Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ đồng sáng lập?

Nội dung

    Quan hệ đồng sáng lập là một cách đơn giản để hai hoặc nhiều người cùng sở hữu một doanh nghiệp. Mục đích chính trong mối quan hệ đồng sáng lập là cùng nhau tạo được nhiều kết quả có lợi cho đôi bên. Để xây dựng được mối quan hệ hợp tác lâu dài, chúng ta cần nhiều thời gian và công sức để nuôi dưỡng nhằm hướng tới sự phát triển đúng cách. Xây dựng một mối quan hệ đồng sáng lập tốt trong kinh doanh không những chỉ là trách nhiệm của từng nhà sáng lập trong tổ chức và lợi ích họ sẽ nhận được trong mối quan hệ này.

    Có khá nhiều vấn đề bạn nên giải quyết với đối tác tiềm năng của mình trước khi hình thành quan hệ đồng sáng lập. Hãy chú ý đến những vấn đề này trước khi bạn bắt đầu và bạn sẽ có cơ hội thành công cao hơn.

    Có cùng tầm nhìn

    Để mối quan hệ hợp tác thành công, tất cả các bên liên quan nên đồng ý về cùng một định hướng chiến lược cho công ty. Nếu một đối tác muốn xây dựng một chuỗi cửa hàng bán lẻ nổi tiếng toàn quốc và đối tác kia chỉ quan tâm đến việc phát triển ở khía cạnh trong nước, thì việc kinh doanh sẽ trở nên trắc trở và dễ dàng đi đến thất bại.

    Vì thế để có mối quan hệ hợp tác thành công, bạn và đối tác phải đặt ra lộ trình rõ ràng và ý tưởng cũng như bản kế hoạch đã được thống nhất cho doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu và tầm nhìn của cả hai đối tác.

    Xác định vai trò và trách nhiệm của mỗi người đồng sáng lập

    Một quan hệ đồng sáng lập để thành công sẽ tận dụng thế mạnh và kỹ năng của mỗi bên. Phân chia vai trò và trách nhiệm trong doanh nghiệp theo thế mạnh của từng cá nhân. Ví dụ: Nếu một đối tác mạnh về tiếp thị, vận hành và tài chính và đối tác kia vượt trội về bán hàng, nhân sự và lãnh đạo thì hãy phân chia nhiệm vụ cho phù hợp.

    Bạn có thể cân nhắc quyết định xem có đối tác nào có thẩm quyền trong phạm vi nào. Bạn và đồng sáng lập của mình có thể phân chia quyền hạn này dựa trên trách nhiệm mà mỗi người đảm nhận.

    Nếu đối tác của bạn chịu trách nhiệm thu mua, họ có thể ký hợp đồng với nhà cung cấp mà không cần trao đổi với bạn hoặc chỉ trên một giá trị nhất định thì cần quyết định của cả hai. Bằng cách đồng ý ai có thể đưa ra các loại quyết định này, bạn sẽ giảm thiểu rủi ro xung đột trong tương lai.

    Chọn cấu trúc phù hợp

    Cấu trúc bạn chọn cho doanh nghiệp của mình sẽ quyết định cách bạn và đối tác của bạn nộp thuế cho doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh chung có trách nhiệm pháp lý và thuế khác nhau. Vì thế , bạn và đồng sáng lập nên thương lượng chọn cho mình cấu trúc kinh doanh phù hợp và đều mang lại lợi nhuận cho cả hai nếu muốn kế hoạch kinh doanh của cả hai phát triển hơn.

    Tránh chia 50-50

    Việc đưa ra quyết định chia đều có vẻ hợp lý và công bằng. Tuy nhiên, kiểu phân chia này có thể ảnh hưởng đến các quyết định nhanh chóng cho doanh nghiệp. Thay vì bế tắc khi bạn không thể đạt được thỏa hiệp, hãy xem xét phát triển một cách để vượt qua sự khác biệt.

    Nếu điều này là không thể, thì hãy xem xét sử dụng một nguồn bên ngoài để cân nhắc về những bất đồng quan trọng. Bạn có thể không muốn nguồn này có khả năng đưa ra quyết định cuối cùng, nhưng hãy xem liệu họ có phân tích tình huống và đưa ra ý kiến của họ về hướng hành động hay không. Nếu cần, hãy lấy nhiều hơn một ý kiến.

    Dự đoán tranh chấp

    Sẽ có những bất đồng giữa các đồng sáng lập. Bạn nên xem xét cách bạn sẽ giải quyết tranh chấp giữa các bên với nhau, với nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng hoặc bất kỳ bên liên quan nào khác.

    Một cách để giải quyết vấn đề này là đưa điều khoản trọng tài bắt buộc vào thỏa thuận hợp tác của bạn và hợp đồng bạn thực hiện với các thực thể khác. Trọng tài là việc sử dụng một bên ngoài để xác định kết quả của những bất đồng và tranh chấp.

    Hiểu rõ về trách nhiệm tài chính

    Bạn nên quyết định với nhà đồng sáng lập của mình xem mỗi người trong số các bạn sẽ đầu tư bao nhiêu để thành lập doanh nghiệp. Mỗi người đều có giới hạn chịu đựng rủi ro của riêng mình. Rủi ro tài chính có thể gây căng thẳng hơn rủi ro vật chất vì nó ảnh hưởng nhiều hơn đến sự an toàn của chính bạn. Bạn nên thảo luận với đối tác của mình về mức độ rủi ro tài chính mà cả hai bạn có thể chịu đựng được và đặt ra các giới hạn.

    Một ví dụ về rủi ro có thể là phương pháp mà bạn chọn để đầu tư cho doanh nghiệp của mình. Nhìn chung, có nhiều rủi ro liên quan đến đầu tư bằng nợ hơn là đầu tư bằng vốn cổ phần (sử dụng các khoản vay để tài trợ thay vì phát hành cổ phiếu, đầu tư mạo hiểm, v.v.).

    Ban đầu, bạn có thể không có nhiều lựa chọn về cách đầu tư cho doanh nghiệp của mình, nhưng hãy chắc chắn rằng tất cả các bên đều hiểu rõ rủi ro và trách nhiệm của mỗi người.

    Loại hình kinh doanh bạn kết hợp cũng sẽ quyết định rủi ro mà bạn giả định. Việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn giúp chủ sở hữu không phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các khoản nợ của một doanh nghiệp thất bại.

    Khi tạo quan hệ đồng sáng lập, bạn nên thảo luận về kỳ vọng được trả lương. Nói chung, trong quan hệ đồng sáng lập, tài sản thuộc về doanh nghiệp, trừ khi được quy định trong thỏa thuận hợp tác. Các đối tác sau đó sẽ sở hữu một tỷ lệ phần trăm giá trị tài sản của công ty dựa trên thỏa thuận. Đây thường chỉ là mối quan tâm của các doanh nghiệp khi họ sắp đóng cửa và chủ sở hữu đang làm việc xem ai nhận được gì.

    Lập kế hoạch mua lại, giải thể và rút lui

    Quan hệ đồng sáng lập thất bại vì nhiều lý do, hoặc một đối tác có thể quyết định quan hệ đồng sáng lập không còn đem lại giá trị cho doanh nghiệp thi quan hệ đống sáng lập có thể cần kết thúc. Bạn nên bao gồm các điều khoản mua lại trong trường hợp một đồng sáng lập muốn rời đi.

    Bạn có thể cân nhắc thêm điều khoản giải thể vào thỏa thuận hợp tác ban đầu. Nếu quan hệ đồng sáng lập không thành công, sẽ có lợi nếu có các điều khoản được thỏa thuận trước để chia nhỏ mọi thứ.

    Chiến lược rút lui là một kế hoạch nếu cả hai đối tác đều muốn rút lui. Điều này có thể được thực hiện bằng cách bán công ty hoặc bán tất cả hàng tồn kho, tài sản và lợi ích mà doanh nghiệp có.

    Tổ chức các cuộc họp nội bộ

    Một quan hệ đồng sáng lập kinh doanh mạnh mẽ được xây dựng trên giao tiếp cởi mở. Gặp gỡ thường xuyên để bạn có thể chia sẻ những bất bình, xem xét vai trò, đưa ra lời phê bình mang tính xây dựng và thảo luận về các kế hoạch phát triển hoặc định hướng kinh doanh trong tương lai.

    Xem lại Thỏa thuận khi bạn phát triển

    Doanh nghiệp của bạn có thể phát triển theo thời gian khi bạn và đồng sáng lập của mình làm việc cùng nhau. Bạn có thể muốn giải quyết lại thỏa thuận hợp tác của mình khi doanh nghiệp của bạn phát triển. Bạn có thể cần thêm nhiều nhà sáng lập hơn, bao gồm nhân viên cấp cao và bao gồm các thỏa thuận mở rộng.

    Bạn có thể đưa điều này vào thỏa thuận ban đầu của mình, nhưng tốt hơn hết bạn nên đợi cho đến khi bạn có đủ khả năng để xem xét việc phát triển và mở rộng.

    Thỏa thuận đồng sáng lập

    Thật đơn giản để thành lập công ty hợp danh vì không có tài liệu pháp lý nào để nộp. Một thỏa thuận bằng văn bản, được ký bởi tất cả các đồng sáng lập hay các thanh viên hợp danh là một tài liệu pháp lý được pháp luật công nhận.

    Quan hệ đồng sáng lập thường được thỏa thuận miệng giữa hai hoặc nhiều bên. Các thỏa thuận miệng có thể gây ra vấn đề trong trường hợp có bất đồng, mặc dù chúng có tính ràng buộc về mặt pháp lý. Thay vào đó, hãy tránh các vấn đề tiềm ẩn bằng cách soạn thảo một thỏa thuận hợp tác.

    Thỏa thuận hợp tác của bạn nên bao gồm những điều sau đây (ở mức tối thiểu):

    - Số vốn đầu tư của mỗi đối tác

    - Loại hình kinh doanh

    - Cách chia lãi lỗ

    - Chính sách ra quyết định

    - Lương đối tác và các khoản thù lao khác như tiền thưởng

    - Phân chia tài sản khi giải thể doanh nghiệp

    - Dự phòng thay đổi công ty hoặc dự phòng giải thể công ty

    - Các thông số của điều khoản giải quyết tranh chấp

    - Giải quyết kinh doanh trong trường hợp tử vong hoặc mất khả năng lao động

    - Hạn chế về thẩm quyền và chi tiêu

    - Thời gian hợp tác dự kiến

    Việc xem xét cấu trúc đối tác kinh doanh luôn đáng giá khi bạn tìm thấy ai đó bổ sung cho bộ kỹ năng của mình và bạn biết rằng họ sẽ gia tăng giá trị cho công ty của mình. Những mối quan hệ đồng sáng lập này có thể thú vị và sinh lợi nếu nền tảng phù hợp được củng cố ngay từ đầu.

    Tóm tắt:

    - Xây dựng mối quan hệ đồng sáng lập tốt trong kinh doanh là điều không hề dễ dàng. Trong lĩnh vực kinh doanh, việc lựa chọn và xây dựng một mối quan hệ đồng sáng lập phù hợp và bền vững, lâu dài là rất quan trọng. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần nắm rõ các bước để hình thành mối quan hệ đồng sáng lập tốt trong kinh doanh nhằm mục tiêu đem lại thành công trong quá trình hợp tác.

    - Để hình thành mối quan hệ hợp tác thành công , bạn nên chuẩn bị và tìm hiểu rõ về nhu cầu của doanh nghiệp của mình cũng như của đối tác của mình.

    - Có chung tầm nhìn, xác định vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp cũng như hiểu rõ về trách nhiệm tài chính cá nhân và của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn xác định được đúng đối tượng đối tác của bạn và giúp bạn thành công trong mối quan hệ đồng sáng lập hơn.

    - Việc lựa chọn các cấu trúc phù hợp và có những dự đoán tranh chấp cũng như lập kế hoạch và xem xét các hợp đồng thoả thuận, hiệp định đối tác giúp bạn và đối tác có tầm nhìn rõ hơn về sự phát triển dự án của một doanh nghiệp và đều mang lại lợi nhuận cho cả hai, đồng thời có sự ứng xử linh hoạt hơn trước những biến cố kinh doanh.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

      Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

      Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

      Tích lũy

      Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

      Tìm hiểu thêm
      Tích lũy

      Cố vấn Robo AI

      Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

      Tìm hiểu thêm
      Cố vấn Robo AI

      Đầu tư chứng khoán

      Với số tiền bất kỳ

      Tìm hiểu thêm
      Đầu tư chứng khoán

      Bài viết liên quan