“Hàng hóa được sản xuất” được hiểu là thành phẩm (nghĩa là hàng hóa cuối cùng) và được đem bán cho người tiêu dùng.
Hàng hóa có thể được dùng để trao đổi với các hàng hóa khác cùng loại. Chúng thường được giao dịch trên các sàn giao dịch hàng hóa dưới dạng tài sản tài chính, hay hiểu là khoản đầu tư thay thế, và giá của chúng sẽ biến động dựa trên cung và cầu trên thị trường.
Các loại hàng hóa chính
Hàng hóa có thể được phân loại thành bốn nhóm chính:
Hàng hóa nông sản: Bao gồm các sản phẩm nông nghiệp như lúa mì, ngô, đậu tương, gạo, cà phê, ca cao, đường, bông cotton, gia súc và gia cầm. Thông thường, các mặt hàng nông sản bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như điều kiện thời tiết, năng suất cây trồng, nhu cầu tiêu dùng và chính sách của chính phủ.
Hàng hóa năng lượng:Là những tài nguyên được dùng trong quá trình sản xuất năng lượng, bao gồm dầu thô, khí tự nhiên, xăng, dầu diesel, than đá... Các mặt hàng năng lượng bị ảnh hưởng bởi các sự kiện địa chính trị, động lực cung-cầu, trình độ sản xuất và tiến bộ công nghệ.
Hàng hóa kim loại:Bao gồm cả kim loại quý và kim loại cơ bản. Các kim loại quý bao gồm vàng, bạc, bạch kim và Palladi, được đánh giá cao về độ hiếm và sử dụng trong công nghiệp. Các kim loại cơ bản bao gồm đồng, nhôm, kẽm, Niken và chì, chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất. Giá kim loại bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, nhu cầu công nghiệp, gián đoạn nguồn cung và động lực thương mại toàn cầu.
Hàng hóa khác:Danh mục này bao gồm các mặt hàng khác nhau không thuộc các nhóm trên. Ví dụ bao gồm tài nguyên thiên nhiên như gỗ, cao su, nước và kim loại đất hiếm. Ngoài ra, còn có các mặt hàng mềm như gỗ xẻ, phân bón, hóa chất và vật liệu công nghiệp.
Ai là người giao dịch hàng hóa chính?
Việc mua bán hàng hóa thường được thực hiện thông qua các hợp đồng tương lai trên các sàn giao dịch phái sinh, nơi mà hàng hóa giao dịch được tiêu chuẩn hóa về số lượng và chất lượng tối thiểu.
Một số sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất trên toàn cầu là: Chicago Mercantile Exchange (CME Group), Intercontinental Exchange (ICE), London Metal Exchange (LME), Shanghai Futures Exchange (SHFE)…
Những chủ thể giao dịch chính trên thị trường hàng hóa gồm:
1. Người mua và nhà sản xuất hàng hóa
Nhóm người mua và nhà sản xuất hàng hóa thường sử dụng hợp đồng tương lai hàng hóa cho các mục đích phòng ngừa rủi ro. Những thương nhân này sẽ thực hiện giao hoặc nhận hàng hóa thực khi hợp đồng tương lai đáo hạn.
Ví dụ, người nông dân trồng lúa mì có thể phòng ngừa rủi ro thua lỗ nếu giá lúa mì giảm trước khi thu hoạch. Để làm điều đó, người nông dân có thể bán một hợp đồng tương lai lúa mì khi vụ mùa bắt đầu và định trước một mức giá cho lúa mì vào thời điểm thu hoạch, còn được gọi là giá thực hiện.
2. Nhà đầu cơ
Trên thị trường hàng hóa cũng tồn tại những nhà đầu cơ, với mục đích duy nhất là thu lợi nhuận từ các biến động giá của tài sản cơ sở. Đặc biệt, những nhà đầu cơ này mua bán các hợp đồng tương lai mà không hề có ý định sẽ giao hay nhận hàng hóa vào ngày đáo hạn hợp đồng. Hoạt động giao dịch của họ có thể tạo ra biến động giá ngắn hạn và tác động đến động lực cung và cầu trên thị trường hàng hóa, làm đẩy giá tài sản cơ sở lên hoặc xuống.
Nhiều thị trường tương lai có tính thanh khoản rất cao và có mức độ biến động trong phạm vi hàng ngày cao, khiến chúng trở thành những thị trường rất hấp dẫn đối với các nhà giao dịch trong ngày. Ngoài ra, vì hàng hóa là khác biệt so với chứng khoán và trái phiếu, nên chúng có thể được xem là khoản đầu tư thay thế hiệu quả để đa dạng hóa danh mục đầu tư, cũng như để phòng hộ rủi ro cho danh mục.
Điều gì quyết định giá cả hàng hóa?
Giống như tất cả các loại tài sản khác, giá cả hàng hóa được xác định bởi cung và cầu trên thị trường. Tuy nhiên, những yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa bao gồm:
Yếu tố kinh tế vĩ mô chẳng hạn như tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái có thể tác động đến giá cả hàng hóa. Ví dụ, trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nhu cầu về hàng hóa có thể tăng lên, đẩy giá cả lên cao, cũng như lạm phát gia tăng cũng góp phần tăng giá cả chung.
Sự kiện địa chính trị chẳng hạn như chiến tranh, bất ổn chính trị, tranh chấp thương mại, các quyết định trừng phạt quốc gia hoặc thay đổi quy định. Những sự kiện này có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng, tạo ra sự không chắc chắn và ảnh hưởng đến tâm lý thị trường, dẫn đến biến động giá cả.
Tiến bộ công nghệ và đổi mới có thể tác động đến giá cả hàng hóa bằng cách ảnh hưởng đến nhu cầu, hiệu quả sản xuất, kỹ thuật khai thác và khả năng thăm dò nguyên liệu thô. Ví dụ, những tiến bộ trong công nghệ năng lượng tái tạo có thể ảnh hưởng đến nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch.
Điều kiện thời tiết, bao gồm hạn hán, lũ lụt, bão và các thảm họa thiên nhiên khác, có thể tác động đáng kể đến giá cả hàng hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và năng lượng. Năng suất cây trồng, thu hoạch và sản lượng có thể tác động đáng kể đến nguồn cung và giá cả.
Đầu cơ, bao gồm các quỹ phòng hộ, nhà đầu tư tổ chức và nhà giao dịch cá nhân, có thể thúc đẩy các biến động giá ngắn hạn dựa trên kỳ vọng của họ về xu hướng thị trường trong tương lai. Quan điểm và tâm lý thị trường cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư và tác động đến giá cả hàng hóa.
Hàng hóa vs. Chứng khoán
Hàng hóa là những sản phẩm vật chất, hữu hình, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hoặc được sử dụng trong quá trình sản xuất. Chúng có thể được dùng để trao đổi với các hàng hóa khác cùng loại. Giá cả hàng hóa chủ yếu được thúc đẩy bởi các yếu tố nêu trên.
Chứng khoán, mặt khác, đại diện cho một công cụ tài chính, quyền sở hữu, hoặc khoản nợ có giá trị, và có thể được giao dịch hoặc đầu tư. Ví dụ: cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ, quỹ hoán đổi danh mục (ETF), quyền chọn, hợp đồng tương lai… Các công cụ tài chính này thể hiện quyền sở hữu trong một công ty (như cổ phiếu), các khoản cho vay (trái phiếu), hoặc các công cụ phái sinh dựa trên tài sản cơ sở (quyền chọn, hợp đồng tương lai). Giá trị và lợi nhuận từ việc nắm giữ chứng khoán phụ thuộc vào sự biến động của tài sản cơ sở mà chúng đại diện.
Các lưu ý quan trọng
Hàng hóa trong cùng một loại hầu như không có giá trị khác biệt hay so sanh nào với nhau. Vì theo như đặc điểm, tất cả chúng đều chỉ là những nguyên liệu thô, chưa qua bất kỳ chu trình chế biến nào. Chẳng hạn như một thùng dầu thô về cơ bản là một loại hàng hóa, bất kể nó đến từ nhà sản xuất nào hay được khai thác ở đâu thì nó vẫn được xem là một thùng dầu thô. Với lúa mì hay quặng sắt cũng tương tự như vậy.
Ngược lại, chất lượng và tính năng của một sản phẩm được bán trên thị trường tiêu thụ thì sẽ khá khác nhau tùy thuộc vào mỗi nhà sản xuất (ví dụ: Coke so với Pepsi).
Ngoài ra, cần lưu ý rằng giá hàng hóa thường tăng khi lạm phát gia tăng, đó là lý do tại sao các nhà đầu tư thường tìm đến chúng để được bảo vệ trong thời kỳ lạm phát gia tăng - đặc biệt là lạm phát bất ngờ. Khi nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng lên, giá hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên, và hàng hóa là nguyên liệu được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ đó cũng sẽ tăng theo.
Bởi vì giá hàng hóa thường tăng theo lạm phát, loại tài sản này thường có thể đóng vai trò là hàng rào chống lại sự suy giảm sức mua của đồng tiền.
Tóm tắt:
- Hàng hóa đề cập đến các mặt hàng cơ bản hay nguyên vật liệu thô được dùng trong thương mại và công nghiệp sản xuất để chế tạo ra các hàng hóa và dịch vụ khác.
- Nhà đầu tư có thể mua và bán hàng hóa trực tiếp ở thị trường giao ngay hoặc thông qua công cụ phái sinh như là hợp đồng tương lai hoặc quyền chọn.
- Hàng hóa còn được sử dụng để phòng ngừa rủi ro chống lại lạm phát.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.