Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Áp dụng hệ số tương quan để đa dạng hóa danh mục đầu tư

Nội dung

    Điểm nhấn chính: 

    - Phân tích hệ số tương quan có thể hữu ích trong việc xác định mối quan hệ giữa một khoản đầu tư và thị trường tổng thể hoặc giữa các chứng khoán khác với nhau. 

    - Tuy nhiên, hệ số này cũng có không ích các hạn chế mà nhà đầu tư cần chú ý khi áp dụng nó vào phương pháp phân tích của mình.    

    Trong thế giới đầu tư đầy biến động, việc kiểm soát rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận luôn là ưu tiên hàng đầu. Một trong những chiến lược phổ biến và hiệu quả nhất là đa dạng hóa danh mục đầu tư. Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược này một cách có cơ sở và khoa học, các nhà đầu tư không thể chỉ dựa vào cảm tính hay sự may rủi. Thay vào đó, họ cần vận dụng những công cụ phân tích định lượng, mà một trong số đó là hệ số tương quan trong đầu tư.

    Vậy hệ số tương quan là gì? Làm sao để áp dụng hệ số tương quan trong việc xây dựng một danh mục đầu tư đa dạng và tối ưu? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm, cách áp dụng và cả những giới hạn khi sử dụng hệ số tương quan để ra quyết định đầu tư. 

    Hệ số tương quan là gì?

    Hệ số tương quan (correlation coefficient) là một chỉ số thống kê biểu thị mức độ liên hệ giữa hai biến số.Trong đầu tư, hệ số tương quan thường được dùng để đo lường mức độ mà giá của hai loại tài sản biến động cùng nhau.

    Giá trị của hệ số tương quan dao động trong khoảng từ -1 đến 1:

    - Hệ số tương quan = 1: Mối tương quan dương hoàn hảo. Hai tài sản tăng hoặc giảm cùng nhau theo tỷ lệ tuyệt đối.

    - Hệ số tương quan = 0: Không có mối quan hệ tuyến tính nào giữa hai tài sản.

    - Hệ số tương quan = -1: Mối tương quan âm hoàn hảo. Khi một tài sản tăng thì tài sản còn lại giảm theo tỷ lệ tương ứng.

    Trong thực tế, hệ số tương quan hiếm khi đạt tuyệt đối 1 hoặc -1. Tuy nhiên, việc hiểu được tài sản nào có mối tương quan thấp hoặc âm là rất quan trọng trong quá trình xây dựng danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro tổng thể.

    Tại sao phải đa dạng hóa danh mục đầu tư?

    Đa dạng hóa danh mục đầu tư là chiến lược phân bổ vốn vào nhiều loại tài sản khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro và bảo vệ giá trị đầu tư trước các cú sốc của thị trường. Đa dạng hóa danh mục đầu tư vốn thu hút không chỉ những nhà đầu tư e ngại rủi ro và những nhà đầu tư F0 mới tham gia vào thị trường.

    Giả sử bạn đầu tư toàn bộ vốn vào một cổ phiếu ngành hàng không. Nếu ngành này bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hoặc giá nhiên liệu tăng, giá cổ phiếu có thể sụt giảm mạnh. Trong trường hợp này, toàn bộ danh mục của bạn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn phân bổ vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ, bất động sản, vàng, trái phiếu... thì khi một ngành gặp khó khăn, các ngành còn lại có thể ổn định hoặc tăng trưởng, từ đó giảm mức độ ảnh hưởng chung đến danh mục đầu tư.

    Tuy nhiên, không phải cứ mua nhiều tài sản là đa dạng hóa hiệu quả. Bí quyết nằm ở việc lựa chọn các tài sản có mối tương quan thấp hoặc âm với nhau, và đây chính là lúc hệ số tương quan trong đầu tư phát huy vai trò quan trọng.

    Nhưng làm thế nào để có thể chọn được các loại hình đó một cách hiệu quả? Đầu tiên và đơn giản nhất là bạn có thể sử dụng trực giác của mình và chọn ngẫu nhiên nhưng điều đó sẽ giống như chơi một trò chơi may rủi. Thông thường, các nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ sử dụng các kỹ thuật để tìm ra cái gọi là "tài sản không tương quan" . Ví dụ, giá bất động sản giảm do lượng cung cầu trong nước sẽ không ảnh hưởng đến giá vàng tăng bởi tác động của giá quốc tế.   

     Ứng dụng hệ số tương quan trong đầu tư

    Để minh họa cho việc sử dụng hệ số tương quan trong đầu tư, hãy xem xét ví dụ sau:

    Một nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu ngành bán lẻ (MWG – Thế Giới Di Động) và muốn mở rộng danh mục sang các lĩnh vực khác như ngân hàng, hàng không, hoặc bất động sản. Để xác định các tài sản nên đầu tư bổ sung, nhà đầu tư này tiến hành phân tích hệ số tương quan dựa trên dữ liệu giá cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn thuộc các ngành này:

    - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB)

    - CTCP Đầu tư Thế giới Di Động (MWG)

    - CTCP Hàng không Việt Nam (HVN)

    - CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (NVL)

    Dựa trên dữ liệu giá đóng cửa hàng ngày từ 27/12/2022 đến 27/12/2023, hệ số tương quan giữa các cặp cổ phiếu như sau:

    Dựa vào kết quả trên, ta thấy rằng mối tương quan giữa VCB với MWG và NVL gần như bằng 0, đây là lựa chọn tốt để bổ sung vào danh mục đang nắm giữ MWG. Trong khi MWG và NVL có mối tương quan cao (0.672), không nên đồng thời đầu tư mạnh vào cả hai nếu muốn đa dạng hóa. Đồng thời, MWG và HVN có mối tương quan khá yếu, khoảng 0.211 nên có thể thêm HVN vào danh mục có MWF để đa dạng hóa.

    Từ đó, một chiến lược đa dạng hóa hiệu quả có thể là kết hợp các cổ phiếu MWG, VCB và HVN, nhờ vào mối liên hệ yếu hoặc ngược chiều giữa chúng.

    Những giới hạn khi ứng dụng hệ số tương quan trong đầu tư

    Mặc dù hệ số tương quan trong đầu tư là công cụ mạnh mẽ hỗ trợ đa dạng hóa danh mục đầu tư, song nó không phải là lựa chọn duy nhất để giải quyết mọi vấn đề. Có một số điểm nhà đầu tư cần lưu ý:

    1. Phụ thuộc vào dữ liệu quá khứ: Hệ số tương quan được tính dựa trên dữ liệu trong quá khứ, nên không đảm bảo rằng mối quan hệ này sẽ tiếp tục trong tương lai. Trong khi thị trường tài chính luôn biến động do nhiều yếu tố ảnh hưởng như chính sách tiền tệ, địa chính trị, xu hướng công nghệ, hành vi nhà đầu tư, v.v.

    2. Mối quan hệ có thể không tuyến tính: Hệ số tương quan chỉ đo lường mối quan hệ tuyến tính. Trong khi đó, một số tài sản có thể có mối quan hệ phi tuyến. Ví dụ: giá dầu và cổ phiếu ngành hàng không có thể chỉ biến động cùng chiều khi giá dầu vượt một ngưỡng nhất định.

    3. Cỡ mẫu nhỏ gây sai lệch: Nếu chỉ dùng dữ liệu trong thời gian ngắn (ví dụ: vài tháng), kết quả có thể bị nhiễu hoặc không phản ánh đúng mối quan hệ dài hạn giữa các tài sản.

    4. Không phân tích được mối quan hệ đa biến: Hệ số tương quan chỉ đo giữa hai tài sản tại một thời điểm. Tuy nhiên, danh mục đầu tư thường bao gồm nhiều tài sản. Do đó, để tối ưu hóa danh mục toàn diện, cần thêm các công cụ khác như ma trận tương quan, phân tích phương sai – hiệp phương sai (covariance matrix), hay mô hình Markowitz.

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada
    Tải App Ngay
    hoặc truy cập tititada.com

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 7.5%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán