Giảm phát (Deflation) là sự sụt giảm giá cả hàng hoá và dịch vụ, thường liên quan đến sự sụt giảm của cung tiền và tín dụng trong một nền kinh tế. Trong thời kỳ này, sức mua của đồng tiền tăng lên theo thời gian.
Điều này có lợi với người tiêu dùng hơn khi mà một đồng tiền họ bỏ ra có thể mua được nhiều hơn so với trước khi giảm phát xảy ra.
Điều này có lợi với người tiêu dùng hơn khi mà một đồng tiền họ bỏ ra có thể mua được nhiều hơn so với trước khi giảm phát xảy ra.
Ngược lại, đối với người đi vay, họ sẽ chịu bất lợi thế vì khi đồng tiền tệ trở nên giá trị hơn thì khoản vay của họ lúc đó cũng sẽ đáng giá cao hơn.
Ví dụ lúc trước, với 1 đồng tài sản họ có thể vay được 5 đồng, thì khi giảm phát xảy ra, để vay được 5 đồng, họ có thể phải cần tới 2 đồng tài sản.
Giảm phát tiền tệ chỉ xảy ra khi có sự sụt giảm cung tiền trong nền kinh tế.
Khi mà cung tiền và nguồn tín dụng giảm mà sản xuất đầu ra của nền kinh tế đó không suy giảm tương ứng, thì giá cả của mọi hàng hoá thường sẽ giảm theo (do cung nhiều hơn cầu, khi tiền trong dân không nhiều nhưng hàng hoá lại được sản xuất ra quá nhiều).
Xem thêm: Các bước cơ bản đầu tư chứng khoán
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.