Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Lợi ích của nền kinh tế tuần hoàn

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Trong nền kinh tế tuần hoàn, tài nguyên thiên nhiên được bảo tồn, chất thải và ô nhiễm được giảm thiểu đến mức tối thiểu.

    - Nền kinh tế tuần hoàn dựa trên ba nguyên tắc chính: giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế (recycle, reduce and reuse).   

    Nền kinh tế tuần hoàn là gì?

    Nền kinh tế tuần hoàn (Circular economy) là mô hình sản xuất và tiêu thụ tập trung vào việc tối đa hóa vòng đời của vật liệu và sản phẩm thông qua các hoạt động như chia sẻ, cho thuê, tái sử dụng, sửa chữa, tân trang và tái chế. Mục đích cuối cùng là để giảm lượng chất thải tạo ra đến mức tối thiểu. Khi vòng đời của một sản phẩm kết thúc, các thành phần của nó sẽ được tái chế để phục vụ những mục đích khác nhau của nền kinh tế. Nếu các vật liệu được tái sử dụng một cách có hiệu quả, nền kinh tế tuần hoàn sẽ tạo ra một giá trị đáng kể cho xã hội.

    Trong bối cảnh cả thế giới cùng hướng đến mục tiêu đưa mức phát thải về “0”, việc hướng đến một nền kinh tế xanh thông qua đẩy mạnh và khuyến khích thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn đang và sẽ tạo nên những thay đổi sâu rộng đối với nền kinh tế của Việt Nam thông qua các làn sóng chuyển dịch đầu tư, những điều chỉnh trong khung pháp lý và chế tài, cơ cấu phân bổ lao động cũng như đào tạo và giáo dục nghề, v.v.   

    Phân biệt nền kinh tế tuần hoàn và mô hình kinh tế tuyến tính

    Nền kinh tế tuần hoàn là một sự thoát ly khỏi mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống, trong đó các sản phẩm và tài nguyên được chế biến và sử dụng một lần rồi vứt bỏ. Mô hình này dựa vào việc các nguồn năng lượng và vật liệu tồn tại dưới số lượng lớn, rẻ tiền, và dễ tiếp cận. Ngược lại, trong mô hình kinh tế tuyến tính (linear economy), các sản phẩm được thiết kế có thời hạn sử dụng hạn chế nhằm khuyến khích người sử dụng gia tăng chi tiêu.   

    Tại sao chúng ta cần chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn?

    1. Giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu thô 

    Dân số thế giới ngày càng tăng kéo theo nhu cầu về nguyên liệu thô. Tuy nhiên, nguồn cung nguyên liệu thô có giới hạn. Vì thế, tái chế nguyên liệu thô giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến nguồn cung, chẳng hạn như biến động giá cả, tính sẵn có và sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Điều này đặc biệt áp dụng cho các nguyên liệu thô quan trọng, cần thiết để sản xuất các công nghệ quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu về khí hậu, chẳng hạn như pin và động cơ điện.

    2. Tạo việc làm và tiết kiệm tiền cho người tiêu dùng 

    Hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn hơn có thể tăng khả năng cạnh tranh, kích thích đổi mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Việc thiết kế lại vật liệu và sản phẩm để sử dụng tuần hoàn cũng sẽ thúc đẩy sự đổi mới trên các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Người tiêu dùng sẽ được cung cấp những sản phẩm bền hơn và sáng tạo hơn, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp họ tiết kiệm tiền về lâu dài.

    3. Bảo vệ môi trường

    Tái sử dụng và tái chế các sản phẩm sẽ làm chậm việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm sự gián đoạn cảnh quan và môi trường sống, đồng thời giúp hạn chế tình trạng mất đa dạng sinh học và giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính hàng năm.  Việc tạo ra các sản phẩm hiệu quả và bền vững hơn ngay từ đầu sẽ giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng và tài nguyên. Các chuyên gia ước tính rằng hơn 80% tác động đến môi trường của sản phẩm được quyết định trong giai đoạn thiết kế. Việc chuyển sang các sản phẩm đáng tin cậy hơn có thể tái sử dụng, nâng cấp và sửa chữa sẽ giảm lượng chất thải. Rác thải nhựa là một vấn đề ngày càng gia tăng và trung bình mỗi người Việt Nam thải ra gần 1.2kg rác thải bao bì mỗi ngày, trong đó 16% là rác thải nhựa, với mức dân số 100 triệu dân, thì số lượng rác thải nhựa thải ra hằng ngày sẽ là 19,000 tấn. Mục đích là để giải quyết việc đóng gói quá mức và cải thiện thiết kế của nó để thúc đẩy tái sử dụng và tái chế.  

    Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

    Kinh tế tuần hoàn đã được Chính phủ Việt Nam quy định cụ thể trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 và tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã cam kết đưa mức phát thải ròng của Việt Nam bằng “0” vào năm 2050. Thực hiện những cam kết này không chỉ giúp Việt Nam bảo vệ tài nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống mà còn tạo nên nhiều cơ hội trong phát triển kinh tế. Có hai cách phát triển nền kinh tế tuần hoàn được đặt ra ở Việt Nam như sau:

    1. Tín chỉ carbon

    Giao dịch tín chỉ carbon là một trong những biện pháp khuyến khích phát triển kinh tế xanh và áp dụng kinh tế tuần hoàn quan trọng nhất được các tổ chức quốc tế đưa ra để hỗ trợ các quốc gia. Cụ thể, tín chỉ Carbon là chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính, cụ thể 1 tín chỉ carbon tương ứng với 1 tấn khí CO2 phát thải. Các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp được quyền phát thải một lượng khí CO2 tối đa quy định. Khi vượt hạn ngạch này, họ cần mua số lượng tín chỉ carbon tương ứng để đền bù thiệt hại. Những tổ chức, doanh nghiệp không vượt quá giới hạn có quyền trao đổi, mua bán các tín chỉ này, tạo nên thị trường tín chỉ carbon. Là một quốc gia có tỷ lệ che phủ rừng cao đạt mức 42.02%, vào năm 2023, Việt Nam đã thu về 51.5 triệu USD (khoảng 1,200 tỷ đồng) từ việc bán tín chỉ carbon rừng.

    2. Trái phiếu xanh

    Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 của Việt Nam định nghĩa “trái phiếu xanh là trái phiếu do Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp phát hành theo quy định của pháp luật về trái phiếu để huy động vốn cho hoạt động bảo vệ môi trường, dự án đầu tư mang lại lợi ích về môi trường”. Việt Nam hiện là thị trường phát hành trái phiếu xanh lớn thứ 2 tại ASEAN chỉ sau Singapore. Theo đó, tổng giá trị thị trường vốn dành cho mảng xanh, xã hội và bền vững (GSS) của Việt Nam đạt 1.5 tỷ USD, tăng trưởng ổn định liên tiếp trong 3 năm và gấp 5 lần so với năm trước đó. Theo các chuyên gia, quy mô thị trường vốn xanh của Việt Nam sẽ đạt 753 tỷ USD vào năm 2030.  

    Nền kinh tế chia sẻ

    Nền kinh tế chia sẻ (Sharing economy) là một khái niệm liên quan chặt chẽ với kinh tế tuần hoàn. Nền tảng của mô hình này dựa trên ý tưởng sở hữu ít hơn và cùng nhau chia sẻ việc sử dụng hoặc cùng mua một sản phẩm. Trong nền kinh tế chia sẻ, mọi người tham gia vào các nhóm nhỏ để thuê hoặc trao đổi sản phẩm và dịch vụ, chẳng hạn như phương tiện đi lại, bãi đậu xe, nhà ở, không gian làm việc hay giao hàng tạp hóa.

    Gần đây, nhiều công ty đã ra đời để hiện thực hoá mô hình này. Nổi bật trong số đó là WeWork - startup đình đám một thời hoạt động trong lĩnh vực chia sẻ không gian làm việc. Cụ thể, WeWork thuê một tài sản bất động sản dài hạn như một tầng trong các ốc, văn phòng rồi trang hoàng lại và chia nhỏ thành nhiều văn phòng để các doanh nghiệp thuê. Mô hình chia sẻ không gian làm việc này từng thu hút được rất nhiều những người làm việc tự do và các startup nhỏ cần tiết kiệm chi phí hoạt động.

    Một mô hình tương tự là Airbnb - nền tảng trực tuyến kết nối người có nhu cầu tìm kiếm chỗ ở và các chủ nhà. Airbnb thay thế các mô hình khách sạn truyền thống khi cho phép những chủ sở hữu bất động sản nhà ở cho thuê các bất động sản này trong ngắn hạn như các dịch vụ lưu trú du lịch.

      Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

      Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

      Tititada
      Tải App Ngay
      hoặc truy cập tititada.com

      Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

      Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

      Tích lũy

      Lãi suất hấp dẫn lên đến 7.5%

      Tìm hiểu thêm
      Tích lũy

      Cố vấn Robo AI

      Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

      Tìm hiểu thêm
      Cố vấn Robo AI

      Đầu tư chứng khoán

      Với số tiền bất kỳ

      Tìm hiểu thêm
      Đầu tư chứng khoán