Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Trái phiếu xanh là gì?

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Trái phiếu xanh là một loại chứng khoán có thu nhập cố định được dùng để tài trợ cho các dự án cụ thể liên quan đến khí hậu hoặc môi trường.

    - Trái phiếu xanh là một phần của xu hướng lớn hơn về đầu tư có trách nhiệm với xã hội và môi trường, xã hội và quản trị (ESG)

    - Kiến thức cho bạn học đầu tư trái phiếu: trái phiếu xanh được sử dụng nhưng không mang lại hiệu quả cao như mong đợi vì hành động tư lợi riêng của các nhà phát hành

    Trái phiếu xanh là gì?

    Trái phiếu xanh là một loại chứng khoán có thu nhập cố định được sử dụng để huy động tiền cho các dự án có đủ điều kiện về tiêu chí Xanh, nghĩa là các dự án mang lại các lợi ích môi trường rõ ràng. Lợi ích này sẽ được đánh giá và, nếu có thể, sẽ được định lượng bởi tổ chức phát hành. Các dự án góp phần giải quyết các mục tiêu môi trường lớn như: giảm thiểu biến đổi khí hậu, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm. Các dự án xanh cũng có thể bao gồm chi phí hỗ trợ và liên quan khác như chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D), đồng thời liên quan đến nhiều hạng mục và/hoặc mục tiêu môi trường khác nhau. Trái phiếu xanh cũng tài trợ cho các chương trình phát triển công nghệ thân thiện với môi trường và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

    Kể từ thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, trái phiếu xanh còn được gọi là trái phiếu khí hậu, nhưng hai thuật ngữ này không phải lúc nào cũng đồng nghĩa. Trái phiếu khí hậu đặc biệt tài trợ cho các dự án giảm lượng khí thải carbon hoặc giảm bớt tác động của biến đổi khí hậu, trong khi trái phiếu xanh đại diện cho một loại công cụ rộng hơn liên quan đến các dự án có tác động tích cực đến môi trường.

    Nhà đầu tư đang học đầu tư trái phiếu cần biết, trái phiếu xanh có thể đi kèm với các ưu đãi về thuế như miễn thuế và tín dụng thuế, khiến chúng trở thành khoản đầu tư hấp dẫn hơn so với trái phiếu chịu thuế tương đương. Những lợi thế về thuế này mang lại động lực để giải quyết các vấn đề xã hội nổi bật như biến đổi khí hậu và xu hướng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Trái phiếu xanh thường được xác minh xem liệu có đủ điều kiện phát hành bởi bên thứ ba, chẳng hạn như Ban Tiêu chuẩn của Tổ chức Trái phiếu Khí hậu (Climate Bond Standard Board), cơ quan này chứng nhận rằng trái phiếu sẽ tài trợ cho các dự án mang lại lợi ích cho môi trường.

    Tại Việt Nam, FiinGroup là cơ quan đầu tiên của Việt Nam, cơ quan thứ 6 ở châu Á và là một trong số 59 đơn vị duy nhất trên toàn cầu được Tổ chức Trái phiếu Khí hậu (CBI) ủy quyền đánh giá các trái phiếu xanh được phát hành bởi các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam.

    Học đầu tư trái phiếu: Lịch sử hình thành Trái phiếu xanh

    Năm 2007, Ủy ban Liên hợp Chính phủ về biến đổi khí hậu (một cơ quan của Liên hiệp quốc) đã công bố một báo cáo liên quan đến sự nóng lên toàn cầu và hoạt động của con người. Báo cáo này đã thúc đẩy một số quỹ hưu trí của Thụy Điển xem xét tài trợ cho các dự án có đóng góp tích cực cho môi trường.

    Năm 2008, Ngân hàng Thế giới phát hành trái phiếu xanh đầu tiên cho các nhà đầu tư tổ chức, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các dự án môi trường. Kể từ khi phát hành trái phiếu xanh đầu tiên, thị trường đã tăng trưởng đáng kể.

    Những năm 2010 đã chứng kiến sự phát triển của các quỹ trái phiếu xanh, mở rộng khả năng tham gia của các nhà đầu tư riêng lẻ vào loại chứng khoán này. Tuy nhiên, năm 2012, thị trường trái phiếu xanh chỉ đạt 2.6 tỷ USD. Mãi đến năm 2016, trái phiếu xanh mới bắt đầu nảy mầm và phát triển nhanh hơn.

    Theo báo cáo từ cơ quan xếp hạng Moody's, năm 2017, việc phát hành trái phiếu xanh đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, chiếm tới 161 tỷ USD khoản đầu tư trên toàn thế giới. Năm 2018, thị trường trái phiếu xanh tăng trưởng chậm lại một chút, chỉ đạt 167 tỷ USD, nhưng đã phục hồi vào những năm tiếp theo vì nhận thức về khí hậu ngày càng gia tăng. Ước tính năm 2022, số tiền huy động được từ việc phát hành trái phiếu xanh đạt mức 2,150 tỷUSD.

    Thị trường trái phiếu xanh đã chứng kiến sự tăng trưởng theo cấp số nhân với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm vào khoảng 95%. Ngày nay, hơn 50 quốc gia đã phát hành trái phiếu xanh, trong đó Hoa Kỳ (380 tỷ USD), Trung quốc (286.9 tỷ USD) và Pháp (201.8 tỷ USD) là những quốc gia phát hành trái phiếu xanh lớn nhất. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), thị trường trái phiếu xanh toàn cầu có thể đạt 5.6 nghìn tỷ USD vào năm 2035.

    Học đầu tư trái phiếu: Các loại trái phiếu xanh

    Trái phiếu sử dụng tiền thu được theo tiêu chuẩn xanh (“Use of proceed” bond): Số tiền thu được từ loại trái phiếu này dùng để tài trợ cho các dự án xanh. Trong trường hợp thanh toán, người cho vay có quyền truy đòi các tài sản khác của tổ chức phát hành. Những công cụ này có xếp hạng tín dụng giống như các trái phiếu khác của tổ chức phát hành.

    Trái phiếu doanh thu xanh (“Use of proceed” Revenue Bond): Số tiền thu được được sử dụng để tài trợ hoặc tái cấp vốn cho các dự án xanh, nhưng tài sản thế chấp cho khoản nợ đến từ các dòng doanh thu mà tổ chức phát hành thu được, chẳng hạn như doanh thu từ thuế và phí dịch vụ. Các cơ quan tiểu bang và thành phố có thể lựa chọn kiểu thiết lập này khi phát hành trái phiếu xanh.

    Trái phiếu dự án (Project bond): Loại trái phiếu này bị giới hạn phạm vi đối với một hoặc nhiều dự án xanh cụ thể, nghĩa là nhà đầu tư phải chịu rủi ro trực tiếp từ các dự án, có thể hoặc không có khả năng truy đòi tài sản từ tổ chức phát hành mà chỉ có quyền truy đòi các tài sản liên quan đến dự án.

    Trái phiếu xanh chứng khoán hóa (Securitization Bonds): Các công cụ nợ này liên quan đến một nhóm các dự án được tập hợp lại thành một dự án xanh cụ thể, trong đó các trái chủ có quyền truy đòi các tài sản cơ bản của toàn bộ dự án, bao gồm nhưng không giới hạn ở các trái phiếu được đảm bảo, chứng khoán đảm bảo bằng tài sản (ABS), chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (MBS) và các sản phẩm tài chính khác. Nguồn trả nợ đầu tiên thường đến từ các dòng tiền của tài sản.

    Trái phiếu xanh có được sử dụng đúng như mục đích của nó?

    Trong bối cảnh ngày càng nhiều sự quan ngại về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, câu hỏi đặt ra là liệu trái phiếu xanh - công cụ tài chính nhằm hỗ trợ các dự án bền vững và môi trường - có đang được sử dụng một cách hiệu quả hay không? Ngân hàng Thế giới là tổ chức phát hành trái phiếu xanh đầu tiên và đã phát hành 14.4 tỷ USD trái phiếu xanh từ năm 2008 đến năm 2020. Số tiền này đã được sử dụng để hỗ trợ 111 dự án trên khắp thế giới, chủ yếu là về năng lượng tái tạo và năng suất (33%), giao thông sạch (27%), nông nghiệp và đất đai (15%). Không những thế, số tiền huy động được từ trái phiếu xanh của Ngân hàng Thế giới còn được dùng để tài trợ cho Dự án Thủy điện Rampur, nhằm cung cấp năng lượng thủy điện carbon thấp cho lưới điện phía bắc Ấn Độ. Kể từ sau khi nhận được nguồn tài trợ, nhà máy thủy điện Rampur này tạo ra gần 2 megawatt mỗi năm, ngăn chặn 1.4 triệu tấn khí thải carbon.

    Để phát hành trái phiếu xanh, các công ty phải đáp ứng các tiêu chuẩn của Hiệp hội Thị trường Vốn Quốc tế (ICMA). Về sau, CBI đã phát triển Tiêu chuẩn Trái phiếu Khí hậu của riêng mình với các yêu cầu khắc khe hơn. Khi thị trường trái phiếu xanh trở nên phát triển, các quốc gia đã tự thiết kế cho riêng mình những điều kiện đối với trái phiếu xanh. Tuy nhiên, việc này đã tạo ra rất nhiều sơ hở cho các doanh nghiệp lợi dụng. CIB phát hiện ra rằng 38% tổng số trái phiếu xanh của Trung Quốc trong năm 2017, trị giá 14.2 tỷ USD, không đáp ứng định nghĩa về trái phiếu xanh. Và con số này đã tăng lên 44% vào năm 2019.

    Nhà điều hành đập Tam Hiệp của Trung Quốc đã phát hành 840 triệu USD trái phiếu xanh để hỗ trợ cho các dự án điện gió ở châu Âu. Nhìn bên ngoài, trái phiếu này có vẻ như là một cách bền vững để huy động tiền và chuyển nó sang các dự án có ý nghĩa về khí hậu. Tuy nhiên, nhìn sâu hơn, Đập Tam Hiệp liên tục được coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nước và gây tổn hại cho hệ sinh thái xung quanh. Bất chấp điều đó, các nhà đầu tư đổ xô mua trái phiếu theo mệnh giá và bỏ qua những tác hại môi trường sâu sắc hơn mà chúng có thể gây ra. Các hà đầu tư học đầu tư trái phiếu cần biết, quá trình nàyđược gọi là “tẩy xanh”, đã trở thành một thông lệ phổ biến giữa các tổ chức phát hành trái phiếu xanh và đang làm tổn hại đến uy tín của các khoản đầu tư đó.

    Một ví dụ khác về “tẩy xanh” diễn ra khi chính phủ Trung Quốc phát hành Trái phiếu xanh để tài trợ cho các dự án sử dụng than hiệu quả nhằm tìm cách đốt nhiên liệu hóa thạch hiệu quả hơn.

    Công ty dầu khí Repsol của Tây Ban Nha đã công bố trong một bài báo hào nhoáng chứa đầy những mục tiêu xanh rằng họ đã phát hành trái phiếu xanh để cải tiến công nghệ. Repsol tuân theo Nguyên tắc Trái phiếu Xanh và cam kết sử dụng phần lớn số tiền thu được cho mục đích tiết kiệm năng lượng. Nói cách khác, số tiền thu được từ trái phiếu xanh sẽ được sử dụng để kéo dài tuổi thọ của các nhà máy lọc dầu. Đây là cách để chuyển tiền trở lại quy trình sản xuất năng lượng không bền vững một cách hiệu quả. Suy cho cùng, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ không bao giờ trở nên bền vững hoặc xanh. Điều này chỉ ra rằng, bên cạnh những rủi ro tiềm ẩn từ phía tổ chức phát hành, trái phiếu xanh cũng được sử dụng như một công cụ để thêu dệt bức tranh màu xanh, mang lợi nguồn vốn dồi dào, tài trợ cho lợi ích của người phát hành mà không mang lại kết quả như cách nó hướng tới.

    Như vậy, không phải nhà phát hành trái phiếu xanh nào cũng thực hiện đúng cam kết xanh của mình, một số dự án có khi lại là tác nhân trực tiếp làm gia tăng khí thải CO2. Nhiều người cho rằng, để giảm thiểu tình trạng lạm dụng trái phiếu xanh nhằm tư lợi riêng cho nhà phát hành, các cơ quan nên thiết kế bộ nguyên tắc trái phiếu xanh một cách chặt chẽ hơn để tránh những hành động lách luật của nhà phát hành.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada
    Tải App Ngay
    hoặc truy cập tititada.com

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 7.5%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán