Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

4 điều các Start-up nên biết về thị trường thứ cấp

Nội dung

    Điểm nhấn chính: 

    - Có nhiều cách để quản lý startup kỳ lân của bạn và tận dụng những “mặt tối” của thị trường chứng khoán.  

    - Nhiều nhà sáng lập thường đối mặt với những thách thức về định giá và những vấn đề phổ biến khác trên thị trường thức cấp.   

    1. “Săn kỳ lân” trên thị trường thứ cấp 

    Các nhà đầu tư thường rót tiền vào các công ty tư nhân tại mức giá quá cao tuy có xu hướng giảm dần sau đó. 

    Đầu tư sơ cấp là khi vốn chủ sở hữu được mua trực tiếp từ người phát hành hoặc chủ công ty. Đầu tư thứ cấp là khi khoản đầu tư sơ cấp đó được bán lại cho một bên khác. 

    Định giá của các công ty tư nhân thường lớn hơn nhiều so với giá trị thực tế của chúng, bởi vì việc định giá chỉ tồn tại trên giấy tờ, và vốn chủ sở hữu thực sự không thể chuyển thành tiền mặt trừ khi các nhà sáng lập bán lại vốn của họ trên thị trường thứ cấp, phát hành cổ phiếu ra công chúng hoặc rút lui để lấy toàn bộ tiền mặt (điều này rất hiếm khi xảy ra).   

    So sánh một công ty với một loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng, như kỳ lân, nghe có vẻ lạ, nhưng cũng giống như sự thần thoại của kỳ lân, quá trình định giá, ra mắt công chúng và thoái vốn không phải lúc nào cũng rõ ràng. Điều quan trọng là biết cách chia nhỏ “kỳ lân” của bạn ra vào đúng nơi, đúng thời điểm, sao để cho nhiều người khác cùng muốn nó.  

    Các ngân hàng đầu tư và nhà môi giớisẽ được trả tiền theo những cách khác nhau khi họ làm việc với công ty của bạn. Họ và công ty bạn sẽ được hưởng lợi nếu kỳ lân của bạn được “săn đón” trên thị trường thứ cấp.   

    2. Cẩn thận với “còng tay vàng” 

    “Còng tay vàng” (Golden handcuff) là thuật ngữ dùng để gọi các đãi ngộ về tài chính nhằm khuyến khích nhà sáng lập hay nhân viên ở lại cống hiến cho công ty trong một khoảng thời gian nhất định. 

    Có thể sáo rỗng nhưng câu nói “càng nhiều tiền, càng nhiều vấn đề” vẫn chính xác trong giới khởi nghiệp. Có thể sẽ không có số tiền nào có thể đền bù đủ cho bạn khi phải quản lý một môi trường đầy rủi ro và thách thức. Vấn đề nan giải đối với các nhà sáng lập công ty start-up là các hợp đồng có thể khiến bạn không thể rời đi nếu nó vẫn mang lại lợi ích cho các cổ đông. 

    Hầu hết các công ty start-up ở giai đoạn cuối hoặc Series A (vòng cấp vốn đầu tiên) đều bị ràng buộc bởi nhiều điều khoản khác nhau, chẳng hạn như khoá vốn cổ phần trong một khoảng thời gian nhất định, gây ra tình trạng hạn chế tính thanh khoản thứ cấp cho công ty của bạn, và khiến bạn khó có thể thực hiện chiến lược thoái vốn.   

    3. Việc định giá công ty tư nhân luôn được quan tâm 

    Việc định giá là cố định trên sổ sách nhưng nó lại biến động phụ thuộc vào góc nhìn của các cổ đông. Vấn đề ở đây là cách định giá công ty được tiếp cận như thế nào. Mức định giá thấp cùng với thoả thuận thoái vốn hoàn toàn bằng tiền mặt (All-cash exit) có thể tốt hơn so với việc có được mức định giá cao hơn dưới dạng sở hữu cổ phần. 

    Có nhiều cách khác nhau để thu hẹp khoảng cách giữa thị trường tư nhân và thị trường đại chúng khi công ty của bạn được định giá trên 1 triệu USD và các công ty mới cần phải nhận thức được điều này. Bởi việc từ một nhà sáng lập công ty khởi nghiệp đang gặp khó khăn chuyển sang một giám đốc điều hành và thảo luận về các dự án quy mô lớn là một điều không dễ dàng. Có rất ít người hiểu được điều này, và nó cũng rất khó để diễn tả, đặc biệt khi bạn thành lập công ty ở độ tuổi 20. Thành công lớn nhất trong cuộc đời bạn cũng có thể khiến bạn đau đầu nhất.   

    4. Giao dịch thay thế  

    Các công ty tư nhân không cần công bố thông tin và chỉ một số ít người nắm thông tin, trong khi  thị trường chứng khoán đại chúng là nơi các công ty mở cửa cho tất cả mọi người và thông tin tài chính của họ được công khai. 

    Các công ty tư nhân có thể huy động vốn từ cộng đồng (Crowdfunding) như một phương án giữa hai đầu thế giới này. Tuy nhiên, crowdfunding cũng có thể khiến cuộc hành trình của bạn trở nên an toàn hoặc đầy rủi ro. Các công ty tư nhân thường giữ được sự an toàn ngay cả khi thị trường đại chúng hỗn loạn, nhưng thật khó để bán giá trị công ty của bạn cho các ngân hàng hay nhà đầu tư đại chúng khi mọi thứ đang hỗn loạn. 

    Bây giờ, hãy nghĩ đến giao dịch dark pool thông qua một hệ thống giao dịch thay thế như một con đường ẩn. Nó giống như một lối thoát mà các nhà sáng lập có thể sử dụng trong thời kỳ hỗn loạn. Có thể hơi không chắc chắn bạn sẽ đi đến đâu khi sử dụng con đường này, nhưng nó thường nhanh hơn so với những cách thoái vốn khác.

    Giao dịch dark pool là một dạng hệ thống giao dịch thay thế cho phép nhà đầu tư giao dịch khối lượng lớn mà không cần thiết phải công bố. Tuy các nhà đầu tư cổ phần tư nhân có thể không quan tâm quá nhiều đến điều này, nhưng các ngân hàng đầu tư sẽ đánh giá kỹ lưỡng sự an toàn và cấu trúc của những giao dịch ngầm này xem liệu chúng có tuân thủ đúng quy định.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán

    Bài viết liên quan