Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Đánh giá hiệu quả đầu tư so với danh mục chuẩn

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Benchmark, hay danh mục chuẩn, là một công cụ được sử dụng để đo lường hiệu suất hoạt động của các quỹ tương hỗ, ETFs hoặc một danh mục đầu tư nhất định. Benchmark có thể là một chỉ số lớn như VN30, hoặc một quỹ chỉ số của một công ty quản lý tài sản, mà đại diện cho một phân khúc thị trường nhất định.

    - Ba thước đo rủi ro phổ biến nhất bản để đánh giá rủi ro và lợi nhuận kì vọng của danh mục đầu tư là độ lệch chuẩn, hệ số Beta và tỷ lệ Sharpe.

    - Các nhà đầu tư sử dụng kỹ thuật phân tích dựa vào benchmark thường có thể dễ dàng tận dụng các cơ hội đầu tư đem lại lợi tức cao hơn trong một chu kỳ tăng trưởng kinh tế.

    Ngoài hiệu quả tuyệt đối, danh mục đầu tư còn được so sánh với một danh mục để so sánh hiệu quả. Ví dụ danh mục của bạn trong một năm tài chính đạt 10% lợi nhuận, nhưng thị trường chung lại tăng trưởng 20% thì danh mục vẫn bị đánh giá là kém hiệu quả.

    Ở Việt Nam, các nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số VN30 để làm tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất vốn đầu tư của họ, vì VN30 chứa 30 công ty giao dịch công khai uy tín và lớn nhất, đại diện cho cả thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, vẫn có một số loại tiêu chuẩn khác mà nhà đầu tư có thể cân nhắc sử dụng tùy vào khoản đầu tư, khẩu vị rủi ro và thời hạn đầu tư.

    Hiểu thêm về danh mục tiêu chuẩn dùng trong đánh giá hiệu quả danh mục

    Bạn có thể chon những danh mục mang tính chất đại diện cho môt thị trường, một trường phái đầu tư, một chiến lược đầu tư phù hợp với mình để so sánh.

    Một danh mục đại diện cho thị trường hoặc một phân khúc thị trường nhất định thường gồm một hoặc nhiều loại tài sản đầu tư khác nhau, và được gọi chung là Chỉ số, hoặc chỉ số cơ bản hay chỉ số chuẩn đối với nhóm tài sản đó. Ở Việt Nam có Sở GDCK TP.HCM quản lý các chỉ số lớn như VNIndex, VN30, VNMidcap và Sở GDCK Hà Nội quản lý các chỉ số lớn như HNX và HNX30.

    Nhiều công ty quản lý quỹ cũng sử dụng các chỉ số trên làm cơ sở so sánh cho các quỹ tương hỗ chiến lược tăng trưởng của họ. Các quỹ tương hỗ quản lý các danh mục với mục đích đánh bại kết quả hoạt động của chỉ số cơ bản. Nếu như mức lợi nhuận đem lại của quỹ được quản lý theo chiến lược chủ động mà không bằng mức lợi nhuận của chỉ số cơ bản thì được xem là kém hiệu quả.

    Còn quỹ ETFs thường được quản lý một cách thụ động, nhằm theo sát hoạt động của một chỉ số cơ bản. Danh mục các quỹ luôn đa dạng hoá danh mục đầu tư với các tài sản khác nhau, như cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ thị trường tiền tệ, và/hoặc các tài sản thay thế khác. Thông thường, đầu tư vào một quỹ thụ động (hay ETF) là cách dễ dàng và ít tốn kém nhất cho nhà đầu tư cá nhân bắt đầu tham gia đầu tư vào thị trường.


    Quản lý rủi ro

    Để giúp quản lý rủi ro, nhiều nhà đầu tư thường sử dụng tới các thước đo rủi ro điển hình như độ lệch chuẩn, Beta và tỷ lệ Sharpe. Những thước đo này chủ yếu đo lường các rủi ro liên quan đến mức độ biến thiên và mức độ biến động của danh mục đầu tư.

    Nói chung, một danh mục với càng nhiều biến động, sẽ càng có nhiều rủi ro hơn. Nếu nhà đầu tư có thể ước tính, hoặc ít nhất hiểu được mức độ rủi ro của khoản đầu tư, họ sẽ có thể dựa vào đó để ước tính mức lợi nhuận kì vọng ở khoản đầu tư của mình.

    - Độ lệch chuẩn (hay standard deviation): được sử dụng để đo lường sự biến động giá, hay lợi nhuận, hiện tại của một khoản đầu tư so với mức lợi nhuận trung bình của khoản đầu tư đó trong một khoảng thời gian. Độ chênh lệch giữa hai mức lợi nhuận này càng lớn thì độ lệch chuẩn sẽ càng lớn. Nói cách khác, danh mục có mức độ thay đổi giá cao hơn, và như vậy sẽ mang lại rủi ro lớn hơn với lợi nhuận không ổn định.

    - Hệ số Beta: Beta được sử dụng để đo lường sự biến động giá của khoản đầu tư so với giá, hay lợi nhuận, của một chỉ số cơ bản hay benchmark. Ví dụ, một danh mục đầu tư với beta 1.2 có khả năng tăng, hoặc giảm, 120% đối với mỗi lần giá trị chỉ số cơ bản có sự thay đổi. Một danh mục đầu tư có hệ số beta thấp sẽ có ít biến động lên xuống hơn so với mức độ thay đổi của một benchmark. VNIndex thường được lấy làm chỉ số cơ bản khi tính hệ số Beta.

    - Tỷ lệ Sharpe: Tỷ lệ Sharpe được sử dụng để ước tính mức lợi tức có thể thu được trên mỗi đơn vị rủi ro của một khoản đầu tư. Hoặc, có thể hiểu là mức lợi tức trung bình có thể kiếm được nhiều hơn ở khoản đầu tư rủi ro (như cổ phiếu) so với khoản đầu tư phi rủi ro (như trái hiếu Chính phủ). Tỷ lệ Sharpe cao hơn 1.0 sẽ cho thấy lợi nhuận thu về sẽ cao hơn rủi ro tổng thể.

    Danh mục đầu tư và danh mục tiêu chuẩn

    Các công ty quỹ thường cần so sánh hiệu quả của quỹ họ quản lý với hiệu quả của một danh muc tiêu chuẩn. Tương tự, nhà đầu tư cá nhân cũng có thể so sánh danh mục đầu tư cá nhân của mình với một quỹ quỹ ETF, hay một chỉ số như VN30 để đánh giá hiệu quả danh mục và cách phân bổ danh mục đầu tư của họ.

    Ngoài ra, nhà đầu tư cá nhân cũng có thể dựa vào những tỷ suất như là lợi tức trái phiếu hay lãi suất tiết kiệm để làm tiêu chuẩn cho mục tiêu lợi nhuận tối thiểu khi đánh giá các khoản đầu tư của mình và xác định các kênh đầu tư hiệu quả.

    Để giúp xác định một benchmark  phù hợp, trước tiên cần xem xét khẩu vị rủi ro của họ. Ví dụ, nếu bạn sẵn sàng chấp nhận một mức độ rủi ro vừa phải thì benchmark thích hợp có thể là một chỉ số, hay danh mục, có mức phân bổ 60-40% bao gồm:

    - 60% danh mục tập trung vào một loạt các cổ phiếu từ vốn hoá lớn đến nhỏ

    - 40% danh mục tập trung vào các quỹ ETFs an toàn, hoặc trái phiếu

    Trong trường hợp này, nhà đầu tư có thể sử dụng Chỉ số VNIndex làm tiêu chuẩn cho hiệu suất của khoản 60% trên và lợi tức trái phiếu trung bình của thị trường làm tiêu chuẩn cho khoản thu nhập cố định 40% trên.

    Xem xét rủi ro toàn diện

    Rủi ro là yếu tố trọng yếu của tất cả các quyết định đầu tư. Khi đã hiểu cách sử dụng các thước đo hiệu suất và rủi ro của một chỉ số so với các khoản đầu tư, nhà đầu tư cần phân bổ các khoản đầu tư của họ một cách thận trọng hơn và tập trung vào các kênh đầu tư hiệu quả nhất.

    Mức độ rủi ro thường khác nhau đối với các khoản đầu tư vào cổ phiếu,  trái phiếu có thu nhập cố định và tiết kiệm. Theo quy luật, hầu hết các nhà đầu tư có khoảng thời gian đầu tư dài hơn sẽ sẵn sàng chấp nhận nhiều rủi ro hơn. Còn những khoản đầu tư với thời hạn ngắn hơn hoặc nhu cầu thanh khoản cao hơn sẽ đem lại rủi ro thấp hơn, như ở các sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn và trái phiếu có thu nhập cố định.

    Thị trường có thể thay đổi dần mức độ rủi ro tùy thuộc vào các yếu tố kinh tế và thời điểm khác nhau. Các chu kỳ kinh tế và chính sách tiền tệ có thể là những biến số hàng đầu ảnh hưởng đến mức độ rủi ro.

    Các nhà đầu tư sử dụng kỹ thuật phân tích dựa vào benchmark thường có thể dễ dàng tận dụng các cơ hội đầu tư và tăng trưởng lợi nhuận hơn khi chu kỳ tăng trưởng kinh tế xảy đến. So sánh hiệu suất và rủi ro của các benchmark, hay chỉ số cơ bản, khác nhau với mỗi khoản đầu tư của tổng danh mục được xem là rất quan trọng để đảm bảo một mức lợi nhuận tối ưu.

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán

    Bài viết liên quan