Điểm nhấn chính:
- Backlog là công cụ quan trọng để dự báo nhu cầu và quản lý hiệu suất doanh nghiệp.
- Tỷ lệ backlog thường cao trong các ngành xây dựng, sản xuất trong khi lại khá thấp trong ngành bán lẻ, do đặc thù giao hàng tức thời và chuỗi cung ứng ngắn hạn.
Backlog là gì?
Backlog là khối lượng đơn hàng, công việc hoặc sản phẩm đã cam kết thực hiện nhưng chưa hoàn tất. Tùy theo từng lĩnh vực, backlog có thể được biểu thị bằng đơn vị thời gian (vd: số tháng công việc còn tồn), giá trị doanh thu (vd: giá trị các đơn hàng chưa giao), hoặc số lượng cụ thể (vd: số vé hoặc yêu cầu chưa xử lý).
Trong các ngành dựa vào dự án như công nghệ thông tin hoặc xây dựng, backlog thể hiện quy trình công việc đang triển khai. Với IT, đó là các yêu cầu tính năng và câu chuyện người dùng đang trong quá trình phát triển theo Agile. Với xây dựng, đó là các giai đoạn thi công đã làm xong nhưng chưa xuất hóa đơn. Với các doanh nghiệp vận hành theo đơn hàng như bán lẻ hay sản xuất, backlog là sổ đặt hàng, đại diện cho các sản phẩm khách hàng đã mua nhưng chưa được sản xuất hoặc giao hàng.
Các khía cạnh chính của backlog
1. Cam kết và Dự báo: Backlog cam kết gồm những đơn hàng hoặc hợp đồng chắc chắn; backlog dự báo dựa trên cơ hội kinh doanh và đề xuất.
2. Ngắn hạn và Dài hạn: Backlog ngắn hạn là khối lượng công việc dự kiến xử lý trong vài tuần tới; backlog dài hạn kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm, có ảnh hưởng lớn đến hoạch định năng lực.
3. Giá trị và Khối lượng: Backlog theo giá trị đo bằng tiền; backlog theo khối lượng đo bằng đơn vị vật lý hoặc giờ lao động.
Việc hiểu rõ các khía cạnh trên giúp tổ chức tận dụng backlog như một công cụ để dự báo nhu cầu, phân bổ nguồn lực, lên kế hoạch dòng tiền và đo lường hiệu suất.
Hiểu backlog qua các chỉ số hiệu quả
Chỉ số backlog thể hiện mức độ hiệu quả trong việc chuyển đổi công việc đã cam kết thành sản phẩm hoặc dịch vụ thực tế. Đây là thước đo tiêu chuẩn để so sánh giữa các thời kỳ hoặc giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành.
Hai cách phổ biến để tính chỉ số bao phủ backlog:
1. Theo giá trị tiền tệ
Chỉ số
bảo phủ backlog = Tổng giá
trị backlog / Doanh thu
trung bình
hàng tháng
- Mức bao phủ cao (>1.0x): Thể hiện nhu cầu mạnh và có thể dẫn đến căng thẳng về năng lực sản xuất. Các ngành có thời gian triển khai dài như hàng không hoặc máy móc công nghiệp thường hướng đến tỷ lệ trên 3.0.
- Mức bao phủ trung bình (0.5x–1.0x): Phổ biến ở các ngành có vòng đời sản phẩm ngắn như bán lẻ hoặc điện tử tiêu dùng.
- Mức bao phủ thấp (<0.5x): Cho thấy lượng đơn hàng thấp hơn năng lực sản xuất hiện tại, có thể gây ra tình trạng dư thừa nguồn lực hoặc hụt doanh thu.
2. Theo giá trị thời gian
Số ngày bao phủ = Tổng giá trị backlog / Doanh thu trung bình ngày
Thời gian bao phủ (theo ngày hoặc tuần) giúp theo dõi độ trễ của backlog và đánh giá tốc độ chuyển đổi công việc thành doanh thu.
Ứng dụng thực tiễn trong các ngành
Ứng dụng thực tiễn của backlog rất đa dạng và quan trọng trong nhiều ngành nghề, giúp các doanh nghiệp quản lý công việc, dự báo tiến độ và tối ưu nguồn lực hiệu quả.
Công nghệ thông tin
Trong phát triển phần mềm, backlog gồm Product Backlog (danh sách tính năng, cải tiến và lỗi) và Sprint Backlog (danh sách công việc ưu tiên trong mỗi chu kỳ Sprint). Nhóm phát triển sản phẩm thường sử dụng chỉ số tốc độ xử lý công việc để đo lường hiệu suất làm việc, qua đó dự báo thời điểm hoàn thành và điều chỉnh phạm vi công việc cho phù hợp.
Ví dụ, một công ty công nghệ có danh sách công việc tồn đọng trong mỗi chu kỳ phát triển phần mềm gồm khoảng 20–30 nhiệm vụ ưu tiên. Với tốc độ xử lý đạt từ 30 đến 40 điểm công việc mỗi chu kỳ, nhóm có thể ước tính tiến độ một cách chính xác hơn, từ đó phân bổ nguồn lực hợp lý và đảm bảo đúng cam kết về thời gian bàn giao.
Xây dựng
Trong ngành xây dựng, backlog là chỉ báo sống còn đối với dòng tiền và khả năng duy trì thi công. Đây là tổng giá trị các hợp đồng đã ký nhưng chưa thực hiện, thường được tính bằng nghìn tỷ đồng hoặc quy đổi theo tháng lao động.
Ví dụ Coteccons (CTD), backlog hiện tại khoảng 15,000 tỷ đồng, trong khi doanh thu năm 2023 là 13,600 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ backlog ≈ 1.1 lần. Điều này cho thấy Coteccons đã có đủ công việc để duy trì hoạt động trong khoảng 12–15 tháng tới mà không cần phụ thuộc vào hợp đồng mới.
Backlog lớn giúp doanh nghiệp không chỉ lên kế hoạch thi công chính xác, mà còn ổn định dòng tiền và nguồn lực nhân công, nhất là trong bối cảnh ngành xây dựng thường bị ảnh hưởng bởi sự trì trệ của thị trường bất động sản.
Bất động sản
Trong ngành bất động sản, backlog – thường dưới dạng các hợp đồng mua bán đã ký nhưng chưa bàn giao – là đòn bẩy tài chính quan trọng. Nó vừa thể hiện doanh thu dự kiến trong ngắn và trung hạn, vừa là cơ sở để doanh nghiệp huy động vốn từ ngân hàng hoặc trái phiếu.
Ví dụ, Vinhomes (VHM) ghi nhận backlog hơn 50.000 tỷ đồng, trong khi doanh thu năm 2023 đạt 62,400 tỷ đồng, tạo ra tỷ lệ backlog ≈ 0.8 lần. Điều này đồng nghĩa với việc Vinhomes đã "khóa trước" gần 80% doanh thu tiềm năng của năm tới, giúp doanh nghiệp chủ động dòng tiền và không phụ thuộc hoàn toàn vào tiến độ bán hàng. Quan trọng hơn, backlog này còn gia tăng tính tín nhiệm tài chính, giúp Vinhomes dễ dàng xoay vòng vốn để tiếp tục phát triển các đại đô thị quy mô lớn.
Sản xuất
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, backlog được chia thành backlog sản xuất và backlog giao hàng. Đây là cơ sở để lập kế hoạch công suất dây chuyền, mua nguyên liệu đầu vào và cam kết tiến độ với khách hàng.
Ví dụ, Hòa Phát (HPG), nhà sản xuất thép hàng đầu, duy trì backlog sản xuất khoảng 25,000 tỷ đồng, trong khi doanh thu năm 2023 đạt 118,300 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ backlog ≈ 0.21 lần doanh thu, tương đương gần 3 tháng sản lượng. Điều này cho thấy công ty có thể duy trì công suất ổn định và ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động của đơn hàng ngắn hạn. Backlog ở đây không chỉ là đơn hàng tồn đọng, mà còn là chỉ báo về sức mua thực tế trong ngành công nghiệp, và công cụ để giảm thiểu rủi ro thiếu hụt nguyên liệu hoặc giao hàng trễ.
Bán lẻ & Dịch vụ
Trong ngành bán lẻ và dịch vụ, backlog có vai trò như một radar dự báo nhu cầu tức thời và công cụ điều phối vận hành. Tỷ lệ backlog trong bán lẻ thường thấp do đặc thù mô hình kinh doanh theo chuỗi cung ứng ngắn hạn và đáp ứng nhanh. Phần lớn sản phẩm được bán và giao ngay, không tích lũy thành đơn hàng chờ xử lý. Ngoài ra, khách hàng bán lẻ có kỳ vọng cao về tốc độ giao hàng, khiến doanh nghiệp buộc phải duy trì quy trình xử lý đơn hàng gần như theo thời gian thực, qua đó hạn chế khối lượng backlog phát sinh.
Ví dụ, Thế Giới Di Động (MWG) có backlog khoảng 500 tỷ đồng đơn hàng online chưa giao trong mùa cao điểm, trong khi doanh thu cả năm 2023 là 121,000 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ backlog ≈ 0.4%. Mặc dù tỷ lệ thấp, backlog giúp MWG tối ưu hóa tồn kho, phân bổ logistics và nhân lực kho vận – đặc biệt trong các chiến dịch khuyến mãi lớn.
Còn với PNJ, backlog dịch vụ và đơn hàng thiết kế riêng đạt khoảng 200 tỷ đồng, tương đương 0.5% doanh thu (37,500 tỷ đồng). Trong lĩnh vực kinh doanh trang sức cao cấp, backlog đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định doanh thu và duy trì tỷ suất lợi nhuận cao nhờ các đơn hàng mang tính cá nhân hóa và đặt trước.
Hạn chế khi sử dụng backlog
Mặc dù backlog là chỉ số quan trọng trong quản lý hoạt động và dự báo tăng trưởng, nhưng việc sử dụng nó cũng tiềm ẩn một số hạn chế cần được nhìn nhận rõ ràng.
Yếu tố mùa vụ
Vào các thời điểm cao điểm như lễ Tết hay mùa bán hàng cuối năm, backlog có thể tăng vọt, khiến doanh nghiệp lầm tưởng về nhu cầu thực sự của thị trường trong dài hạn.
Backlog không phải là doanh thu đảm bảo
Các đơn hàng vẫn có thể bị hủy bỏ hoặc thay đổi theo yêu cầu khách hàng. Việc này gây khó khăn trong việc lập kế hoạch sản xuất, dự báo dòng tiền và phân bổ nguồn lực.
Cơ cấu sản phẩm
Cơ cấu sản phẩm trong backlog không đồng đều về biên lợi nhuận. Doanh nghiệp có thể sở hữu lượng backlog lớn nhưng nếu phần lớn đến từ các sản phẩm có biên lợi nhuận thấp thì hiệu quả kinh doanh thực tế vẫn có thể suy giảm, dẫn đến những đánh giá sai lệch nếu chỉ nhìn vào tổng giá trị backlog mà không phân tích sâu hơn về chất lượng và cơ cấu đơn hàng.
Nhìn
chung, lượng backlog và chỉ số bao phủ backlog giúp phản ánh khả năng duy trì
doanh thu hay sản lượng trong tương lai của một doanh nghiệp. Trong thị trường
đầy biến động hiện nay, quản trị backlog là yếu tố sống còn để duy trì hiệu
suất, lợi nhuận và vị thế cạnh tranh.

Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.



Bài viết liên quan
Backlog & Hiệu quả vận hành
26/05/25
Tài trợ thanh toán trước khi giao hàng (PDP) là gì?
14/02/24
Dự trữ bắt buộc của ngân hàng là gì?
08/02/24
Tỷ số tài chính quan trọng của doanh nghiệp_Phần 2
23/12/23
Tỷ số tài chính quan trọng của doanh nghiệp_Phần 1
22/12/23
Tính thanh khoản của tài sản là gì?
17/09/23
Giá trị cộng hưởng trong M&A là gì?
08/08/23
Các chỉ số tài chính quan trọng của ngân hàng
15/06/23
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ vs. Tỷ suất hoàn vốn đầu tư
21/04/23
Khấu hao tài sản vô hình vs. tài sản hữu hình
20/04/23
Tỷ lệ thu hồi nợ là gì?
27/03/23
Phân tích chi phí - lợi ích là gì?
22/03/23
Backlog & Hiệu quả vận hành
26/05/25
Báo cáo phân tích lần đầu VPB
15/05/25
Chia tách doanh nghiệp: Phá vỡ để phát triển mạnh mẽ hơn
27/04/25
Thị trường bancassurance tại Việt Nam
21/04/25
Tình hình ngành cảng biển Việt Nam
21/04/25
Báo cáo phân tích lần đầu HPG
15/04/25
Báo cáo phân tích lần đầu PC1
03/04/25
Báo cáo phân tích lần đầu MWG
06/03/25
Báo cáo phân tích lần đầu VCI
28/02/25
Báo cáo phân tích lần đầu NLG
18/02/25
Xe điện - Xu hướng tất yếu và hành trình tăng trưởng
22/01/25
Sáng tạo nội dung cần thiết cho doanh nghiệp của bạn
18/01/25