Áp lực thuế (Tax Imposition) là thuật ngữ dùng để chỉ tác động tài chính và vận hành mà doanh nghiệp hoặc cá nhân phải gánh chịu khi các chính sách thuế mới được ban hành, điều chỉnh tăng, hoặc được thực thi nghiêm ngặt hơn. Áp lực này không chỉ dừng lại ở nghĩa vụ tài chính mà còn bao gồm ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh, giá thành sản phẩm, dòng tiền và cả tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Áp lực thuế có thể đến từ nhiều hình thức:
- Tăng thuế suất hiện hành: ví dụ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài sản;
- Mở rộng đối tượng chịu thuế: đánh thuế vào các lĩnh vực, loại hình trước đây được miễn hoặc không điều chỉnh;
- Áp thuế môi trường hoặc thuế xanh: hướng tới bảo vệ tài nguyên nhưng gây tăng chi phí sản xuất;
- Thay đổi chính sách khấu trừ, ưu đãi hoặc hoàn thuế: làm giảm lợi ích tài chính của doanh nghiệp
Tại Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập và điều chỉnh chính sách tài khóa, áp lực thuế ngày càng rõ nét trong nhiều lĩnh vực:
- Doanh nghiệp sản xuất xăng dầu, thuốc lá, rượu bia đang phải gánh thuế tiêu thụ đặc biệt cao và bị kiểm soát chặt hơn
- Ngành bất động sản đang đối mặt với đề xuất đánh thuế tài sản lên nhà thứ hai hoặc tài sản giá trị cao, tạo thêm chi phí sở hữu và đầu tư Các doanh nghiệp
- FDI lớn như Samsung, Intel, LG… sẽ bị ảnh hưởng bởi thuế tối thiểu toàn cầu 15%, làm giảm ưu đãi thuế và buộc Việt Nam phải thiết kế cơ chế bù đắp phù hợp
Ví dụ cụ thể của áp thuế trong thời gian gần đây là khi Chính phủ Mỹ áp lực Thuế đối ứng lên các nước trên thế giới. Việt Nam chịu mức thuế 46% và trong đang giai đoạn gia hạn 90 ngày từ 09/04/2025. Việc áp Thuế đối ứng này ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Doanh nghiệp khi chịu áp lực thuế cao sẽ có xu hướng và sẽ phải (i) Cắt giảm chi phí hoặc tăng giá bán → ảnh hưởng đến người tiêu dùng cuối cùng; (ii) Tái cơ cấu hoạt động để tối ưu thuế (tax planning) hoặc (iii) Chuyển địa điểm đầu tư nếu mất lợi thế cạnh tranh thuế.
Để đối phó hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải theo sát các chính sách thuế mới, làm việc với chuyên gia thuế để lập kế hoạch tài chính phù hợp, cũng như luôn đảm bảo tuân thủ đầy đủ để tránh rủi ro bị truy thu hoặc xử phạt hành chính.
Ở cấp độ cá nhân, những đề xuất như đánh thuế thu nhập lũy tiến cao hơn, thuế tài sản cá nhân, hay thuế giao dịch tài chính (trên lãi chứng khoán, tiền ảo, bất động sản) cũng đang tạo nên sự tranh luận rộng rãi vì vừa phản ánh nhu cầu tăng thu ngân sách, vừa chạm đến quyền lợi của tầng lớp trung lưu – những người ngày càng đóng vai trò lớn trong nền kinh tế số và đầu tư cá nhân.
Về phía nhà đầu tư, việc nắm bắt sớm xu hướng thay đổi thuế là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá rủi ro ngành, định giá doanh nghiệp, và lựa chọn điểm vào phù hợp trong chiến lược đầu tư trung – dài hạn.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.



Bài viết liên quan
Áp lực thuế
25/04/25
Áp suất thị trường
24/04/25
Ảo tưởng lãi vốn
23/04/25
Áp lực bán
23/04/25
Ảnh hưởng thời gian giá trị tiền
23/04/25
Ảnh hưởng đòn bẩy tài chính
22/04/25
Áp dụng IFRS - IFRS Adoption
22/04/25
Ảnh hưởng chuyển giá
22/04/25
Ảo tưởng giàu có
22/04/25
Âm dòng tiền tự do
22/04/25
Ảnh hưởng kế toán
22/04/25
Ân hạn thuế
22/04/25
Ảo tưởng thị phần
22/04/25
Áp lực thoái vốn
22/04/25
Áp trần vốn vay
22/04/25
Áp lực tài chính
22/04/25
Ảo tưởng thanh khoản
21/04/25
Ấn chỉ tín dụng
21/04/25
Ân hạn nợ gốc
21/04/25
Ảnh hưởng tỷ giá
21/04/25
Ảnh hưởng thuế thu nhập hoãn lại
21/04/25
Ân hạn gốc và lãi
21/04/25
Áp trần lãi suất
21/04/25
Basel III
21/04/25