Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Top 5 nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận khổng lồ

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Giữ vững quan điểm trong thời kỳ khủng hoảng được xem là yếu tố tạo ra sự khác biệt cho các nhà đầu tư.

    - Công ty JP Morgan và Fed là những tổ chức lớn đã để lại những bài học về cách tận dụng thị trường khi đang trong thời kỳ biến động, suy thoái.

    - Khi thị trường bình thường hóa trở lại, các nhà đầu tư có hiểu biết cơ bản về chứng khoán, có kinh nghiệm có thể thu được lợi nhuận đáng kể và cơ hội trở nên giàu có là điều có thể đạt được.

    Khi thị trường biến động mạnh, nhiều nhà đầu tư lớn thường chớp lấy thời cơ và xuống tiền, mua tích trữ dần tài sản, bất chấp có phải chịu lỗ trong ngắn hạn; đó là cách tiếp cận được chứng minh là rất hiệu quả trong việc giúp họ tạo ra sự giàu có đáng kể cho bản thân. Tuy nhiên, có một điều khiến nhiều nhà đầu tư tranh luận đó là, thị trường có thể duy trì trạng thái bất ổn kéo dài, lâu hơn mức mà họ có thể duy trì khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Do vậy mà lời khuyên “Hãy mua thị trường hoảng loạn” thường là nói dễ hơn làm.


    Mặc dù việc đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu hoặc chứng khoán khác khi giá của nó đang giảm là điều khá khó khăn, do nhiều khả năng giá vẫn tiếp tục xuống và gây ra lỗ lớn cho những nhà đầu tư. Tuy vậy, đây cũng là vùng giá hấp dẫn đầu tư cho dài hạn. Một số nhà đầu tư có sở trường, có kinh nghiệm đầu tư trong khủng hoảng, thường sẽ có những khoản đầu tư lớn và thành công trong giai đoạn này. 

    Những nhà đầu tư được đề cập dưới đây là ví dụ của việc đầu tư hiệu quả từ các khoản đầu tư lớn trong cuộc khủng hoảng và nhận về được những khoản lợi nhuận khổng lồ.

    Hiểu biết cơ bản về chứng khoán: Khủng hoảng tài chính

    Bạn khó có thể đoán trước được triết lý và hành động của các nhà đầu tư chuyên nghiệp nếu chưa thực sự trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính. Những gì dẫn đến sự sụp đổ hay cuộc đại suy thoái diễn ra ngay sau đó đã để lại bài học quí giá cho các nhà đầu tư.

    Cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2008 là cuộc khủng hoảng toàn cầu tồi tệ nhất từ trước tới nay. Năm 2007, thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn của Mỹ mất thanh khoản nghiêm trọng, gây chấn động trên toàn thế giới. Nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề và thậm chí gây ra sự sụp đổ của một số ngân hàng lớn bao gồm cả tập đoàn chứng khoán và đầu tư nổi tiếng như Lehman Brothers. Sau khi Lehman phà sản, mọi người hoảng sợ và cho rằng họ sẽ mất nhiều hơn nếu không bán chứng khoán của mình. Nhiều nhà đầu tư thấy giá trị danh mục đầu tư của họ giảm tới 30% nhưng vẫn quyết định bán cắt lỗ, dẫn đến thị trường sụt giảm xuống mức kỷ lục.

    Trong khi nhiều người đang cố gắng bán nhanh nhất có thể, thì một số khác lại coi đây là cơ hội để gia tăng vị thế các khoản đầu tư cũng như danh mục của họ với mức chiết khấu lớn.

    1. Warren Buffett

    Vào tháng 10 năm 2008, Warren Buffett đã xuất bản một bài báo trên tờ New York Times tuyên bố rằng ông đang mua cổ phiếu Mỹ trong thời kỳ thị trường chứng khoán sụt giảm do cuộc khủng hoảng tín dụng. Quan niệm về việc mua chứng khoán khi thị trường đang biến động mạnh của ông được thể hiện qua chính câu danh ngôn của mình là, "Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và tham lam khi người khác sợ hãi.”

    Buffett đặc biệt có kinh nghiệm trong cuộc khủng hoảng tín dụng. Các giao dịch của ông bao gồm việc mua 5 tỷ USD cổ phiếu ưu đãi vĩnh viễn tại ngân hàng Goldman Sachs (GS) với mức lãi suất 10% và cũng bao gồm các chứng quyền để mua thêm cổ phiếu của GS. Ngân hàng này cũng có quyền chọn mua lại chứng khoán của họ nhưng với mức 10% cao hơn giá trị của chúng. Thỏa thuận này đã được ký kết giữa cả Buffett và ngân hàng vào năm 2008. Cuối cùng, ngân hàng đã mua lại cổ phiếu vào năm 2011.

    Tương tự, Buffett cũng mua 3 tỷ USD cổ phiếu ưu đãi vĩnh viễn của General Electric (GE) với lãi suất 10% và có thể được thu hồi lại bởi GE trong ba năm tới với mức phí bảo hiểm 10%. Ông cũng mua hàng tỷ cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi tại Swiss Re và Dow Chemical (DOW). Tất cả những công ty và cổ phiếu của họ đều đòi hỏi tính thanh khoản để giúp họ vượt qua cuộc khủng hoảng tín dụng lúc đó. Kết quả là, Buffett đã kiếm được hàng tỷ đô la cho bản thân, nhưng cũng đã giúp những công ty này lèo lái vượt qua giai đoạn khó khăn.

    2. John Paulson

    Nhà quản lý quỹ phòng hộ John Paulson đã trở nên nổi tiếng trong cuộc khủng hoảng tín dụng nhờ một vụ cá cược ngoạn mục chống lại thị trường nhà ở của Mỹ, lúc đó đang là thị trường rất nóng và trên đà tăng mạnh không kiểm soát. Vụ cá cược đúng thời điểm này đã giúp công ty của ông, Paulson & Co., ước tính kiếm được 20 tỷ USD từ cuộc khủng hoảng. Sau đó, vào năm 2009, Paulson đã nhanh chóng chuyển hướng và đặt cược vào sự phục hồi của thị trường. Ông thiết lập một vị thế mua trị giá hàng tỷ USD cho cổ phiếu Ngân hàng Mỹ, Bank of America (BAC) và khoảng hai triệu cổ phiếu của Goldman Sachs. Trong thời điểm đó, ông cũng đặt cược lớn vào vàng và đầu tư rất nhiều vào các tổ chức tài chính khác như Citigroup (C) và JP Morgan Chase (JPM).

    Tổng lợi nhuận từ quỹ phòng hộ năm 2009 của Paulson chỉ ở mức khá, nhưng ông ấy đã công bố những khoản lãi khổng lồ ở các ngân hàng lớn mà ông ấy đã tham gia đầu tư. Danh tiếng mà ông có được từ cuộc khủng hoảng tín dụng cũng giúp mang lại hàng tỷ đô la tài sản bổ sung cũng như những khoản phí quản lý đầu tư béo bở cho cả bản thân và công ty của ông.

    3. Jamie Dimon

    Mặc dù không phải là một nhà đầu tư cá nhân thực sự nhưng Jamie Dimon đã tận dụng sự sợ hãi trên thị trường để làm lợi thế cho mình trong cuộc khủng hoảng tín dụng, mang lại lợi nhuận khổng lồ cho JP Morgan. Vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính, Dimon đã sử dụng lợi thế trong bảng cân đối kế toán ngân hàng của mình để mua lại Bear Stearns và Washington Mutual, hai tổ chức tài chính bị sụp đổ bởi những khoản đặt cược khổng lồ vào bong bóng thị trường nhà ở của Mỹ. JP Morgan đã mua lại Bear Stearns với giá 10 USD một cổ phiếu, tương đương khoảng 15% giá trị của nó vào đầu tháng 3/2008. Cũng vào tháng 9 năm đó, JP Morgan cũng mua lại Washington Mutual với giá chỉ bằng một phần giá trị của nó hồi đầu năm. Từ mức thấp nhất vào tháng 3/2009, cổ phiếu của JP Morgan đã tăng hơn gấp ba lần trong vòng 10 năm, giúp các cổ đông cũng như CEO của công ty này trở nên giàu có.

    4. Ben Bernanke

    Giống như Jamie Dimon, Ben Bernanke cũng không phải là một nhà đầu tư cá nhân. Nhưng với tư cách là người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang (Fed), ông ấy nắm quyền điều hành trong giai đoạn quan trọng đối với Fed. Các động thái của Fed được thực hiện nhằm bảo vệ cả hệ thống tài chính toàn cầu và Hoa Kỳ tránh khỏi khủng hoảng, nhưng thực chất, hành động dũng cảm khi đối mặt với những biến động trên thị trường đã mang lại hiệu quả cho Fed và những người nộp thuế cơ bản.

    Theo một bài báo năm 2011, lợi nhuận của Fed năm 2010 đạt 82 tỷ USD. Con số này bao gồm khoảng 3.5 tỷ USD từ việc mua tài sản của Bear Stearns, AIG; 45 tỷ USD tiền lãi từ việc mua 1 nghìn tỷ USD chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (MBS), và 26 tỷ USD từ việc nắm giữ trái phiếu chính phủ. Bảng cân đối kế toán của Fed đã tăng gấp ba lần từ mức ước tính 800 tỷ USD vào năm 2007 trước sự suy thoái trong hệ thống tài chính, và mức lợi nhuận dường như cao hơn khi thị trường phục hồi trở lại.

    5. Carl Icahn

    Carl Icahn là một nhà đầu tư quỹ huyền thoại, với thành tích đầu tư thành công vào các chứng khoán và tài sản của những công ty sắp phá sản trong thời kỳ suy thoái. Icahn chủ yếu mua các công ty và đặc biệt là các sòng bạc. Trước đây, ông đã mua ba cơ sở kinh doanh đánh bạc ở Las Vegas trong thời kỳ khó khăn về tài chính và bán chúng với mức lợi nhuận khổng lồ khi điều kiện của ngành cá cược tỷ đô này có dấu hiệu hồi phục.

    Icahn xác định chính xác các đỉnh và đáy của thị trường, điều này được thể hiện qua việc ông đã bán ba bất động sản vào năm 2007 với giá khoảng 1.3 tỷ USD, gấp nhiều lần so với khoản đầu tư ban đầu của ông và cũng là thời điểm ngay trước khi thị trường nhà ở sụp đổ. Ngoài ra, trong cuộc khủng, ông cũng đã mua được tài sản phá sản của Fontainebleau ở Vegas với giá khoảng 155 triệu đô la, tương đương chỉ khoảng 4% chi phí ước tính để gây dựng tài sản này. Cuối cùng, Icahn đã bán tài sản dở dang đó với giá gần 600 triệu USD vào năm 2017 và thu về gần gấp bốn lần khoản đầu tư ban đầu của ông.

    Những nhà đầu tư huyền thoại thường có chiến lược đầu tư riêng. Để xây dựng những chiến lược đầu tư cho riêng mình, bạn cũng cần có hiểu biết cơ bản về chứng khoán, từ đó trải nghiệm đầu tư, có thể bằng số vốn ít, cảm nhận thì trường và tích lũy kinh nghiệm


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán