Điểm nhấn chính:
- Mất an ninh lương thực thường được coi là một vấn đề kinh tế và xã hội từ trước đến nay.
- Tình trạng mất an ninh lương thực có thể ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng, từ đó có thể làm giảm thu nhập của công ty và định giá cổ phiếu. Đây là kiến thức cơ bản chứng khoán cần nắm.
Kiến thức cơ bản chứng khoán: Mất an ninh lương thực là gì?
Mất an ninh lương thực (Food insecurity) là thiếu khả năng tiếp cận đáng tin cậy và thiếu khả năng tiếp cận thực phẩm với giá cả phải chăng. Đó không chỉ là về cơn đói mà còn là một điều kiện phức tạp liên quan đến các yếu tố kinh tế, xã hội và địa lý. Nói một cách đơn giản, nếu một hộ gia đình không chắc chắn bữa ăn tiếp theo của mình sẽ đến từ đâu hoặc phải lựa chọn giữa thực phẩm và các nhu cầu cơ bản khác như chăm sóc sức khỏe hoặc nhà ở, thì hộ gia đình đó đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực.
Ngược lại, an ninh lương thực là tình trạng mà tất cả mọi người, vào mọi lúc, đều có quyền tiếp cận cả về vật chất và kinh tế với đủ thực phẩm an toàn và dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu ăn kiêng và sở thích thực phẩm của họ, cho phép họ có một cuộc sống đầy năng động và lành mạnh.
Năm 2023, mức độ mất an ninh lương thực toàn cầu vẫn ở mức kỷ lục do các cuộc khủng hoảng lương thực kéo dài cộng thêm những cú sốc mới. Khoảng 30% dân số toàn cầu rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ vừa phải hoặc nghiêm trọng, tổng cộng có đến 2.4 tỷ người. Còn tính riêng tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ nghiêm trọng, theo Báo cáo toàn cầu mới nhất về Khủng hoảng lương thực (GRFC), gần 282 triệu người ở 59 quốc gia và vùng lãnh thổ phải chịu nạn đói cấp tính ở mức độ cao vào năm 2023 - tăng 24 triệu người trên toàn thế giới so với năm trước.
Mất an ninh lương thực ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán như thế nào?
Tình trạng mất an ninh lương thực có thể gây ra một phản ứng dây chuyền mà cuối cùng sẽ lan đến thị trường chứng khoán, là kiến thức cơ bản chứng khoán mà nhà đầu tư tìm hiểu. Tình trạng mất an ninh lương thực bắt đầu ở cấp độ hộ gia đình, việc đấu tranh để đủ tiền mua thực phẩm thường xuyên dẫn đến việc giảm chi tiêu ở các lĩnh vực khác. Khi các gia đình cắt giảm chi tiêu cho thực phẩm, họ cũng sẽ cắt giảm chi tiêu ở các lĩnh vực khác như bán lẻ, giải trí và chăm sóc sức khỏe.
Sự suy giảm chi tiêu của người tiêu dùng tạo ra tác động lan tỏa đến các doanh nghiệp. Các công ty dựa vào nhu cầu của người tiêu dùng có thể thấy doanh thu giảm đầu tiên. Ví dụ: các công ty trong ngành thực phẩm và đồ uống có thể bị giảm doanh số bán hàng khi người tiêu dùng chuyển sang những lựa chọn rẻ hơn hoặc không có lựa chọn nào cả.
Các nhà bán lẻ, đặc biệt là những người bán các mặt hàng không thiết yếu cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ngay cả lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng có thể bị ảnh hưởng khi người tiêu dùng chưa thể lắp đầy chiếc bụng của họ, sẽ bỏ qua việc chăm sóc y tế và nhu cầu làm đẹp cá nhân, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu của các công ty trong ngành này. Theo đó, thu nhập giảm sút này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu của họ.
Ngoài những tác động tài chính hữu hình này, nhà đầu tư hiểu biết cơ bản về chứng khoán cẩn biết tình trạng mất an ninh lương thực cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Mất an ninh lương thực có mối tương quan chặt chẽ với các điều kiện kinh tế rộng hơn. Mức độ mất an ninh lương thực cao có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về một cuộc suy thoái sắp xảy ra, nó khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn trước quyết định đầu tư của mình.
Mất an ninh lương thực có tác động lớn nhất ở đâu?
Mất an ninh lương thực có tác động đáng kể nhất ở các cộng đồng thu nhập thấp và các quốc gia có tỷ lệ nghèo đói cao. Những khu vực này thường xuyên rơi vào vòng nghèo đói và mất an ninh lương thực, cản trở sự phát triển kinh tế. Quốc gia phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ nghiêm trọng vào năm 2023 đứng đầu là Yemen và Somalia, hai quốc gia theo sau là Afghanistan và Haiti.
Không những thế, tình trạng mất an ninh lương thực cũng đang gia tăng ở các quốc gia giàu có. Năm 2023, Anh có gần 4 triệu trẻ em sống trong tình trạng thiếu lương thực, gần như tăng gấp đôi so với năm 2022. Australia cũng có tới 3.7 triệu hộ gia đình gặp phải tình trạng mất an ninh lương thực trong năm 2023.
Bởi mất an ninh lương thực tạo ra hiệu ứng domino, nó làm gián đoạn mạng lưới nông nghiệp, vận tải và phân phối, từ đó thúc đẩy sự biến động chi phí đầu vào và hạn chế tỷ suất lợi nhuận. Kết quả là giảm sút sức mua, thay đổi mô hình tiêu dùng và tăng thêm bất ổn kinh tế trên thế giới không chỉ riêng các quốc gia nghèo đói.
Tình trạng mất an ninh lương thực tại Việt Nam
Việt Nam đã từng trải qua một cơn ác mộng, đó là nạn đói năm Ất Dậu (1944-1945). Nhờ những nỗ lực xóa đói giảm nghèo, Việt Nam nay đã có thể thoát khỏi sự nghèo đói mặc dù chưa hoàn toàn.
Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam hiện nay trở thành một trong những nước xuất khẩu nông - lâm - thủy sản hàng đầu thế giới với tổng kim ngạch năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, tiếp cận đến 196 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, xuất khẩu gạo trong năm 2023 đạt kỷ lục 8.1 triệu tấn. Điều này đã giúp đảm bảo an ninh lương thực cho người dân trong nước, đồng thời đóng góp vào việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Năm 2023, Việt Nam được xếp vào nhóm có mức độ đói vừa bảo, với GHI (Global hunger index) đạt 11.4 điểm.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.