Điểm nhấn chính:
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư là việc bỏ vốn đầu tư vào các loại cổ phiếu dựa trên những tỷ lệ khác nhau.
- Lợi ích của đa dạng hóa đầu tư: dự đa dạng hóa thường được đo bằng cách phân tích hệ số tương quan hay trọng số của các tài sản trong danh mục.
- Đa dạng hóa giúp nhà đầu tư phân tán rủi ro và đem lại hiệu quả đầu tư một cách tối ưu.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư là gì?
Đa dạng hóa danh mục đầu tư được hiểu là phân bổ tiền vào nhiều loại tài sản riêng biệt (như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản) và các công cụ đầu tư (như quỹ ETF, phái sinh,…) dựa trên những tỷ lệ khác nhau. Đa dạng hóa danh mục đầu tư thực chất là một chiến lược quản lý rủi ro thông qua hạn chế phân bổ phần lớn tiền vào một loại tài sản nhất định hoặc rủi ro đơn lẻ bất kỳ nào, từ đó mang lại lợi nhuận dài hạn cao hơn. Bởi khi đầu tư vào nhiều loại tài sản trong cùng một danh mục, lợi nhuận tích cực của một số khoản đầu tư có thể bù đắp cho các tài sản có lợi nhuận thấp hoặc kém hiệu quả.
Lưu ý rằng, lợi ích này chỉ có thể đạt được khi các loại tài sản trong danh mục hoạt động không tương quan với nhau, nghĩa là chúng phản ứng một cách đối lập nhau với những diễn biến khác nhau trên thị trường.
Nói đơn giản: “Không bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ” là một trong những chiến lược đầu tư tốt nhất.
Chiến lược đa dạng hóa
Khi các nhà đầu tư xem xét các cách để đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ, có rất nhiều chiến lược để họ lựa chọn và thực hiện theo. Một số chiến lược dưới đây cũng có thể được kết hợp để nâng cao mức độ đa dạng hóa của danh mục:
Đa dạng hóa theo các loại tài sản đầu tư
Các nhà quản lý quỹ và nhà đầu tư cá nhân thường chọn đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ bằng cách phân bổ tiền vào các loại tài sản khác nhau với mức tỷ trọng được xác định kỹ càng. Mỗi loại tài sản có một tập hợp rủi ro và cơ hội khác nhau. Chúng có thể bao gồm: cổ phiếu: cổ phần, trái phiếu, bất động sản, các quỹ hoán đổi danh mục (ETF), hàng hóa, và tiền và các khoản tương đương tiền (như tín phiếu kho bạc và chứng chỉ tiền gửi (CD).
Theo lý thuyết, những gì có thể tác động tiêu cực đến một loại tài sản có thể mang lại lợi ích cho một loại tài sản khác. Ví dụ, lãi suất tăng thường tác động tiêu cực đến giá trái phiếu, vì lợi tức trái phiếu cũng phải tăng để làm cho chúng trở nên hấp dẫn hơn, và lợi tức trái phiếu và giá của chúng có mối quan hệ nghịch nhau. Nhưng ở mặt khác, lãi suất tăng có thể dẫn đến tiền thuê bất động sản và giá cả các mặt hàng hóa khác gia tăng.
Đa dạng hóa theo Ngành/Lĩnh vực
Có sự khác biệt rất lớn trong cách thức hoạt động của các ngành và lĩnh vực khác nhau. Khi các nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục của họ với các khoản đầu tư ở các ngành khác nhau, họ sẽ ít bị ảnh hưởng bởi rủi ro theo ngành cụ thể.
Lấy ví dụ về hai phương tiện giải trí chính là du lịch và dịch vụ giải trí trực tuyến. Đối với các nhà đầu tư hy vọng phòng ngừa rủi ro do tác động của một đại dịch lớn trong tương lai có thể chọn đầu tư vào các công ty cung cấp nền tảng giải trí trực tuyến, mà có thể được tác động tích cực bởi việc phong tỏa, và nhu cầu sử dụng dịch vụ trực tuyến tăng cao. Sau đó, nhà đầu tư cũng có thể cân nhắc đầu tư vào ngành hàng không và du lịch khi nền kinh tế quay trở lại hoạt động bình thường. Về lý thuyết, hai ngành này không liên quan với nhau, nhưng chúng có thể giúp giảm thiểu rủi ro danh mục đầu tư tổng thể của bạn.
Đa dạng hóa theo loại Cổ phiếu Tăng trưởng vs. Cổ phiếu Giá trị
Cổ phiếu thường được chia thành hai loại là cổ phiếu tăng trưởng hoặc cổ phiếu giá trị. Cổ phiếu tăng trưởng được kỳ vọng có tiềm năng tăng trưởng cao hoặc cao hơn nhiều so với thị trường chung. Cổ phiếu giá trị là nhóm cổ phiếu đang được giao dịch ở mức giá thị trường thấp hơn giá trị thực của công ty đó, dựa trên tài sản hoặc doanh thu trên sổ sách của nó.
Cổ phiếu tăng trưởng có xu hướng rủi ro hơn vì sự tăng trưởng dự kiến của công ty có thể không trở thành hiện thực. Ví dụ, nếu Ngân hàng Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ, thì thường sẽ có ít vốn hơn (hoặc chi phí vay tiền sẽ cao hơn), tạo ra một kịch bản khó khăn hơn cho các công ty tăng trưởng. Mặc dù vậy, các công ty tăng trưởng vẫn thu hút nhà đầu tư bởi khả năng khai thác sự tăng trưởng và lợi nhuận vượt hơn kỳ vọng của chúng.
Mặt khác, cổ phiếu giá trị có xu hướng là những công được thành lập lâu năm, và có hoạt động ổn định hơn. Mặc dù các công ty này có thể đã khai thác gần hết các tiềm năng của họ và sẽ khó đạt được sự tăng trưởng vượt trội nào, nhưng rủi ro đầu tư ở những công ty này là ít hơn nhiều.
Đa dang hóa theo Vốn hóa thị trường lớn vs. nhỏ
Các nhà đầu tư có thể muốn xem xét đầu tư vào các chứng khoán khác nhau dựa trên vốn hóa thị trường cơ bản của tài sản hoặc công ty đó. Công ty có vốn hóa thị trường lớn là khi vốn hóa của chúng đạt trên 10,000 nghìn tỷ đồng; vốn hóa vừa là từ 1,000 tỷ - 10,000 tỷ đồng; và vốn hóa nhỏ là dưới 1,000 tỷ đồng.
Những công ty này sẽ có cách tiếp cận khác nhau đáng kể trong việc huy động vốn, giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường, nhận diện thương hiệu và tiềm năng tăng trưởng. Nói chung, các cổ phiếu vốn hóa thấp hơn có nhiều cơ hội tăng trưởng hơn, mặc dù các cổ phiếu vốn hóa cao hơn có xu hướng là những khoản đầu tư an toàn hơn.
Lợi ích của đa dạng hóa đầu tư là gì?
Dưới đây là một số lợi ích của đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Phân tán hoặc hạn chế tối đa rủi ro khi đầu tư
Việc kết hợp nhiều loại hình tài sản đầu tư giúp nhà đầu tư có thể hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình đầu tư. Cụ thể là, nếu một loại cổ phiếu trong danh mục bị giảm giá thì nhà đầu tư có thể dùng lợi nhuận của những tài sản khác để bù đắp cho phần lỗ đó. Từ đó, chiến lược này giúp xóa bỏ đi phần nào rủi ro cho danh mục đầu tư của bạn, và đây là lợi ích của đa dạng hóa đầu tư
Đảm bảo số tiền vốn cùng với gia tăng giá trị
Có thể nói, việc áp dụng phương pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư sẽ là một sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn đối với nhiều nhà đầu tư. Bởi qua hình thức này, nguồn vốn của nhà đầu tư ít bị xê dịch và được bảo vệ tốt hơn. Phương pháp này phù hợp với những nhà đầu tư sắp nghỉ hưu hoặc những nhà đầu tư mới. Và họ đều là những người chuộng sự an toàn hơn là mạo hiểm.
Mang lại lợi nhuận tiềm năng cao hơn trong dài hạn
Thông qua việc phân tán hoặc hạn chế tối đa rủi ro khi đầu tư, đa dạng hóa danh mục đầu tư đem lại kết quả đầu tư cao hơn trong dài hạn. Chẳng hạn, nếu danh mục đầu tư của bạn chỉ bao gồm cổ phiếu A, khi cổ phiếu này sụt giảm, bạn có khả năng mất toàn bộ số tiền. Nếu danh mục của bạn bao gồm hai loại cổ phiếu A và B, nếu A giảm, B hoạt động trong ngành khác có khả năng tăng, bù đắp lại sự sụt giảm của cổ phiếu A. Về dài hạn, chiến lược này giúp bạn không bị mất hoàn toàn số tiền mà còn giúp tăng giá trị danh mục đầu tư.
Tạo cảm giác thú vị khi đầu tư nhiều loại tài sản khác nhau
Mỗi loại tài sản đều có đặc điểm riêng và phản ứng khác biệt với các yếu tố thị trường. Điều này khơi gợi sự tò mò, trải nghiệm mới mẻ và thú vị cho mỗi nhà đầu tư. Đồng thời cung cấp nhiều cơ hội để hiểu rõ hơn về nền kinh tế, tài chính và các ngành công nghiệp khác nhau.
Nhà đầu tư cá nhân không có kinh nghiệm nên đa dạng hóa như thế nào?
Như
nêu trên, lợi ích của đa dạng hóa danh mục đầu tư lợi ích của đa dạng hóa đầu tư
rất rõ ràng. Tuy nhiên, để thực hiện được phương pháp
này đòi hỏi các nhà đầu tư phải có thời gian để nghiên cứu và có nhiều vốn hơn.
Đây cũng là lý do khiến các quỹ tương hỗ hay ETFs trở nên phổ biến đối với các
nhà đầu tư nhỏ lẻ, bởi nó được quản lý và điều chỉnh bởi các nhà quản lý quỹ
chuyên nghiệp.
Nếu bạn không có
đủ nguồn vốn con người, như tiền bạc, thời gian, kinh nghiệm,… để đa dạng hóa,
bạn có thể chọn đầu tư vào quỹ bởi nhiều lý do. Thứ nhất, chi phí đầu vào thấp
hơn so với chi phí tự giao dịch từng chứng khoán riêng lẻ. Thứ hai, không tốn
nhiều thời gian để theo dõi thị trường. Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ không có tiếng
nói trong cách phân bổ tài sản của quỹ, nhưng bù lại là một phương pháp đầu tư
dễ dàng và ít rủi ro.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.