Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

5 mẹo chi tiêu cho dịp Tết Nguyên đán

Nội dung

    Tìm hiểu cùng Tititada!

    Bởi đây là mùa bận rộn nhất trong năm ở Việt Nam, thường tạo ra nhu cầu lớn về mua sắm, quà tặng, ăn uống và du lịch.

    Nhưng đặc biệt năm nay, không chỉ các doanh nghiệp gặp khó khăn mà cả nhiều người lao động cũng chịu cảnh phải siết chặt ví tiền của mình, thì chi tiêu cho Tết bao nhiêu là hợp lý.

    Trên thực tế, không có một con số cụ thể nào cho việc chi tiêu Tết được xem là hợp lý mà tuỳ vào điều kiện kinh tế và nhu cầu của từng gia đình. Dựa vào ngân sách riêng của họ, có những gia đình có thể chi tiêu từ 3-5 triệu đồng, và một số khác có thể chi lên đến vài chục hay thậm chí hàng trăm triệu trong dịp lễ đầu năm này.

    Các khoản chi này có thể bao gồm tiền sắm đồ gia dụng mới, sắm quần áo mới, mua quà biếu, tiền mừng tuổi, mua cây cảnh và đồ trang trí trong nhà, và cả chi phí đi lại, về quê. Nhưng nhìn chung, phần đông các gia đình thường có mức chi tiêu trung bình ngày Tết vào khoảng 10 – 20 triệu đồng.

    Tuy là vậy, nếu bạn vẫn đang đau đầu trong việc cân đối chi tiêu cho những ngày cuối năm, hãy cùng tìm hiểu một số mẹo sau đây để giúp bản thân và gia đình có một cái Tết trọn vẹn mà không phải lo lắng về tiền bạc nhé.

    1. Lập ngân sách chi tiêu Tết

    Lập ngân sách chi tiêu cụ thể là việc quan trọng đầu tiên cho dịp Tết để tránh tình trạng “vung tay quá trán”. Ngân sách của bạn có thể bao gồm danh sách những thứ bạn sẽ chi tiêu tiền của mình như:

    - Đồ sinh hoạt Tết thiết yếu: mâm quả, đồ ăn,...

    - Đồ trang trí: cây mai, cây đào,...

    - Quà biếu Tết và tiền mừng tuổi người già, trẻ nhỏ

    - Mua sắm cá nhân: quần áo, giày dép

    Dù chỉ là một bước đơn giản, nhưng việc lập ngân sách cụ thể sẽ giúp bạn chi tiêu theo đúng kế hoạch và hạn mức đã đề ra. Điều này cũng tránh được tình trạng bội chi dẫn đến thâm hụt hoặc phải đi vay bên ngoài để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp này.

    2. Mua vừa đủ

    Vào mỗi dịp Tết, nhiều người thường có tâm lý “thà thừa còn hơn thiếu” nên thường mua sắm tích trữ. Hơn nữa, đây là thời điểm thị trường tung ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá nên nhiều người thoải mái mua sắm, dẫn đến tình trạng dư thừa sau Tết gây lãng phí tiền mà không cần dùng đến.

    Để vừa tiết kiệm chi tiêu vừa có một cái Tết đầy đủ và trọn vẹn nhất, bạn nên lên danh sách chi tiết những thứ cần mua với số lượng vừa đủ. Bên cạnh đó, hãy ưu tiên mua những thứ thực sự cần thiết để tránh thâm hụt ngân sách và giảm bớt được thời gian và căng thẳng cho việc mua sắm.

    3. Tận dụng đồ cũ, mua hàng khuyến mãi, giảm giá

    Những ngày cận kề năm mới là thời điểm nhiều doanh nghiệp tung ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá nhằm kích cầu, bứt phá doanh thu dịp cuối năm. Vì vậy, khi mua hàng, bạn nhớ tận dụng các đợt khuyến mãi này để mua hàng với giá rẻ. Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc thời điểm để mua sắm Tết sớm, để không bị tình trạng giá cả bị “đội” lên vào những ngày sát Tết, cộng với chi phí vận chuyển cao nếu mua online. Đây là cách mua sắm thông minh, giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá.

    Tuy nhiên, như đã nói ở trên, hãy lập ngân sách chi tiêu cụ thể để tránh rơi vào bẫy mua sắm trong thời gian này. Hãy tập trung mua những món đồ nằm trong danh sách mua sắm Tết, đừng ham rẻ mà mua những thứ không cần thiết, gây lãng phí.

    4. Tự làm đồ ăn ngày tết

    Ngày nay, nhiều người hay có xu hướng thích mọi thứ đều “nhanh, gọn”. Và trong dịp Tết, cái gì cũng có, chỉ cần có tiền là mua được. Tuy nhiên, càng về cuối năm, giá cả hàng hóa, dịch vụ càng tăng chóng mặt, và chất lượng của chúng có thể không được đảm bảo.

    Vì vậy, để tiết kiệm chi phí và có thể sử dụng thực phẩm đảm bảo chất lượng cho gia đình, bạn có thể học thêm tự chế biến tại nhà thay vì mua ngoài. Những thực phẩm như bánh kẹo, mứt, bánh chưng… đều là những món bạn có thể tự học làm được mà lại an toàn cho sức khỏe.

    Ngoài ra, việc nấu ăn trong Tết đang dần trở nên phổ biến hơn, bởi mọi người trong gia đình có thể dành nhiều thời gian hơn cho nhau và quây quần bên mâm cơm ấm cúng trong dịp lễ này.

    5. Có kế hoạch chi tiêu cho khoản lương thứ 13

    Thật tuyệt vời khi bạn được thưởng một khoản kha khá sau một năm làm việc vất vả. Tuy nhiên, trước khi bạn làm bất cứ điều gì với số tiền đó, hãy cân nhắc ưu tiên những gì quan trọng trước. Đừng nên “mát tay” chi tiêu toàn bộ khoản này cho những mong muốn của bản thân, trong khi bạn vẫn còn những nghĩa vụ hay trách nhiệm khác cần phải lo tới.

    Giả sử bạn có tháng lương thứ 13, thậm chí thứ 14 và 15, bạn có thể xem xét chia chúng ra một cách bài bản như:

    - Tiệt kiệm 20%

    - Trả nợ 10%

    - Thưởng cho bản thân 30%, như là mua sắm quần áo, đi du lịch...

    - Chi phí khác cho Tết 40%, như là đồ trang trí, đồ biếu Tết, tiền lì xì...

    Nói tóm lại, tuy khoản chi tiêu Tết phụ thuộc vào mức độ tài chính cá nhân của mỗi người, nhưng nếu bạn không có kế hoạch mua sắm và chi tiêu thông minh, bạn rất dễ gặp cảnh “thiếu trước hụt sau” trong dịp Tết. Điều quan trọng là bạn cần lên kế hoạch chi tiêu cụ thể dựa vào ngân sách, tài chính thực tế của mình, cộng cả lương thưởng thứ 13 nếu có.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán