Độ co giãn chéo của cầu (Cross elasticity of Demand or Cross-price elasticity of Demand) dùng để đo lường mức độ thay đổi về lượng cầu của một hàng hóa khi giá của một hàng hóa khác thay đổi. Công thức tính bằng phần trăm thay đổi lượng cầu của hàng hóa X chia cho phần trăm thay đổi về giá của hàng hóa Y được tính như:
E(Py) = %∆Qx / %∆Py
Trong đó:
E(Py) là độ co giãn chéo của cầu.
%∆Qx là phần trăm thay đổi lượng cầu của hàng hóa X.
%∆Py là phần trăm thay đổi về giá của hàng hóa Y.
Trường hợp 1: E(Py) >0
Hàng hóa thay thế (substitute goods): Hai hàng hóa được xem là hàng hóa thay thế nếu giá của một hàng hóa tăng khiến lượng cầu của hàng hóa còn lại tăng theo.
Ví dụ: Khi giá thịt lợn tăng cao, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang loại thịt khác như thịt gà, thịt bò nên lượng cầu về mặt hàng thịt bò và thịt gà tăng.
Trường hợp 2: E(Py) <0
Hàng hóa bổ sung (complementary goods): Hai hàng hóa được xem là hàng hóa bổ sung nếu giá của một hàng hóa tăng khiến lượng cầu của hàng hóa còn lại giảm.
Ví dụ: Khi giá xăng dầu tăng, nhu cầu mua xe hơi cá nhân có thể sẽ giảm do chi phí vận hành phương tiện cá nhân tăng cao. Khi đó người dân sẽ có xu hướng sử dụng các loại hình phương tiện khác.
Độ co giãn chéo của cầu có tầm quan trọng lớn trong việc hiểu rõ cấu trúc và sự vận hành của thị trường. Cụ thể đối với nền kinh tế, thuật ngữ này giúp xác định các hàng hóa thay thế và bổ sung, hỗ trợ trong việc hoạch định chính sách giá cả và sản xuất.
Nhà đầu tư có thể dùng để phân tích cách một công ty hoặc ngành có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá của các sản phẩm liên quan. Đồng thời hiểu rõ mối quan hệ giữa các sản phẩm có thể giúp dự đoán xu hướng thị trường và điều chỉnh danh mục đầu tư cho phù hợp.
Lưu ý, sự thay đổi trong lượng cầu và giá cả cần phải được đo lường một cách chính xác để tính toán hệ số co giãn, mối quan hệ giữa các sản phẩm có thể thay đổi theo thời gian và hành vi người tiêu dùng ảnh hưởng đến độ co giãn chéo của cầu.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.



Bài viết liên quan
Áp lực thuế
25/04/25
Áp suất thị trường
24/04/25
Áp trần lãi suất
21/04/25
Ảnh hưởng tỷ giá
21/04/25
Ảo tưởng thanh khoản
21/04/25
Ấn định lãi suất
19/04/25
Ảnh hưởng lan tỏa tài chính
19/04/25
Hiệp định thương mại song phương
15/04/25
Tác động truyền dẫn của tỷ giá
15/04/25
Thư tín dụng
15/04/25
Thuế chống bán phá giá
15/04/25
Trung chuyển hàng hóa
15/04/25
Áp lực thuế
25/04/25
Áp suất thị trường
24/04/25
Ảnh hưởng lan tỏa tài chính
19/04/25
Độ co giãn chéo của cầu
31/05/24
Tín dụng tiêu dùng
16/12/23
Rủi ro tín dụng
28/11/23
Doanh nghiệp FDI
20/10/23
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
20/10/23
Giả định các yếu tố khác không đổi
07/10/23
Đường cong hình chuông
06/10/23
Giỏ hàng hóa
05/10/23
Room tăng trưởng tín dụng
03/10/23