Điểm nhấn chính:
- Một trong những chi phí lớn nhất đối với người làm cha mẹ có thể là việc sinh con.
- Cách lập ngân sách chi tiêu cho sự xuất hiện của thành viên mới trong gia đình là phân loại các chi phí thành chi phí liên tục và chi phí một lần.
- Sở hữu các loại bảo hiểm như bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm y tế không những giúp bạn đỡ tốn một khoản chi phí lớn mà còn bảo vệ gia đình bảo trước những rủi ro bất ngờ.
Một em bé đến với thế giới này vừa là niềm hạnh phúc cho các bậc cha mẹ nhưng cũng đem lại nỗi lo về mặt tài chính vì những thay đổi lớn cùng với những thay đổi lớn, đặc biệt đối với những người mới làm cha mẹ lần đầu. Vì vậy, việc tìm hiểu cách lập ngân sách chi tiêu hợp lý để nuôi dưỡng thành viên mới trong gia đình là điều vô cùng cần thiết.
Chi phí một lần
Chi phí một lần được hiểu là chi phí được chi trả ngay trong lần đó và ít có khả năng phát sinh trong những lần sau. Ví dụ như, khi sinh em bé, bạn chỉ cần mua những vật dụng như như đồ nội thất, xe đẩy và cũi hay chi phí y tế một lần sinh trong một lần. Dưới đây là những khoản chi tiêu được liệt kê vào chi phí một lần:
1. Hóa đơn y tế
Theo một nghiên cứu năm 2020 của Viện Chi phí Y tế tại Hoa Kỳ, một phụ huynh mới sinh trung bình có bảo hiểm có thể phải trả gần 14,000 USD (khoảng 330 triệu) cho quá trình chuyển dạ và sinh con. Thông thường, chi phí “vượt cạn” sẽ tùy thuộc vào lựa chọn của bạn là sinh thường hay sinh mổ. Tại Việt Nam, nếu sinh thường tại bệnh viện công, bạn sẽ phải trả từ 1 - 3 triệu đồng và chi phí trung bình vào khoảng 3 - 5 triệu đồng đối với sinh mổ. Còn nếu bạn lựa chọn sinh tại các bệnh viện quốc tế, chi phí sinh sẽ trung bình từ 15-20 triệu khi sinh thường và 30-60 triệu đồng nếu sinh mổ.
Sau khi sinh con, bạn phải nằm theo dõi tại bệnh viện từ 1 - 3 ngày. Chi phí lúc này còn tùy vào loại phòng thường hay phòng VIP. Mức phí phải chi trả dao động trong khoảng từ 8 - 10 triệu đồng. Tại một số bệnh viện quốc tế, chi phí theo gói sinh vào khoảng 25 triệu - 60 triệu đồng. Ngoài những chi phí phải trả cố định, bạn cũng cần lưu ý đến các chi phí ăn uống để có thể đảm bảo dinh dưỡng cho con.
Điều quan trọng cần nhớ là chi phí chăm sóc sinh nở định kỳ rất khác nhau tùy theo vị trí và số tiền bảo hiểm chi trả của bạn. Nếu bạn có mua bảo hiểm, hãy xem lại bảo hiểm chi trả để xác định chi phí bạn phải trả thêm cho việc chăm sóc trước khi sinh, nằm viện, xét nghiệm và chăm sóc sau sinh. Các khoản chi phi y tế này thương không nhỏ, đặc biệt trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao do đó cần biết cách quản lý tài chính gia đình hiệu quả để tránh ảnh hưởng đến tài chính của cả gia đình.
2. Đồ trẻ em
Chi phí mua một lần cho trẻ sơ sinh cũng thay đổi như chi phí y tế nhưng vì những lý do khác nhau, danh mục này có thể tăng theo cấp số nhân tùy theo mong muốn của phụ huynh. Ngoài áo quần của em bé, bạn cũng cần mua các vật dụng đồ chơi cho trẻ như ghế bập bênh, con lắc…v.v
3. Nhu cầu du lịch
Để tiện cho việc di chuyển ra ngoài, bạn sẽ muốn mua một chiếc xe đẩy hay ghế ngồi ô tô cho trẻ sơ sinh. Chi phí cho một chiếc xe đẩy em bé sơ sinh cũng dao động từ 1-2 triệu đồng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, có thể bạn sẽ phải mua vài ba lần cho cùng một món đồ, vì không có cách nào chắc chắn rằng món đồ đó không bị hư hỏng do bất cẩn hoặc do sử dụng nhiều.
Chi phí liên tục
Chi phí liên tục là các loại chi phí mà bạn phải trả thường xuyên để chăm sóc con của bạn điển hình như phí khám bệnh và tiêm phòng, chi phí thuê bảo mẫu hay chi phí ăn uống.
1. Chi phí thuê người chăm sóc trẻ em
Nếu cả hai vợ chồng của bạn đều đi làm sau khi con bạn chào đời, khoản ngân sách lớn nhất mà bạn phải chi trả là tiền thuê người chăm sóc trẻ em, hoặc là gửi trẻ đi học từ sớm. Chi phí chăm sóc trẻ thay đổi tùy theo nơi bạn sống, độ tuổi, mức độ chăm sóc mà bạn cần và loại hình chăm sóc bạn sử dụng. Chi phí trung bình cho một bảo mẫu hoặc dịch vụ chăm sóc tại nhà dao động khoảng từ 5-15 triệu đồng, chi phí này có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào vị trí, v.v.
2. Thực phẩm và những nhu cầu cần thiết khác
Thực phẩm, chẳng hạn như sữa cho em bé, quần áo và tã lót là những thứ cần thiết nhất và được liệt kê vào chi phí thường xuyên. Nếu trẻ có thể bú sữa mẹ thì ít tốn chi phí cho năm đầu và từ 15-20 triệu cho trẻ ăn bằng sữa công thức. Cha mẹ cũng nên ước tính chi phí quần áo và tã lót cho con, có thể nằm khoảng 4-5 triệu đồng trong 1 năm đầu đời. Nếu bạn chọn sử dụng tã lót dùng một lần thì chi phí có thể đắt hơn.
3. Hóa đơn khám bệnh, tiêm phòng vacxin
Hóa đơn y tế là chi phí mà bạn không thể bỏ qua khi lập ngân sách để nuôi một đứa trẻ. Một đứa bé mới sinh rất dễ mắc bệnh lặt vặt vì sức đề kháng còn yếu, và sẽ phải tiêm phòng theo định kỳ nên số tiền dành cho việc này có thể tốn kha khá.
Nhìn chung, việc chào đón thành viên mới trong gia đình là việc vô cùng vui vẻ, tuy nhiên, chi phí gắn liền với thành viên mới cũng rất nhiều nên hai vơ chồng cần có su trao đổi và tìm hiểu để biết cách quản lý tài chính gia đình hiệu quả.
Cách lập ngân sách chi tiêu sử dũng công cụ tài chính
Khi con bạn chào đời, cố vấn tài chính Tititada khuyên bạn nên sử dụng các công cụ tài chính để tạo ra một khoản tiền lo liệu cho tương lai của con bạn. Dưới đây là các công cụ tài chính mà bạn có thể cân nhắc trong quá trình lập ngân sách nuôi con:
1. Bảo hiểm
Nếu bạn không có bảo hiểm nhân thọ, bây giờ là lúc để mua nó nếu bạn có đủ khả năng chi trả phí. Chỉ với vài trăm nghìn đồng mỗi tháng, bạn có thể yên tâm rằng con bạn sẽ có nguồn tài chính nếu bạn và/hoặc bạn đời của bạn gặp bất trắc.
Ngoài ra, bảo hiểm y tế cũng rất quan trọng. Chỉ một tai nạn hoặc bệnh tật nghiêm trọng cũng có thể khiến tiền tiết kiệm của bạn cạn kiệt và khiến bạn mắc nợ đáng kể. Điều đó có thể ảnh hưởng đến hành trình khôn lớn của con bạn.
Bạn có thể liên hệ với chủ lao động của bạn hoặc nhân viên môi giới bảo hiểm để tìm hiểu các lựa chọn về cả bảo hiểm nhân phù hợp với khả năng tài chính của bạn.
2. Quỹ khẩn cấp
Phụ nữ sau khi sinh thường sẽ có thời gian ở nhà để nghỉ dưỡng và hồi phục, đây sẽ là lúc bạn thấy rõ những thay đổi quan trọng về ngân sách. Rõ ràng nhất là thu nhập gia đình giảm sút vì chi tiêu trong gia đình tăng lên, trong khi bạn lại không thể kiếm tiền trong thời gian này. Vì thế, các cặp vợ chồng nên lập cho gia đình một quỹ khẩn cấp, tốt nhất là trước khi có con để tránh những tình huống bất ngờ. Quỹ khẩn cấp có thể giúp bạn giảm bớt áp lực tài chính nếu số tiền bạn tính toán đã không đủ cho thời gian sinh con.
Cách để tiết kiệm tiền
Bất kể thu nhập của bạn là bao nhiêu, bạn vẫn cần phải điều chỉnh chi phí sinh hoạt thường ngày để đáp ứng nhu cầu của đứa con mới chào đời của bạn mà không phải vướng vào nợ nần, cụ thể là:
- Nhờ ông bà nội ngoại, người thân họ hàng hoặc bạn bè chăm hộ em bé: Thay vì phải nghỉ một ngày khi con bạn bị ốm, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè giúp đỡ trông trẻ trong trường hợp không thể xin nghỉ phép.
- Mượn đồ từ bạn bè: Bạn có thể hỏi bạn bè có con nhỏ xem bạn có thể mượn đồ không—đặc biệt là những đồ vật có giá trị lớn mà chúng không sử dụng, như cũi, ghế ăn hoặc ghế bập bênh.
- Điều chỉnh lối sống của bạn: Việc
có con sẽ thay đổi rất nhiều thứ, bao gồm cả những ưu tiên về tài chính của bạn.
Sau khi xem xét ngân sách mới của mình, bạn hãy xem xét thu hẹp chi phí bằng
cách giảm một số khoản không cần thiết. Ví dụ: hãy nghĩ đến việc đổi một chiếc
ô tô lớn để lấy một mẫu xe giá cả phải chăng hơn, mua sắm ở các cửa hàng rẻ tiền
hơn hoặc mua những mặt hàng chung chung hơn.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.