Điểm nhấn chính
- Theo số liệu thực tế từ Chainanalysis, chưa đến 1% hoạt động của Bitcoin có liên quan đến hoạt động bất hợp pháp
- Mặc dù công nghệ nền tảng của Bitcoin có thể phức tạp, nhưng việc sử dụng Bitcoin hiện nay đang dần trở nên dễ dàng hơn nhờ sự phát triển của các ứng dụng, ví điện tử và dịch vụ thân thiện với người dùng.
Những hiểu lầm về Bitcoin và đánh mất cơ hội đầu tư
Bitcoin là tài sản có giao dịch ẩn danh
Điều này hoàn toàn sai vì tất cả những giao dịch đều được ghi nhận dưới dạng sổ cái công khai (public ledger) mà mọi người đều có thể nhìn thấy. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng bằng việc phân tích blockchain có thể liên kết các giao dịch Bitcoin với danh tính ngoài đời thực, đặc biệt là khi người dùng tương tác với các sàn giao dịch yêu cầu nhận dạng cá nhân. Cho nên Bitcoin là tài sản công khai và không phù hợp cho nhà đầu tư muốn ẩn danh.
Bitcoin không có giá trị thực
Nhiều người có suy nghĩ rằng “Bitcoin thực sự đáng giá bao nhiêu?”.
Cần phải hiểu rằng Bitcoin không phải thuộc sở hữu chính phủ mà là có khan hiếm, tiện ích và lòng tin. Đây là 3 yếu tố xúc tác cho sự thay đổi về giá của Bitcoin. Bitcoin sẽ tăng giá khi nó trở nên linh hoạt khi có thể lưu hành mua bán ở bất kỳ đâu. Bên cạnh đó, giá trị của Bitcoin được chuyển thể (derive) từ mạng lưới phi tập trung mang tính bảo mật và không dễ dàng hack. Trên thị trường phi tập trung thì khi xảy ra trường hợp bị hack thì mạng lưới vẫn hoạt động bình thường khiến thị trường an toàn hơn. Cho nên để hiểu đơn giản là Bitcoin như vàng điện tử (khan hiếm, bảo mật và niềm tin tăng giá). Trên thực tế, chỉ có 21 triệu đồng Bitcoin được lưu hành trên toàn cầu, cũng không gia tăng thêm và giảm đi trong tương lai. Điều này các NHTW không thể kiểm soát được như tiền giấy mà chỉ có thể lưu trữ và bán ra.
Là công cụ rửa tiền phi pháp
Theo số liệu thực tế từ Chainanalysis, chưa đến 1% hoạt động của Bitcoin có liên quan đến hoạt động bất hợp pháp (ít hơn nhiều so với tiền giấy”. Bên cạnh đó, Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm ước tính từ 2% đến 5% trên GDP toàn cầu được rửa tiền hàng năm thông qua các hệ thống tài chính truyền thống (lên đến hàng tỷ USD), vượt xa các hoạt động bất hợp pháp của tiền điện tử. Thống kê vào năm 2022 cho thấy có khoảng 0.24% giao dịch Bitcoin vào năm 2022 có liên quan đến bất hợp pháp.
Mô hình lừa đảo Ponzi
Nghĩa là một hình thức lừa đảo tài chính, trong đó người tổ chức hứa hẹn mức lợi nhuận cao bất thường nhưng không dựa trên hoạt động kinh doanh thực tế. Thay vào đó, tiền của các nhà đầu tư mới được sử dụng để trả lợi nhuận cho các nhà đầu tư trước đó, nhằm tạo ra ảo tưởng rằng hệ thống đang hoạt động hiệu quả. Mô hình này phụ thuộc hoàn toàn vào việc thu hút nhà đầu tư mới, và khi không còn đủ người tham gia, hệ thống sẽ sụp đổ, khiến phần lớn nhà đầu tư mất trắng.
Nhưng Bitcoin không giống như mô hình Ponzi mà mọi người đều sợ hãi, mô hình Bitcoin không cam kết lợi nhuận và nhà đầu tư không thể “làm giàu nhanh chóng”. Việc đầu tư vào tài sản số cần nhà đầu tư “học nhanh” hoặc “khiêm tốn” mặc dù đây là hình thức đầu tư thay thế (alternative investment). Bên cạnh đó, bản chất phi tập trung và nguồn cung minh bạch khiến Bitcoin về cơ bản khác với chương trình Ponzi, vốn dựa vào dòng tiền liên tục từ các nhà đầu tư mới. Các cơ quan quản lý như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC), định nghĩa các chương trình Ponzi là các vụ gian lận liên quan đến lừa đảo đầu tư, mà Bitcoin không được liệt kê và nhắc đến.
Bitcoin quá biến động để xem là công cụ đầu tư
Dữ liệu lịch sử cho thấy tính biến động của Bitcoin đã giảm theo thời gian khi việc đồng tiền này được áp dụng cho việc thanh toán. Một báo cáo từ Fidelity Digital Assets nêu bật cách tính biến động của Bitcoin đang dần giảm khi thị trường trưởng thành và tính thanh khoản tăng lên. Ngoài ra, dữ liệu của Glassnode cho thấy số lượng người nắm giữ Bitcoin dài hạn đang ở mức cao nhất mọi thời đại, cho thấy sự tự tin gia tăng và giảm giao dịch đầu cơ ngắn hạn. Hiện tại Bitcoin đang ở mức cao nhất mọi thời đại, cho thấy sự tự tin gia tăng và giảm giao dịch đầu cơ ngắn hạn.
Một số người hình dung Bitcoin lật đổ đồng USD như một nhà lãnh đạo cách mạng. Nhưng hãy bình tĩnh lại một chút, Bitcoin là một tài sản, một kho lưu trữ giá trị có thể cùng tồn tại với USD, EUR và JPY của bạn. Các nhà kinh tế lập luận rằng Bitcoin khó có thể thay thế hoàn toàn các loại tiền tệ fiat nhưng sẽ đóng vai trò là một tài sản bổ sung, giống như vàng, cung cấp một kho lưu trữ giá trị thay thế trong thời kỳ kinh tế bất ổn. Ngay cả các ngân hàng trung ương cũng đang khám phá các loại tiền tệ kỹ thuật số (CBDC), chỉ ra một tương lai mà các loại tiền tệ kỹ thuật số và truyền thống cùng tồn tại (giống như mèo và chó sống chung với nhau) tránh được sự cuồng loạn hàng loạt.
Chỉ có nhà đầu tư “cá voi” cầm Bitcoin
Đúng là một số cá voi có vốn lớn, nhưng nhiều vốn lớn này thuộc về các sàn giao dịch tập trung (chứng khoán) và nắm giữ tiền của hàng triệu người. Giống như nói Jeff Bezos kiểm soát toàn bộ cổ phiếu của Amazon chỉ vì Amazon có nhiều cổ phiếu. Các nghiên cứu gần đây từ Glassnode cho thấy trong khi những người dùng sớm nắm giữ một lượng lớn Bitcoin, quyền sở hữu đang trở nên pha loãng hơn khi việc áp dụng thanh toán (đã đề cập ở trên), với những người nắm giữ nhỏ hơn liên tục tăng cổ phần của họ. Dữ liệu chỉ ra rằng số lượng địa chỉ nắm giữ một lượng nhỏ Bitcoin (dưới 1 BTC) đã tăng đều đặn, cho thấy xu hướng phân cấp quyền sở hữu lớn hơn.
Bitcoin là “không an toàn”
Hệ thống network của Bitcoin chưa bao giờ bị hack (thuộc hệ thống phi tập trung – decentralized) và mọi ví tiền để lưu trữ đồng tiền này được bảo mật bằng “chìa khóa thông minh”. Đó là hai yếu tố mà Bitcoin không thể bị hack mà nếu hacker muốn hack được Bitcoin phải có nguồn năng lượng lớn hơn Bitcoin gọi là bằng chứng công việc (proof of work). Để hack một blockchain sử dụng cơ chế bằng chứng công việc hacker phải kiểm soát hơn 50% tổng sức mạnh tính toán (hash rate) của toàn bộ mạng lưới. Đây được gọi là "cuộc tấn công 51%". Tuy nhiên, điều này đòi hỏi một lượng tài nguyên khổng lồ về năng lượng, thiết bị phần cứng và tiền bạc, khiến việc hack trở nên cực kỳ khó khăn và không khả thi trong thực tế đối với các blockchain lớn như Bitcoin.
Sự thật vui nhộn “cũng giống như thâu tóm công ty bằng tiền mặt, bạn phải có đủ 51% cổ phần để có quyền kiểm soát công ty”
Cho nên tất cả đều rất khó để hack vì phải cần nguồn vốn và năng lượng rất lớn. Với mức tiêu thụ năng lượng hiện tại của Bitcoin vào khoảng 90-140 TWh/năm (tương đương nhu cầu của cả một quốc gia như Phần Lan), chi phí năng lượng để thực hiện cuộc tấn công này sẽ cực kỳ cao.
Hơn nữa, các thuật toán mật mã bảo mật blockchain của Bitcoin được coi là hầu như không thể phá vỡ và những tiến bộ trong công nghệ đa chữ ký đã khiến việc lưu trữ Bitcoin trở nên an toàn hơn nữa. Các chuyên gia an ninh mạng khẳng định rằng cho đến nay, mã hóa SHA-256 của Bitcoin hầu như không thể bị bẻ khóa bằng công nghệ hiện tại, đảm bảo tính mạnh mẽ của mạng.
Từng nhiều lần bị tuyên bố là tài sản không có giá trị
Bitcoin thường xuyên bị dư luận và truyền thông tuyên bố "chết" mỗi khi giá trị của nó lao dốc, nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Kể từ khi ra đời, Bitcoin đã bị báo chí tuyên bố "chết" hơn 400 lần (theo 99Bitcoins). Tuy nhiên, sau mỗi lần đối mặt với sự chỉ trích hay khủng hoảng, nó không chỉ hồi phục mà còn đạt đến những đỉnh cao mới về giá trị và mức độ chấp nhận. Bitcoin được ví như một minh chứng về sự kiên cường trong thế giới tài chính hiện đại. Với tính phi tập trung, khả năng kháng cự kiểm soát từ các trung gian tài chính, cùng sự đổi mới công nghệ không ngừng và mức độ chấp nhận ngày càng gia tăng, Bitcoin đã vượt qua những thách thức để khẳng định vị thế của mình. Mỗi "cái chết" chỉ là một bài kiểm tra khả năng thích nghi, biến nó thành một biểu tượng về sự bền vững và bất khả chiến bại trong tương lai tài chính toàn cầu.
Thời gian giao dịch “rất chậm”
Lớp cơ sở (base layer) của Bitcoin thực sự chậm hơn các hệ thống thanh toán như Visa, Mastercard v,v… nhưng đó là cái giá phải trả để duy trì tính an toàn và phi tập trung. Đối với các giao dịch hàng ngày, mạng Lightning Network đã được phát triển để giải quyết vấn đề này. Lightning Network không chỉ mang lại tốc độ giao dịch gần như tức thì mà còn giảm thiểu phí giao dịch đến mức gần bằng 0. Theo Arcane Research, mạng Lightning đang tăng trưởng mạnh mẽ, hỗ trợ hàng triệu giao dịch mỗi ngày, biến Bitcoin trở thành một lựa chọn thực tiễn cho các nhu cầu thanh toán thường nhật. Tính đến năm 2023, dung lượng của Lightning Network đã tăng đáng kể, và các công ty lớn như Twitter thông qua dịch vụ Strike đã tích hợp mạng này để hỗ trợ các giao dịch tức thì, chẳng hạn như việc gửi tiền tips chỉ trong vài giây. Điều này không chỉ cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn củng cố vị trí của Bitcoin như một công cụ thanh toán toàn diện cho cả những giao dịch nhỏ lẻ và tức thời.
Tính đến năm 2023, Lightning Network đã có sự tăng trưởng ấn tượng. Chẳng hạn, các giao dịch được định tuyến qua Lightning Network đã tăng hơn 1.200% từ năm 2021 đến 2023, đạt khoảng 6,6 triệu giao dịch mỗi tháng vào tháng 8/2023, so với chỉ 503.000 giao dịch vào tháng 8/2021. Hơn nữa, khối lượng giao dịch tăng 546% trong cùng thời kỳ, với giá trị đạt 78.2 triệu USD mỗi tháng. Những con số này cho thấy sự chấp nhận ngày càng tăng và tính khả thi của Lightning Network trong các giao dịch vi mô, chẳng hạn như thanh toán hàng ngày hoặc tặng tiền boa
Bitcoin thật sự là rất phức tạp
Mặc dù công nghệ nền tảng của Bitcoin có thể phức tạp, nhưng việc sử dụng Bitcoin hiện nay đang dần trở nên dễ dàng hơn nhờ sự phát triển của các ứng dụng, ví điện tử và dịch vụ thân thiện với người dùng. Các nền tảng như Cash App và Coinbase đã đơn giản hóa đáng kể trải nghiệm, giúp Bitcoin tiếp cận với mọi tầng lớp, kể cả những người không có kiến thức kỹ thuật chuyên sâu. Điều này tương tự như việc sử dụng điện, đại loại như “bạn không cần phải hiểu cơ chế bên trong để bật công tắc đèn”.
Hơn nữa, sự phát triển của các ví phần cứng và ứng dụng di động với giao diện trực quan đã làm cho việc lưu trữ và giao dịch Bitcoin trở nên dễ dàng tương tự như các dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Những tiến bộ này không chỉ thúc đẩy tính khả dụng của Bitcoin mà còn mở rộng khả năng ứng dụng trong đời sống hàng ngày, khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của nó trong hệ sinh thái tài chính hiện đại.
Bitcoin được tạo ra là để “đầu cơ”
Bitcoin, theo tài liệu trắng của Satoshi Nakamoto, được thiết kế như một hệ thống tiền điện tử phi tập trung, không phải để đầu cơ. Mục đích của nó là cho phép giao dịch ngang hàng mà không cần các bên trung gian hoặc sự phụ thuộc vào cơ quan trung ương. Nakamoto nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra một hệ thống dựa trên chứng minh mật mã thay vì sự tin tưởng, bảo đảm các giao dịch vẫn an toàn và đáng tin cậy mà không có sự giám sát tập trung. Trong bối cảnh này, Bitcoin được kỳ vọng là một phương tiện trao đổi đáng tin cậy, cung cấp một giải pháp thay thế cho các hệ thống tài chính truyền thống (Nakamoto, 2008).
Tuy nhiên, mặc dù mục đích ban đầu là như vậy, Bitcoin lại thường được sử dụng cho mục đích đầu cơ, điều này xuất phát từ bản chất con người chứ không phải từ bất kỳ khiếm khuyết nào trong công nghệ. Biến động giá của Bitcoin có thể được giải thích bởi các yếu tố bên ngoài như tâm lý thị trường, hành vi của nhà đầu tư và sự quan tâm ngày càng tăng đối với tiền điện tử như một tài sản để đầu cơ (Cheah & Fry, 2015). Điều quan trọng là phân biệt giữa thiết kế vốn có của Bitcoin và các trường hợp sử dụng đầu cơ, vì mục đích ban đầu của nó là tạo ra một loại tiền tệ phi tập trung, giao dịch ngang hàng.
Vai trò của Bitcoin trong hệ thống tài chính vẫn tiếp tục phát triển, và mặc dù đầu cơ đã trở thành một câu chuyện chủ đạo, nhưng giá trị cốt lõi của nó như một hệ thống thanh toán phi tập trung vẫn còn nguyên vẹn. Do đó, cần phải tập trung vào tiềm năng của công nghệ này trong việc thúc đẩy sự bao gồm tài chính rộng rãi hơn, đặc biệt là ở những khu vực có hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Tuy nhiên, tác động của Bitcoin như một công cụ đầu tư không nên làm mờ đi tiềm năng của nó trong việc tái cấu trúc hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách phân cấp việc chuyển giao giá trị và giảm sự phụ thuộc vào các tổ chức trung ương (Narayanan et al., 2016).

Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.



Bài viết liên quan
Bitcoin: Tài sản điện tử đang nóng lên bao giờ hết
11/04/25
Công nghệ AI trong lĩnh vực tài chính thay đổi cách đầu tư chứng khoán
16/09/24
Vai trò của nhà môi giới trong thị trường tài chính
11/09/24
Tiềm năng thị trường quản lý tài sản ở Việt Nam
29/06/24
Tác động của AI đối với quản lý danh mục đầu tư
23/06/24
Cố vấn Robo AI là gì?
16/06/24
Ảnh hưởng của AI đến thị trường tài chính
11/06/24
Người giàu có với người có giá trị tài sản ròng cao
30/03/24
Cố vấn tài chính giúp quản trị rủi ro trong đầu tư
10/03/24
Cố vấn tài chính có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ?
10/09/23
Cách Fintech tác động đến ngành quản lý gia sản
04/09/23
Liệu công nghệ có thay đổi ngành tài chính?
03/09/23
Bitcoin: Tài sản điện tử đang nóng lên bao giờ hết
11/04/25
Thực trạng Chung cư cũ Việt Nam
24/01/25
8 lý do mà bạn cần thiết lập một quỹ khẩn cấp
21/12/24
Phát triển hệ thống lương hưu hiện đại ở Việt Nam
28/11/24
Điểm đáng chú ý trong Luật Đất đai sửa đổi
10/11/24
Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
05/11/24
Có nên đầu tư căn hộ trong bối cảnh lãi suất thấp?
29/10/24
Toàn cảnh tình hình quỹ đầu tư tư nhân tại Việt Nam
19/10/24
Công nghệ AI trong lĩnh vực tài chính thay đổi cách đầu tư chứng khoán
16/09/24
Thị trường bất động sản: Cơ hội nào cho thế hệ trẻ
13/09/24
Vai trò của nhà môi giới trong thị trường tài chính
11/09/24
Quỹ đầu tư trái phiếu và những điều bạn nên biết
20/08/24