Khuyến nghị VCB: MUA - Chất lượng tài sản hàng đầu ngành
Công ty chứng khoán SBBS vừa ra báo cáo về VCB ngày 12/12/2024, với khuyến nghị mua với Giá mục tiêu 12 tháng: 108,300đ, Tăng trưởng 18.1%. Báo cáo Tóm tắt [tại đây].
Theo đó,VCB là lựa chọn hàng đầu của SBBS cho ngành Ngân hàng là vì:
- Ngân hàng bán lẻ với vị thế đầu ngành, mang lưới chi nhánh rộng khắp.
- Chuyển đổi số nhanh chóng, hệ thống công nghệ thông tin hàng đầu.
- Chất lượng tài sản của VCB thuộc diện tốt nhất ngành với tỉ lệ nợ xấu đạt 1.2%.
- VCB được hưởng lời từ việc cho vay các DA đầu tư công (như sân bay Long Thành, Lô B dầu khí) trong năm 2025, giúp cải thiện NIM và thu nhập lãi.
- Là một trong những công ty được hưởng lợi từ dòng vốn FII mới khi Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi dự kiến Q2/Q3 2025.
VCB ngân hàng có chất lượng tài sản hàng đầu ngành:
- Trong 9Th2024, VCB ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng 2% so với cùng kỳ, đạt 41,563 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế (LNTT) và sau thuế (LNST) 9 tháng đầu năm 2024 lần lượt đạt 31,533 tỷ đồng và 25,283 tỷ đồng, tăng 7% svck, giúp VCB hoàn thành 75% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2024.
- Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng lên 1.22% cuối Q3/2024, nhưng vẫn duy trì ở mức thấp so với ngành ngân hàng nhờ chất lượng tài sản tốt.
- Ngân hàng được kỳ vọng hưởng lợi từ tốc độ tăng trưởng tín dụng 14% trong năm 2024, nhờ nhu cầu tiêu dùng tăng cao và môi trường lãi suất ổn định.
- Kế hoạch phát hành riêng lẻ 6.5% cổ phần vào năm 2025 nhằm tăng tỷ lệ CAR (hệ số an toàn vốn) lên 13–13.5% trong giai đoạn 2025–2026, củng cố năng lực tài chính.
- SBBSi dự đoán thu nhập lãi thuần cả năm 2024 của VCB đạt 58,568 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2023. Đồng thời lợi nhuận sau thuế đạt 34,819 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2023.
- SBBS dự báo NIM hồi phục đạt 3.5% trong năm 2025. Tỷ lệ NPL ổn định quanh mức 1.1-1.2% giúp LNTT tăng trưởng đạt 21% svck.
Định giá:
- SBBS sử dụng phương pháp P/B 3.0x lần cho mức giá 107,850đ
- Ngoài ra, SBBS cũng sử dụng phương pháp thu nhập thặng dư cho ra định giá 109,845đ.
- Với trọng số 70% cho phương pháp P/B và 30% trọng số cho phương pháp thu nhập thặng dư, chúng tôi định giá VCB ở mức 108,300đ.
- SBBS khuyến nghi MUA với lợi nhuận kỳ vọng 12-tháng là 18.1%, từ mức giá 91,700đ/cổ phiếu (04/11/2024).
VCB – Ngân hàng bán lẻ quốc doanh hàng đầu Việt Nam
1. Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển
Giai đoạn Khởi đầu và Thành lập (1955 - 1963):
- 1955: Thành lập Sở Quản lý Ngoại hối Trung ương thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam - đơn vị tiền thân của Vietcombank.
- 1963: Chính thức đi vào hoạt động theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 của Chính phủ. Giai đoạn Tăng trưởng và Đảm nhận Vai trò Quốc gia (1987)
- 1987: Vietcombank tiếp nhận hệ thống ngân hàng cũ, tiếp nối tư cách hội viên Việt Nam tại các tổ chức tài chính quốc tế, đồng thời tham gia xử lý nợ quốc gia và hỗ trợ quá trình chống cấm vận. Ngân hàng trở thành tổ chức duy nhất nắm giữ độc quyền trong ba lĩnh vực quan trọng: giao dịch ngoại tệ, tín dụng xuất nhập khẩu, và thanh toán quốc tế. Vietcombank cũng là ngân hàng thương mại đầu tiên được phép phát hành Phiếu đồng Việt Nam gốc ngoại tệ, góp phần quản lý hiệu quả việc sử dụng ngoại tệ.
Giai đoạn Tái cơ cấu và Hiện đại hóa (2008 - 2009)
- 2008: Tiên phong thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu và hiện đại hóa ngân hàng, chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần và phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 2007.
- 2009: Cổ phiếu VCB chính thức niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE).
Giai đoạn Hợp tác Quốc tế và Phát triển Chiến lược (2011 - 2019)
- 2011: Ký kết hợp đồng cổ đông chiến lược với Ngân hàng Mizuho Corporate thuộc Tập đoàn Tài chính Mizuho, Nhật Bản.
- 2018: Trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước cấp phép áp dụng Basel II theo Thông tư 41 từ ngày 01/01/2019, sớm trước một năm so với quy định.
- 2019: Ra mắt văn phòng đại diện tại Mỹ và ký kết hợp đồng phân phối bảo hiểm với Công ty bảo hiểm FWD, đánh dấu hợp đồng có giá trị lớn nhất trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tại thời điểm đó. Cũng trong năm này, Vietcombank trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên đạt lợi nhuận 1 tỷ USD.
Giai đoạn Chuyển đổi số và Mở rộng Quy mô (2020 - nay).
- 2020: Thành công triển khai hệ thống ngân hàng lõi Core banking.
- 2021: Vietcombank tài trợ Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I với tổng vốn đầu tư 41,130 tỷ đồng – dự án nguồn điện đầu tiên của EVN được tài trợ 100% từ vốn vay của một tổ chức tín dụng trong nước mà không cần bảo lãnh của Chính phủ. Đây cũng là dự án quy mô lớn nhất từng được một tổ chức tín dụng trong nước thu xếp vốn.
- 2022: Vietcombank đạt vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước theo Thông tư 52/2018, cải thiện toàn diện các chỉ tiêu tài chính trong 6 nhóm tiêu chí đánh giá tổ chức tín dụng.
- 2023: Vietcombank tiếp tục tiên phong chuyển đổi số với nhiều sản phẩm nổi bật như VCB CashUp -Hệ thống thanh toán và quản lý dòng tiền hiện đại cho doanh nghiệp lớn, VCB DigiBiz – Ngân hàng số dành cho doanh nghiệp SME, và Trợ lý ảo VCB Digibot. Với sứ mệnh tiên phong được Chính phủ lựa chọn, Vietcombank hợp tác cùng Tổng cục Thuế triển khai thành công dịch vụ Thuế điện tử (eTax) và cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trên nền tảng số, qua đó triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử; cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Khởi đầu là một ngân hàng đối ngoại, Vietcombank đã mở rộng thành một ngân hàng đa năng với đầy đủ dịch vụ tài chính, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Các hoạt động như huy động vốn, tín dụng và tài trợ dự án được kết hợp với dịch vụ ngân hàng hiện đại, bao gồm kinh doanh ngoại tệ, công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, và ngân hàng điện tử.
Với hạ tầng kỹ thuật hiện đại và thành công trong chuyển đổi hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) vào năm 2020, Vietcombank sở hữu lợi thế lớn trong việc ứng dụng công nghệ cao để tự động hóa dịch vụ. Các sản phẩm ngân hàng điện tử như VCB Digibank, VCB - iBanking, VCB CashUp, và VCB DigiBiz không chỉ tăng cường tiện ích, tốc độ và tính bảo mật cho khách hàng mà còn thúc đẩy thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong cộng đồng.
Trải qua 60 năm phát triển, Vietcombank đã có đóng góp đáng kể vào sự ổn định và phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời tạo dấu ấn mạnh mẽ trong cộng đồng tài chính khu vực và quốc tế.
2. Vị Thế Của Vietcombank
Cơ cấu công ty con, mạng lưới và chi nhánhVietcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất tại Việt Nam, với hơn 600 chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện và công ty thành viên cả trong và ngoài nước. Mạng lưới này bao gồm trụ sở chính tại Hà Nội, 126 chi nhánh, 517 phòng giao dịch, cùng 4 công ty con trong nước (Công ty cho thuê tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty kiều hối, và Công ty cao ốc Vietcombank 198). Quốc tế, Vietcombank có 3 công ty con gồm Công ty Vinafico Hongkong, Công ty chuyển tiền Vietcombank tại Mỹ, và một ngân hàng con tại Lào.
Ngoài ra, Vietcombank sở hữu một văn phòng đại diện tại TP. HCM, một tại Singapore, và một tại Mỹ, cùng với 3 đơn vị sự nghiệp gồm Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Trung tâm xử lý tiền mặt tại Hà Nội và TP. HCM, cùng 3 công ty liên doanh, liên kết.
Về nguồn nhân lực, Vietcombank có 23,493 cán bộ nhân viên, đồng thời vận hành hệ thống Autobank với hơn 2,500 máy ATM và hơn 60,000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ trên toàn quốc. Hoạt động của ngân hàng được hỗ trợ bởi mạng lưới 1,163 ngân hàng đại lý tại 93 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngoài hoạt động chính là ngân hàng thương mại, hiện tại VCB đang sỡ hưu nhiều công ty con hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm các lĩnh vực tài chính và phi tài chính. Đặc biệt như Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nằm trong Top 10 về thị phần moi giới và Top 5 về môi giới trái phiếu. Ngoài ra, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) đã quản lý hơn 6,000 tỷ đồng tài sản ròng tính đến thời điểm 31/08/2024.
Cơ cấu cổ đông
Vào cuối tháng 1 năm 2019 Vietcombank đã thành công phát hành 111,108,873 cổ phiếu, tương đương với số vốn 6,200 tỷ đồng cho hai đối tác kinh doanh nước ngoài là ngân hàng Mizuho và GIC Private Limited. Sau đợt phát hành này, tỷ lệ của các cổ đông lớn được xác lập như sau: cổ đông lớn nhất của Vietcombank là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đại diện vốn Nhà nước tại Vietcombank), nắm giữ 74.8% vốn điều lệ; cổ đông chiến lược Mizuho Corporate Bank. Ltd nắm giữ 15.0% vốn điều lệ; GIC Private Limited nắm giữ 2.6% vốn, các cổ đông khác (bao gồm tổ chức và cá nhân trong nước, tổ chức và cá nhân nước ngoài) nắm giữ 8.2% vốn điều lệ.
Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam
Trong những năm qua, Vietcombank đã khẳng định vị thế là ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, tiên phong trong dịch vụ tài chính hiện đại và luôn hướng đến trải nghiệm khách hàng tối ưu nhất. Ngay từ khi triển khai dịch vụ thẻ năm 1990, Vietcombank đã dẫn dắt thị trường thanh toán không dùng tiền mặt, đưa Việt Nam hòa nhập với xu hướng thanh toán số trên thế giới.
Đến nay, ngân hàng sở hữu hệ thống dịch vụ đa dạng với hạ tầng hiện đại gồm 2,487 máy ATM và hơn 47,000 điểm POS, tăng trưởng trung bình 15% mỗi năm, phục vụ trên 22 triệu khách hàng cá nhân, khẳng định năng lực và sức hút của Vietcombank trong phân khúc bán lẻ.
Vietcombank hiện đang chiếm giữ các thị phần quan trọng: 30% thị phần thẻ tín dụng, 14% thẻ ghi nợ và 44% thanh toán thẻ tín dụng tại Việt Nam. Đặc biệt, đây là ngân hàng đầu tiên hợp tác với tất cả 7 tổ chức thẻ quốc tế, gồm Amex, Visa, MasterCard, JCB, Diners Club, Discover và UnionPay. Việc này không chỉ giúp mở rộng lựa chọn thanh toán quốc tế mà còn thể hiện tầm vóc và uy tín của Vietcombank trên trường quốc tế.
Năm 2020, Vietcombank đã chuyển đổi hoạt động bán lẻ toàn diện qua mô hình Khối Bán lẻ theo dự án RTOM, với chiến lược “khách hàng làm trung tâm”, từ đó củng cố mạnh mẽ vai trò tiên phong trong ngành. Với tầm nhìn đến năm 2025, Vietcombank hướng đến mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ số 1 Việt Nam. Đặc biệt, dịch vụ bán lẻ đã trở thành mảng kinh doanh trụ cột của ngân hàng, chiếm gần 60% thu nhập thuần sau dự phòng rủi ro, với cả huy động vốn và tín dụng bán lẻ đều chiếm hơn 50% tổng danh mục toàn hàng.
Đồng thời, Vietcombank đã đạt bước tiến lớn trong chuyển đổi số, phục vụ gần 10 triệu khách hàng qua các kênh số. Hàng loạt ứng dụng hiện đại như VCBPay, thanh toán QR, và hợp tác với ví điện tử Momo đã được triển khai, giúp khách hàng dễ dàng giao dịch chỉ với vài thao tác. Bên cạnh đó, Vietcombank còn đón đầu xu hướng với các dịch vụ thanh toán trực tuyến, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao từ giới trẻ và người dùng Internet tại Việt Nam.
Tầm nhìn dài hạn của Vietcombank không chỉ giới hạn trong nước mà còn vươn ra khu vực Đông Nam Á, với mục tiêu trở thành một trong Top 10 ngân hàng hàng đầu khu vực. Với nền tảng hạ tầng, công nghệ hiện đại và chiến lược phát triển tập trung vào khách hàng, Vietcombank thực sự đã và đang đóng vai trò là ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, góp phần xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện cho cộng đồng.
Thúc đẩy chuyển đối số hóa toàn diện
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Vietcombank đã xác định số hóa là chiến lược cốt lõi, đặt nền móng cho sự chuyển đổi toàn diện và bền vững. Năm 2019, ngân hàng tiên phong tại Việt Nam thành lập Trung tâm Ngân hàng số, khởi động dự án “Chuyển đổi ngân hàng số,” đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình đổi mới công nghệ.
Tiếp nối, ngày 27/1/2020, Vietcombank chính thức vận hành hệ thống Core Banking mới, mở ra khả năng đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt trên nền tảng số. Cùng năm, sự ra mắt của VCB Digibank đã hợp nhất Internet Banking và Mobile Banking, mang đến trải nghiệm thanh toán liền mạch và tối ưu hóa đa kênh.
Không dừng lại ở đó, Vietcombank còn tiên phong cung cấp giải pháp thanh toán cho Cổng dịch vụ công Quốc gia, khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực thanh toán công tại Việt Nam. Đến năm 2021, Vietcombank tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện thông qua chương trình hành động với 7 nhóm nhiệm vụ, 15 mục tiêu cụ thể, và 304 kế hoạch chi tiết, dựa trên 4 trụ cột: Digital, Data, Technology, và Transformation. Sự kiện thành lập Khối Công nghệ Thông tin và Chuyển đổi số vào ngày 1/12/2021 đã tạo động lực trung tâm cho chiến lược số hóa của ngân hàng. Các sản phẩm số như VCB DigiBiz và dịch vụ eKYC giúp hàng triệu khách hàng thực hiện định danh và giao dịch dễ dàng, an toàn, góp phần nâng tầm trải nghiệm người dùng.
Năm 2022, Vietcombank ghi dấu ấn với hàng loạt thành tựu nổi bật: trở thành ngân hàng đầu tiên triển khai thu phí hạ tầng tại Cảng vụ TP. Hồ Chí Minh, phát triển thanh toán song phương với bảo hiểm xã hội Việt Nam, và tiên phong áp dụng hóa đơn điện tử (e.Invoice) theo chuẩn dữ liệu của Tổng cục Thuế, hoàn thành trước thời hạn 3 tháng.
Đồng thời, Vietcombank dẫn đầu thị trường trong dịch vụ thu thuế cho các nhà cung cấp nước ngoài tại Việt Nam và trở thành một trong 10 ngân hàng đầu tiên trên thế giới triển khai giải pháp xác thực quốc tế cho giao dịch chuyển tiền. Đến cuối năm 2023, ngân hàng đạt dư nợ cho vay bán lẻ trên 650,000 tỷ đồng, tăng gần 4% so với năm 2022, đảm bảo cơ cấu tín dụng hợp lý và phát triển bền vững.
Hướng đến năm 2025 với tầm nhìn 2030, Vietcombank đặt
mục tiêu trở thành một trong Top 10 ngân hàng hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Chương trình hành động thực hiện chiến lược chuyển đổi, mà trọng tâm là chuyển
đổi số với mục tiêu đạt top đầu về mức độ trưởng thành về chuyển đổi số trong
khu vực vào năm 2025 cũng đã được Vietcombank xây dựng và đang triển khai quyết
liệt với sự tư vấn của The Boston Consulting Group (BCG).
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về báo cáo, có thể liên lạc với bộ phận phân tích của SBBS qua email [email protected].
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Bài viết liên quan
Báo cáo phân tích lần đầu SSI
09/01/25
Visa và Mastercard: Thế lực thanh toán toàn cầu
08/01/25
Báo cáo phân tích lần đầu PNJ
06/01/25
Tỷ lệ hấp thụ là gì?
23/12/24
Báo cáo phân tích lần đầu FPT
17/12/24
Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 2
15/12/24
Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 1
13/12/24
Báo cáo phân tích lần đầu VCB
12/12/24
Báo cáo phân tích lần đầu SSI
09/01/25
Visa và Mastercard: Thế lực thanh toán toàn cầu
08/01/25
Giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài là gì?
06/01/25
Báo cáo phân tích lần đầu PNJ
06/01/25
Cách mà nhà Glazer thâu tóm Manchester United
25/12/24
Tỷ lệ hấp thụ là gì?
23/12/24
Báo cáo phân tích lần đầu FPT
17/12/24
Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 2
15/12/24