Điểm nhấn chính:
- Mua trước trả sau, Buy now pay later hay BNPL, cho phép bạn mua hàng ngay lúc đó và trả dần số tiền mua hàng mà không bị tính lãi suất.
- kiến thức tài chính cá nhân: Nếu bạn đang cân nhắc sử dụng mua trước trả sau, cần cân nhắc xem xét các khoản thanh toán có phù hợp với khả năng tài chính của bạn.
- Trước khi quyết định lựa chọn, bạn nên cân nhắc ưu và nhược điểm của hình thức thanh toán “mua trước trả sau” so với các phương án thanh toán khác, chẳng hạn như thẻ tín dụng và khoản vay cá nhân.
Mặc dù việc sử dụng hình thức BNPL có thể đem lại cho bạn một số thuận tiện nhất định, song bạn cũng có thể đối mặt với không ít những rủi ro tiềm ẩn theo đó.
Cách thanh toán theo hình thức Mua trước trả sau
Hình thức thanh toán mua trước trả sau (BNPL) có các điều khoản và điều kiện khác nhau, nhưng nhìn chung, chúng cung cấp các khoản vay ngắn hạn cho người tiêu dùng, ngược lại sẽ nhận các khoản thanh toán cố định và thường không tính lãi. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng mua trước trả sau để mua sắm hoặc chọn tùy chọn mua trước trả sau trên chính thẻ tín dụng của mình.
Bạn có thể mua hàng tại một cửa hàng, sử dụng hình thức thanh toán BNPL và chọn mua ngay lập tức, sau đó thanh toán phần còn lại trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu được chấp thuận, bạn cần phải thanh toán một phần nhỏ ngay lúc thanh toán, chẳng hạn như chỉ 25% tổng giá trị đơn hàng. Sau đó, khoản thanh toán còn lại sẽ được chia nhỏ thành nhiều khoản và bạn được phép trả từng khoản nhỏ theo từng đợt (theo tuần hoặc tháng) và không phát sinh bất kỳ khoản chi phí lãi nào (trong trường hợp bạn thanh toán đúng hạn). Các khoản thanh toán có thể được khấu trừ một cách trực tiếp và tự động thông qua thẻ ghi nợ, tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng của bạn.
Việc sử dụng BNPL và thẻ tín dụng có một số điểm khác biệt nhất định. Thẻ tín dụng thường tính lãi trên bất kỳ số dư nào chưa được thanh toán và được chuyển sang kỳ thanh toán tiếp theo. Với một thẻ tín dụng, bạn hoàn toàn có thể được phép chi tiêu trong hạn mức tín dụng của mình một cách vô thời hạn.
Trong khi đó, thanh toán theo hình thức BNPL thường không tính lãi hay các khoản phí nào (tuy sẽ có một số tính phí dịch vụ hàng tháng/năm) và chúng có kỳ hạn thanh toán định kỳ cố định. Bạn biết trước được số tiền mình cần thanh toán và mỗi khoản thanh toán hàng kỳ này được chia đều và là giống nhau và biết cách lập ngân sách chi tiêubao gồm các khoản thanh toán mua trước trả sau.
Mặc dù vậy, kiến thức tài chính cá nhân quan trong về Mua trước trả sau mà bạn cần nắm đó là một số giao dịch mua sắm có thể không thỏa mãn điều kiện nhận khoản “tài trợ” Mua trước trả sau này. Ngoài ra, thanh toán BNPL cũng có giới hạn về số tiền mà bạn có thể nhận được khi thanh toán trước đối với tùy mặt hàng hay nhãn hàng.
Mua trước trả sau: Xu hướng thanh toán mới
Mua trả góp hay vay từ ví trả trước, thẻ tín dụng đang dần trở thành xu hướng thanh toán phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, đặc biệt là khi các bạn trẻ đã không còn thụ động chờ lương về mỗi tháng mà họ hoàn toàn có thể mua sắm một cách thoải mái hơn.
Theo báo cáo của Research and Markets, trong năm 2021, hình thức thanh toán Mua trước trả sau tại Việt Nam đạt giá trị hơn 697 triệu USD, tăng trưởng khoảng 71.5%/năm. Con số của báo cáo này đã cho thấy, tùy chọn Mua trước trả sau đang dần trở thành một lối thanh toán phổ biến đối với người tiêu dùng tại Việt Nam. Theo đó, xu hướng Mua trước trả sau được dự báo sẽ tăng trưởng 45.2% trong giai đoạn 2022 – 2028 với tổng giá trị hàng hóa trong nước thanh toán theo hình thức này ước tính tăng từ 496.4 triệu đô vào năm 2021 lên 10,528 tỷ đô vào năm 2028.
Cũng vì lý do này mà có rất nhiều ngân hàng, các đơn vị tài chính hay Fintech với các ứng dụng đã đồng loạt góp mặt vào lĩnh vực này.
Ứng dụng Kredivo Việt Nam
Công ty Kredivo chính thức ra mắt nền tảng công nghệ “Buy now – Pay later” trên thị trường Việt Nam vào tháng 8/2021. Kredivo triển khai ứng dụng thông qua hợp tác chiến lược với công ty Phoenix Holdings, một công ty đầu tư về dịch vụ tài chính, công nghệ, bán lẻ, tiêu dùng.
Với Kredivo, bạn sẽ được cung cấp nhiều mức hạn mức tín dụng khác nhau tùy theo khả năng chi trả và hạn mức này có thể lên đến 25 triệu đồng. Bạn có thể sử dụng để mua sắm trước và thanh toán sau đó theo kỳ hạn 30 ngày, 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm cho tất cả các sản phẩm hay dịch vụ nào tại website có liên kết thanh toán với Kredivo mà không cần thủ tục chứng minh thu nhập.
Ví trả sau trên ứng dụng Momo
Sản phẩm Ví trả sau được ra đời tích hợp trên ứng dụng Momo với nhiều tính năng tiên tiến, tiện lợi cùng nhiều ưu đãi cho khách hàng. Momo là fintech đầu tiên phối hợp cùng với Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cho ra mắt sản phẩm BNPL, Ví trả sau Momo. Bạn có thể dùng tín dụng của Ví này để mua trước và thanh toán sau 30 ngày (giống cách hoạt động của thẻ tín dụng), hoặc chuyển đổi dư nợ thành các khoản trả góp với các thời hạn 3, 6,9 và 12 tháng.
Ứng dụng Fiin Credit
Fiin Credit cũng là một cái tên không nằm ngoài danh sách các ứng dụng Mua trước trả sau khá quen thuộc với nhiều người tiêu dùng. Ứng dụng này là một sản phẩm công nghệ được cho ra mắt bởi CTCP Đổi mới Công nghệ Tài chính Fiin. Với thủ tục đăng ký đơn giản, bạn nhanh chóng được xét duyệt hạn mức tại các cửa hàng liên kết lên đến 10 triệu đồng và được miễn lãi suất đến 45 ngày.
Kiến thức tài chính cá nhân: Rủi ro khi sử dụng BNPL
Khi tiếp cận Mua trước trả sau, bạn có thể sẽ phải đối mặt với một số rủi ro. Mặc dù BNPL có thể giúp bạn thực hiện các giao dịch mua sắm một cách nhanh chóng nhưng nếu không cẩn thận, bạn có thể đặt mình vào tình huống mắc nợ nhiều hơn và gặp khó khăn trong khả năng chi trả. Và điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn.
Trước tiên, bạn cần hiểu rằng các điều khoản thỏa thuận thanh toán mà bạn đồng ý với hình thức tài trợ Mua trước trả sau này không được quy định chặt chẽ như thẻ tín dụng. Các điều khoản này có thể có sự khác nhau đáng kể. Ví dụ: một số công ty, ứng dụng có thể yêu cầu bạn thanh toán số dư còn lại bằng các khoản thanh toán bằng nhau hai tuần một lần chỉ trong 1 tháng. Trong khi một số khác có thể cho phép bạn thanh toán trong vòng 3 tháng, 6 tháng hoặc thậm chí lâu hơn.
Hiểu cách thức thanh toán của các khoản Mua trước trả sau có thể giúp bạn cách lập ngân sách chi tiêu cho các khoản Mua trước trả sau trong ngân sách của mình. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng mình có đủ khả năng thanh toán và thanh toán đúng hạn. Khi bạn không hoàn tất các nghĩa vụ thanh toán Mua trước trả sau đúng hạn, bạn có thể phải chịu mức phí trả chậm rất cao.
Cuối cùng, bạn nên cân nhắc các chính sách hoàn trả của cửa hàng và liệu các khoản vay mua trước trả sau có ảnh hưởng đến khả năng trả lại các sản phẩm bạn đã mua hay không. Ví dụ: người bán có thể cho phép bạn trả lại sản phẩm đã mua nhưng bạn không thể hủy bỏ giao dịch Mua trước trả sau cho đến khi bạn có đủ bằng chứng cho thấy việc trả lại đã được chấp thuận.
Ưu và nhược điểm của Mua trước – Trả sau
Mua trước trả sau có ưu điểm và khuyết điểm riêng và đây là kiến thức tài chính cá nhân cơ bản bạn cần nắm trước khi quyết định sử dụng Mua trước trả sau.
Ưu điểm
- Thanh toán các đơn hàng mua sắm một cách thuận tiện
- Thường không phát sinh bất kỳ khoản phí nào hoặc mức phí thấp hơn so với thẻ tín dụng
- Không cần thiết phải có tín dụng tốt/điểm tín dụng cao để được chấp thuận
- Được phê duyệt nhanh
Nhược điểm
- Có thể khó theo dõi các khoản thanh toán
- Bạn có thể phải chịu một mức phí phạt hoặc điểm tín dụng của bạn bị ảnh hưởng nếu bạn chưa hoàn tất nghĩa vụ thanh toán đúng hạn
- Bạn có thể phải chịu một mức phí cố định khi sử dụng mua trước trả sau
- Bạn không nhận được các ưu đãi mà thẻ tín dụng mang lại như hoàn tiền hay nhận điểm thưởng
- Khoản thanh toán có thể vẫn bị tính ngay cả khi bạn đã hoàn trả các mặt hàng đã mua
Ngoài ra, việc bạn muốn trả lại một mặt hàng đã mua khi thanh toán theo hình thức BNPL có vẻ khá phức tạp. Bạn sẽ nhận lại được tiền của mình, nhưng có thể bị chậm trễ do phải đợi người bán xác nhận khoản tiền hoàn lại từ bên cho vay BNPL. Bạn có thể sẽ phải tiếp tục thanh toán trong thời gian chờ đợi. Nếu không, khoản thanh toán có thể bị tính là chưa hoàn tất, dẫn đến các khoản phí bổ sung và có thể ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn.
Mua trước – trả sau và bài học cho các bạn trẻ
Nếu bạn thuộc nhóm GenZ, rất có thể bạn sẽ lựa chọn “mua trước trả sau” như một hình thức thanh toán của mình khi mua sắm trực tuyến. Nhưng điều quan trọng là bạn phải có kiến thức tài chính cá nhân và hiểu cách thức hoạt động của hình thức thanh toán này.
Trước hết, hầu hết các khoản vay BNPL yêu cầu người sử dụng phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Và đôi khi, ngay cả khi bạn đã đủ 18 tuổi, bạn có thể vẫn cần một người bảo lãnh có lịch sử tín dụng tốt.
Thứ hai, BNPL có thể được sử dụng để mua hàng một cách dễ dàng và nhanh chóng, nhưng đó có thể không phải là cách tốt nhất để mua mặt hàng đó. Ví dụ: nếu bạn muốn mua một chiếc áo khoác trị giá 1 triệu đồng, thì tính năng “mua trước trả sau” có thể chia chi phí của chiếc áo khoác thành bốn phần có giá trị là 250,000 đồng, nhưng bạn cũng có thể tiết kiệm trước đến khi đủ tiền thì và mua (thanh toán) chiếc áo khoác đó ngay. Cách tiếp cận này sẽ giúp bạn có ý thức tiết kiệm và biết cách lập ngân sách chi tiêu cho nguồn tài chính của mình. Vào thời điểm bạn đã tiết kiệm được 1 triệu đồng, bạn thậm chí có thể sẽ không còn muốn bỏ tiền để mua chiếc áo khoác đó nữa.
Nhìn khác đi, mua trước trả sau cũng có thể giúp bạn nhận ra trách nhiệm về việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính hàng tháng. Đây có thể được xem là một bài học tài chính đáng giá.
Nếu bạn đủ điều kiện để thanh toán theo hình thức BNPL, bạn cần đảm bảo rằng mình hiểu được hình thức thanh toán này ảnh hưởng như thế nào đến lịch sử tín dụng và điểm tín dụng của bản thân. Bạn nên dành thêm thời gian để nâng cao kiến thức tài chính cá nhân và tìm hiểu về khoản nợ, các cách tốt nhất để quản lý khoản nợ hiệu quả, cách chúng ảnh hưởng đến bạn cũng như tình hình tài chính của bạn trong tương lai.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.