Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Báo cáo phân tích lần đầu VPB

Nội dung

    Khuyến nghị VPB: MUA – Củng Cố Nội Lực – Chuẩn Bị Cho Sự Phục Hồi Mạnh Mẽ

    Công ty chứng khoán SBB vừa ra báo cáo về VPB ngày 15/05/2025, khuyến nghị MUA với Giá mục tiêu 1 Năm là 23,600đ/cổ phiếu (+24.8%) và Giá mục tiêu 3 Năm là 31,000đ/cổ phiếu (+64.3%).Xem chi tiết báo cáo [tại đây].

    VPB là một trong những cổ phiếu ưa thích trong ngành ngân hàng của SBBS vì:

    - VPB có điểm mạnh cả về quy mô lẫn độ phủ rộng trong mảng tín dụng bán lẻ. Bảng cân đối kế toán được củng cố sau thương vụ chào bán cho SMBC, với tỷ lệ an toàn vốn (CAR) hợp nhất đạt 14.65% vào cuối Q1/2025.

    - VPB sở hữu động lực tăng trưởng khác biệt nhờ FE Credit – công ty tài chính tiêu dùng lớn nhất Việt Nam. FE Credit cho thấy những dấu hiệu phục hồi rõ nét trong năm 2024, kết thúc năm với lợi nhuận trước thuế đạt 512 tỷ đồng.

    - Biên lãi ròng (NIM) được duy trì ở mức cao nhờ tập trung vào mảng bán lẻ và tài chính tiêu dùng. Trong năm 2025, khi nhu cầu tín dụng phục hồi và đà tăng trưởng kinh tế được củng cố, VPB được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ cả tăng trưởng dư nợ cho vay và sự ổn định biên lãi.

    - VPB đang được định giá ở mức hấp dẫn, chiết khấu đáng kể so với các ngân hàng, với P/B dự phóng dưới 1.2 lần, thấp hơn đáng kể so với các đối thủ như MBB hay TCB.

    VPB sở hữu vị thế vững chắc đón đầu chu kỳ tăng trưởng:

    1. Hệ sinh thái

    VPB đặt trọng tâm xây dựng mô hình hệ sinh thái số liền mạch nhằm kết nối chặt chẽ các công ty thành viên trong tập đoàn, với hoạt động đa lĩnh vực từ ngân hàng đến tài chính tiêu dùng, chứng khoán, bảo hiểm số và một số nền tảng đa dịch vụ khác, trong đó lấy công nghệ làm trọng tâm.

    - Công ty TNHH Quản lý tài sản Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPB AMC). VPB AMC là công ty con do VPB sở hữu 100%, hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai tác tài sản. Vốn điều lệ của VPB AMC tính đến thời điểm 31/12/2024 là 115 tỷ đồng.

    -  Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE Credit). FE Credit là công ty tài chính tiêu dùng hàng đầu Việt Nam, có tiền thân là Khối Tín dụng tiêu dùng của VPB, chính thức hoạt động dưới thương hiệu FE Credit từ tháng 2/2015. Từ tháng 10/2021, sau khi VPB chuyển nhượng 49% vốn điều lệ cho Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC, cơ cấu sở hữu hiện tại gồm: VPB (50%), SMBC (49%) và 1% sở hữu bởi cổ đông cá nhân.

    - Công ty Cổ phần Bảo hiểm OPES là một trong những công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam, chính thức trở thành một thành viên chiến lược trong hệ sinh thái tài chính toàn diện của VPB từ năm 2022. Năm 2024, OPES lọt vào Top 5 công ty bảo hiểm phi nhân thọ có vốn điều lệ cao nhất Việt Nam, đạt 1,265 tỷ đồng (trong đó VPB nắm giữ 99.13%) và được xếp hạng trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất cả nước.

    - Công ty Cổ phần Chứng khoán VPB (VPBS) được VPB mua lại năm 2022. VPBS liên tục được tăng vốn, từ mức 56 tỷ đồng ban đầu lên 15,000 tỷ đồng tính đến cuối Q1/2025, trở thành một trong những CTCK dẫn đầu về vốn điều lệ hiện nay, so với SSI ở mức 19,639 tỷ đồng và TCBS ở mức 19,613 tỷ đồng.

    - Ngân hàng GPBank: Ngày 17/01/2025, VPB đã nhận chuyển giao bắt buộc Ngân hàng GPBank theo Phương án được Chính phủ phê duyệt, VPB sở hữu 100% vốn điều lệ. GPBank là pháp nhân độc lập và không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính vào báo cáo tài chính hợp nhất của VPB.

    2. Quy mô dư nợ cho vay lớn

    Trong Q1/2025, tổng tài sản hợp nhất của VPB tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 994,037 tỷ đồng, tăng 8% so với cuối năm 2024 và tăng 21.9% svck. Trong đó, dư nợ cho vay chiếm 729,969 tỷ đồng, tăng 5.4% so với năm 2024.

    Nhờ chiến lược mở rộng tín dụng linh hoạt tại từng công ty con, VPB duy trì đà tăng trưởng bền vững trong môi trường cạnh tranh, tận dụng lợi thế về nguồn thu đa dạng và khả năng tiếp cận khách hàng rộng. Đây là nền tảng giúp ngân hàng phục hồi nhanh hơn mặt bằng chung, đồng thời mở rộng dư nợ và cải thiện biên lợi nhuận trong bối cảnh nhu cầu tài chính toàn diện gia tăng.3. CAR duy trì ở mức cao Nền tảng vốn mạnh mẽ cũng giúp VPB duy trì CAR ở mức cao. Năm 2024, CAR hợp nhất đạt 15.5%, còn ngân hàng mẹ đạt 14.0% – đều vượt đáng kể so với mức bình quân toàn ngành (12.5%), hệ thống các NHTM nhà nước (10.6%) và nhóm ngân hàng TMCP (12.2%). Trong Q1/2025, hệ số CAR của VPB hợp nhất và VPB riêng lẻ lần lượt là 14.65% và 13.29%.

    Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về báo cáo, có thể liên lạc với bộ phận phân tích của SBBS qua email [email protected].

      Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

      Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

      Tititada
      Tải App Ngay
      hoặc truy cập tititada.com

      Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

      Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

      Tích lũy

      Lãi suất hấp dẫn lên đến 7.5%

      Tìm hiểu thêm
      Tích lũy

      Cố vấn Robo AI

      Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

      Tìm hiểu thêm
      Cố vấn Robo AI

      Đầu tư chứng khoán

      Với số tiền bất kỳ

      Tìm hiểu thêm
      Đầu tư chứng khoán