Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

10 sai lầm nên tránh khi khởi nghiệp

Nội dung


    Điểm nhấn chính:

    - Nếu bạn muốn khởi nghiệp, hãy hiểu rằng khởi nghiệp là một quá trình, không phải là một sự kiện.

    - Nếu bạn dành thời gian để suy nghĩ và nghiên cứu kiến thức tài chính doanh nghiệp, đồng thời tránh những sai lầm thường gặp khi khởi nghiệp, bạn sẽ tăng khả năng thành công cho công việc kinh doanh mới của mình.

    Nếu bạn muốn bắt đầu khởi nghiệp bằng một dự án kinh doanh, bên cạnh những lợi ích khi bạn bắt đầu bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân thì bạn cũng nên lưu ý và hãy tìm hiểu kiến thức tài chính doanh nghiệp và đọc qua danh sách những sai lầm thường gặp khi khởi nghiệp và cố gắng tránh chúng. Bởi vì bất kỳ sai lầm nào trong số những sai lầm ấy cũng có thể phá hoại doanh nghiệp mới của bạn và thậm chí dẫn đến thất bại hơn là thành công.

    1. Không hoạch định kế hoạch cụ thể

    Sai lầm thường gặp khi khởi nghiệp đầu tiên là không lập kế hoạch kinh doanh. Một số người đều tin vào ý tưởng kinh doanh của mình là khả thi. Thế nhưng, để thực thi ý tưởng đó thì việc lập kế hoạch kinh doanh là một điều cần thiết. Bởi vì, nếu không lập kế hoạch kinh doanh thì quá trình thực thi cũng như rút ra những điểm mấu chốt sẽ trở nên lộn xộn và khó khăn hơn, sẽ dẫn đến tình trạng trì hoãn và không hiệu quả.

    Tuy việc lập kế hoạch kinh doanh có thể tốn thời gian và đòi hỏi nghiên cứu sâu, nhưng đầu tư một ít thời gian để lên kế hoạch sẽ giúp bạn tiết kiệm vô số thời gian và tiền bạc trong tương lai. Đồng thời giúp bạn tránh và chuẩn bị các giải pháp đề phòng cho những tình huống xấu nhất trong quá trình thực hiện. Đó là mục đích chính của một kế hoạch kinh doanh.

    2. Làm những gì bạn yêu thích

    “Hãy làm những gì bạn yêu thích” là một lời khuyên từ các nhà kinh doanh. Bởi vì một số quan niệm cho rằng “Chúng ta sẽ làm tốt điều gì đó nếu chúng ta yêu thích nó”. Thế nhưng đối với nhiều người, đó chính là một sai lầm thường gặp khi khởi nghiệp.

    Thực tế, có rất nhiều người ngoài kia yêu thích những thứ mà họ không giỏi. Có người tự cho nghĩ rằng bản thân là một đầu bếp tuyệt vời nhưng không phải vậy. Có người nghĩ rằng mình có thể sửa chữa khá tốt mọi thứ nhưng họ không thể. 

    Lời khuyên tốt nhất cho bạn cho bạn khi bắt đầu kinh doanh là “Đừng làm những gì bạn yêu thích; hãy làm những gì bạn giỏi và những gì mọi người sẽ trả tiền cho bạn khi bạn làm điều đó”. Tuy nó không hấp dẫn bằng, nhưng nó mang lại nhiều lợi nhuận hơn rất nhiều. Không phải vì lợi nhuận mà bạn mở một doanh nghiệp sao?

    3. Không nghiên cứu thị trường

    Sai lầm thường gặp khi khởi nghiệp thư ba là không nghiên cứu thị trường. Đừng rơi vào cái bẫy bắt đầu kinh doanh mà không thực hiện nghiên cứu thị trường. Làm thế nào để bạn biết rằng có cả một thị trường cho ý tưởng kinh doanh của bạn? Bạn không thể mong đợi phần còn lại của thế giới sẽ nhiệt tình với ý tưởng của bạn như bạn nghĩ.

    Thực hiện nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý tưởng của mình có thực sự đáp ứng chính xác những gì người tiêu dùng đang tìm kiếm và cách tiếp cận họ cũng như tạo dựng sự thu hút và niềm tin của họ vào sản phẩm của mình. Kiểm tra sản phẩm và dịch vụ của bạn trước khi bạn bắt đầu kinh doanh. Nếu không, bạn sẽ không biết liệu mọi người có muốn mua chúng hay không. Ví dụ như bạn có thể nghĩ rằng bạn làm món phở ngon nhất trên thế giới. Nhưng đâu phải ai cũng có khẩu vị như bạn, và một phần khác sẽ không thích món phở đó của bạn.

    Không phải ý tưởng khởi nghiệp nào hay ho cũng có thể ngay lập tức trở thành một công việc kinh doanh phát đạt. Những ngộ nhận rằng có niềm tin mãnh liệt và đam mê đối với sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn sản xuất vẫn chưa đủ để khiến khách hàng sẽ đón nhận nó rộng rãi vì còn phụ thuộc vào nhu cầu luôn liên tục thay đổi của thị trường. Không gì thay thế được sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường mà bạn đang hướng tới.


    4. Bỏ qua và coi thường sự cạnh tranh của thị trường kinh doanh

    Bỏ qua sự cạnh tranh là sai lầm thường gặp khi khởi nghiệp có khả năng dẫn đến sự thất bại hoàn toàn trong kinh doanh. Nếu bạn đang bán bánh mì của mình với giá 20,000đ/ổ và tiệm bánh mì ở cuối đường đang bán với giá 15,000đ thì bạn sẽ bán bao nhiêu chiếc bánh mì? Đó là một bài toán kinh tế hữu dụng và bạn cần phải xử lý.

    Kiến thức tài chính doanh nghiệp và nghiên cứu sự cạnh tranh của bạn cho bạn thấy những gì người xung quanh kinh doanh giống bạn đang làm tốt việc của họ. Nó cũng cho bạn thấy những thách thức phía trước đối với công việc kinh doanh của chính bạn. Nghiên cứu cạnh tranh mạnh mẽ sẽ giúp bạn không lặp lại những sai lầm tương tự của đối thủ cạnh tranh.

    Một khía cạnh khác của cạnh tranh mà bạn cần hiểu là sự bão hòa của thị trường. Có thể nói, chiếc bánh chỉ quá lớn đối với mọi sản phẩm hoặc dịch vụ. Vì vậy, chẳng hạn, nếu bạn muốn mở một cơ sở kinh doanh spa cho thú cưng, có thể không còn “chỗ” nào trong khu vực của bạn để làm điều đó vì số lượng cơ sở kinh doanh spa chó mèo đã tồn tại rất nhiều và thị trường đã “bão hòa” với loại hình kinh doanh này.

    5. Không hiểu điểm mạnh và điểm yếu của bạn

    Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu của riêng mình. Thật không may, đôi khi điểm mạnh hoặc điểm yếu của chúng ta không phù hợp với mô hình kinh doanh mà chúng ta muốn sử dụng, dẫn đến kết quả thảm hại. Ví dụ: Nếu bạn không phải là kiểu người đặc biệt thân thiện, hướng ngoại và có kỹ năng giao tiếp tốt, thì bạn sẽ không phù hợp với công việc bán lẻ và thu hút khách hàng bằng cách tiếp thị truyền thống.

    Tuy nhiên, nếu bạn luôn mơ ước, chẳng hạn như điều hành một hiệu sách hoặc tiệm kem, điều đó không có nghĩa là bạn không thể mua một doanh nghiệp như vậy hoặc tự mình thành lập một doanh nghiệp. Nhưng bạn cần lưu ý rằng làm việc phía sau quầy và trở thành đầu mối liên hệ chính của từng khách hàng có thể sẽ không mang lại kết quả tối ưu nhất. Đó không phải là điều bạn nên làm; bạn sẽ cần phải thuê nhân viên ngay lập tức.

    6. Không hiểu những gì bạn đang thực sự bán

    Nếu bạn muốn công việc kinh doanh thành công, bạn cần biết mình đang thực sự bán gì và đưa ra đề xuất bán hàng độc đáo sao cho phù hợp.

    Việc hiểu những gì bạn đang bán giúp bạn dễ dàng truyền tải tác dụng cũng như ý nghĩa thực sự của sản phẩm đó đem đến khách hàng. Lúc này, lòng tin của khách hàng cũng như việc lựa chọn của khách hàng với sản phẩm kinh doanh của mình sẽ tăng lên. Nếu bạn không thực sự hiểu sẽ dẫn đến tình trạng sai lầm trong việc kinh doanh cũng như dẫn đến thất bại. Đây cũng là sai lầm thường gặp khi khởi nghiệp.

    7. Không chắc chắn rằng bạn có đủ tiền để thực hiện ý tưởng kinh doanh

    95% doanh nghiệp sẽ không kiếm được tiền khi mới mở và một tỷ lệ lớn các doanh nghiệp mới sẽ không thu được lượng thu nhập đáng kể trong nhiều năm.

    Ngay cả những tổ chức phi lợi nhuận đang hoạt động hiện nay cũng cần phải có nguồn thu nhập nhất định (hoặc nhận từ tiền ủng hộ) nhằm bù lại các khoản chi phí chi cho hoạt động hàng năm. Khi không có một mô hình về thu nhập cụ thể, doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh của bạn sẽ khó mà tồn tại lâu được. Vì vậy, người khởi nghiệp cũng cần phải tính toán đến vấn đề thu nhập của doanh nghiệp và các phương pháp kinh doanh sinh lời có thể áp dụng.

    Điều đó có nghĩa là bạn (và gia đình của bạn) phải có đủ tiền để sinh sống trong khi doanh nghiệp mới của bạn được thành lập, cũng như đủ tiền để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Không nhận được tiền để làm điều này trước khi bạn bắt đầu khởi nghiệp của mình là một sai lầm thường gặp khi khởi nghiệp. 

    Huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp là cách phổ biến nhất . Có lẽ bạn có thể đủ điều kiện nhận trợ cấp khởi nghiệp từ các quỹ của chính phủ, hay các nhà đầu tư giai đoạn sớm.

    8. Không đầu tư vào chiến lược tiếp thị truyền thông

    Có những lời khuyên phổ biến trong kinh doanh như “Hãy xây dựng nó và khách hàng sẽ tự đến” chính là một sai lầm nghiêm trọng trong kinh doanh. Lời khuyên trên nghĩa là chúng ta cứ xây dựng và tập trung phát triển thương hiệu cũng như sản phẩm thì sẽ có ngày khách hàng sẽ biết đến và lựa chọn sử dụng nó mà không cần phụ thuộc vào hình thức nào. Thế nhưng làm sao để khách hàng lựa chọn sản phẩm đó, trong khi họ chẳng biết nó đến từ đâu, ý nghĩa sử dụng sản phẩm đó hay tại sao phải đặt niềm tin vào sản phẩm đó và sản phẩm đó sẽ giúp ích gì cho bản thân nếu không có chiến lược tiếp thị hiệu quả.

    Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ lẻ không muốn chi bất kỳ khoản tiền nào cho tiếp thị, chưa nói đến việc đầu tư vào chiến lược ấy. Tuy là tiếp thị miễn phí có thể cũng sẽ rất tuyệt vời, nhưng hầu hết các chiến lược marketing miễn phí đều phải mất một khoảng thời gian dài hạn trước khi chúng có hiệu quả.

    Tiếp thị là một hình thức không thể thiếu trong kinh doanh, bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu. Đây là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra. Mục tiêu cao nhất của Marketing chính là trở thành chiếc cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu.

    Vì thế, nếu bạn muốn doanh nghiệp của mình thành công thì hãy tạo lập một kế hoạch cho chiến lược marketing, thiết lập một số chiến dịch tiếp thị và tiếp tục thực hiện chúng. Mẹo tốt nhất để doanh nghiệp của bạn thành công sớm hơn khi vào những bước đầu khởi nghiệp là tiếp thị doanh nghiệp của bạn trước khi bạn mở cửa.

    9. Không quan tâm tới bất kỳ hoạt động trực tuyến nào

    Sai lầm thường gặp khi khởi nghiệp khác chính là không tiếp thị trực tuyến. Bằng cách này hay cách khác, doanh nghiệp nhỏ của bạn cũng phải hoạt động trực tuyến để hoạt động kinh doanh. Bạn có thể cần hoặc không cần trang web (chẳng hạn như các trang Facebook hoặc LinkedIn) nhưng doanh nghiệp của bạn cần có khả năng được tìm thấy và quảng bá với số lượng ngày càng tăng của những người sử dụng web để tìm các sản phẩm và dịch vụ mà họ muốn.

    Tích cực tiếp thị trực tuyến doanh nghiệp nhỏ của bạn thậm chí còn tốt hơn và sẽ mang lại cho doanh nghiệp của bạn cơ hội tiếp cận khách hàng tốt hơn.

    Những chiến lược quảng bá truyền miệng hấp dẫn đã là quá khứ, không thể đủ để thương hiệu của bạn được biết đến rộng rãi trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Nhằm tiếp cận tối đa người dùng và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, bạn hãy quan tâm và có những chiến lược truyền thông - marketing trực tuyến độc đáo.

    Đây được xem là một khả năng là thu hút khách hàng thông qua phương tiện truyền thông xã hội. Bởi vì , với thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, sự phát triển Internet và các trang web mạng xã hội ngày càng gần gũi với chúng ta .Cho dù bạn có truyền tiếp thị một cách truyền thống cũng không hiệu quả bằng cách nghiên cứu về tiếp thị trực tuyến.

    10. Cố gắng tự làm mọi thứ

    Sai lầm thường gặp khi khởi nghiệp cuối cùng và cũng là sai lầm phổ biến nhất. Nếu bạn đã quyết định bước vào con đường khởi nghiệp kinh doanh đồng nghĩa với việc bạn phải bỏ ra rất nhiều thời gian nghiên cứu và lên kế hoạch cho quy trình cũng như mục tiêu kinh doanh. Và bạn không thể nào làm điều đó một mình bởi vì, điều hành một doanh nghiệp nhỏ, ngay cả khi đó là doanh nghiệp của một người, bao gồm rất nhiều nhiệm vụ khác nhau mà không một người nào có thể thực hiện tốt tất cả. Ngay cả khi bạn có tất cả các kỹ năng để hoàn thành xuất sắc bất cứ công việc gì chúng ta đặt tay vào, thì bạn vẫn bị hạn chế bởi thời gian hay nhiều yếu tố khác.

    Vì vậy, hãy bỏ qua sai lầm kinh doanh khi cố gắng làm tất cả và tăng cơ hội thành công cho công việc kinh doanh của bạn bằng cách nhận được sự trợ giúp mà bạn cần ngay từ đầu. Tìm hiểu cách trao quyền, thuê nhân viên và tìm thêm các nguồn lực bên ngoài để tận dụng tối đa các kỹ năng của bạn và hưởng lợi từ chuyên môn của họ. Ví dụ, bạn có thực sự cần phải làm kế toán của riêng bạn? Các kế toán viên có nhiều kiến thức về tài chính và thuế hơn bạn, rất có thể, và có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian (và thậm chí cả tiền bạc) vào thời điểm tính thuế. Điều này còn dẫn đến thúc đẩy năng suất của công việc cũng như nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp. Bởi vì “Khi bạn tập trung tối đa năng suất vào một chuyên môn nào đó , bạn sẽ đạt được hiệu quả từ nó”.

    Đọc nhiều sách về kiến thức tài chính doanh nghiệp và câu chuyện khởi nghiệp kinh doanh đều đề cao vấn đề cá nhân mà ít đề cập đến tổ chức. Tuy nhiên nếu chỉ có một mình Steve Jobs thì chắc chắn ông không thể khởi nghiệp thành công khi thiếu đi nhà kỹ thuật thiên tài Steve Wozniak cũng như tư duy về chiến lược marketing ban đầu cho Apple của Mike Markkula. Nếu như chỉ có một mình Bill Gates thì hiện tại đã không có một Microsoft thành công hôm nay vì thiếu vắng những đóng góp từ Pall Allan trong buổi đầu lập nghiệp.

    Ví dụ trên cho thấy, để một doanh nghiệp kinh doanh thành công hay là tổ chức kinh doanh cá nhân khác thì bạn cũng nên cần có một cố vấn giỏi và tích lũy cho mình những lực lượng giỏi.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada
    Tải App Ngay
    hoặc truy cập tititada.com

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 7.5%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán