạnh tin rằng, giá hiện tại của chứng khoán đã phản ánh mọi thông tin đã công bố trong quá khứ, hiện tại, cũng như các thông tin nội bộ khác. Như vậy, ngay cả việc nắm giữ các thông tin nội bộ cũng không thể giúp nhà đầu tư có cơ hội kiếm được lợi nhuận vượt trội.    

    Cuộc tranh luận về giả thuyết thị trường hiệu quả 

    Mặc dù đây là nền tảng của thuyết tài chính hiện đại, nhưng giả thuyết thị trường hiệu quả cũng gây ra nhiều tranh cãi. Những người tin tin giả thuyết này cho rằng, việc tìm kiếm cổ phiếu bị định giá thấp hoặc cố gắng dự đoán xu hướng thị trường thông qua cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật là điều không thể.

    Theo lý thuyết, cả phân tích kỹ thuật cũng như phân tích cơ bản không thể tạo ra lợi nhuận vượt trội điều chỉnh theo rủi ro tương ứng, và chỉ giao dịch nội bộ mới có thể mang lại khoản lợi nhuận vượt trội này.  

    Tuy nhiên, cũng tồn tại không ít những ví dụ phản đối giả thuyết này. Ví dụ, những nhà đầu tư nổi tiếng như Warren Buffett, đã liên tục đánh bại thị trường trong thời gian dài và điều này hoàn toàn trái ngược với luận điểm do EMH đưa ra. Tuy cũng có nhiều người cho rằng, những người đánh bại được thị trường không nhờ vào kỹ năng của họ mà là nhờ vào may mắn.  

    Những người không đồng tình với EMH cũng đưa ra ví dụ về các sự kiện, như sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ năm 1987, khi chỉ số Dow Jones Industrial Average (DJIA) giảm hơn 20% chỉ trong một ngày và xuất hiện những bong bóng tài sản, để chứng ming rằng, giá cổ phiếu có thể có sự chênh lệch đáng kể so với giá trị hợp lý của nó.   

    EMH giữa đầu tư thụ động và đầu tư chủ động 

    Các nhà đầu tư theo EMH kết luận rằng, do tính ngẫu nhiên của thị trường, họ có thể làm tốt hơn bằng cách đầu tư vào các danh mục đầu tư thụ động, có chi phí thấp, như quỹ chỉ số và quỹ hoán đổi danh mục (ETF) theo dõi các chỉ số chuẩn. 

    Trong khi các nhà quản lý danh mục đầu tư chủ động tin rằng họ có thể tận dụng kỹ năng và kinh nghiệm cá nhân của mình để khai thác sự thiếu hiệu quả của thị trường và tạo ra lợi nhuận vượt trên lợi nhuận chuẩn của một chỉ số lớn hơn. 

    Có bằng chứng để hỗ trợ cả hai bên của lập luận. Morningstar Active vs Passive Barometer (Mỹ) là một báo cáo được lập hai năm một lần, để đo lường hiệu suất của các nhà quản lý chủ động so với các nhà quản lý thụ động. Gần 3,500 quỹ đã được đưa vào phân tích năm 2020, cho thấy 49% quỹ được quản lý chủ động hoạt động tốt hơn các quỹ thụ động trong năm đó. Nhưng khi nhìn vào khoảng thời gian 10 năm, tính từ ngày 31/12/2020 trở về, con số này giảm xuống chỉ còn 23%. 

    Mặc dù một tỷ lệ phần trăm các nhà quản lý chủ động hoạt động tốt hơn các quỹ thụ động tại một số thời điểm, nhưng thách thức đối với các nhà đầu tư là làm sao để xác định những quỹ nào sẽ làm như vậy trong thời gian dài. Ít hơn 25% các nhà quản lý chủ động có hiệu suất hàng đầu có thể liên tục hoạt động tốt so với các đối thủcủa họ, nhà quản lý thụ động,  theo thời gian.   

    Liệu thị trường có thể không hiệu quả? 

    Trên thực tế, vẫn có khả năng xuất hiện một số thị trường kém hiệu quả hơn. Một thị trường không hiệu quả là một thị trường mà tại đó, giá cả của tài sản không phản ánh chính xác giá trị thực của nó và điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do. 

    Tính không hiệu quả của thị trường có thể bắt nguồn từ sự bất cân xứng thông tin, thiếu người mua và người bán (tức là thanh khoản thấp), chi phí giao dịch cao, tốc độ giao dịch chậm, tâm lý thị trường và cảm xúc của nhà đầu tư, v.v . Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể đến như sự minh bạch ở các thị trường mới nổi có thể hạn chế, chính trị và kinh tế không ổn định, hệ thống pháp lý phức tạp hay thiếu các quy định bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, v.v . Những yếu tố này khi kết hợp với nhau có thể tạo ra tính không hiệu quả đáng kể cho thị trường. 

    Trên thực tế, hầu hết các thị trường đều có một mức độ không hiệu quả nhất định, và trong trường hợp xấu nhất, một thị trường không hiệu quả có thể trở thành ví dụ về thất bại thị trường, khi các nguồn lực không được phân bổ một cách hiệu quả.     

    Yếu tố làm tăng tính hiệu quả cho thị trường  

    Càng có nhiều người tham gia vào một thị trường, thì thị trường đó càng hiệu quả hơn. Vì khi đó, thị trường có rất nhiều người cạnh tranh với nhau, nhờ đó cung cấp nhiều loại thông tin khác nhau để phản ánh vào giá cả. Khi thị trường trở nên sôi động và thanh khoản cao hơn, chênh lệch giá sẽ xuất hiện, những nhà đầu tư có hiểu biết cơ bản về chứng khoán và có kinh nghiệm có thể kiếm lợi nhuận bằng cách tận dụng tính không hiệu quả ngay khi chúng xuất hiện và nhanh chóng trở về tính hiệu quả vốn có của thị trường.



    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Cách bắt đầu đầu tư chứng khoán: tự xây dựng, quản lý danh mục đầu tư của mình. Đầu tư bài bản, phù hợp với tài chính, quản trị rủi ro chứng khoán của chính bạn

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán