Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Tesla và BYD: Cuộc chiến không hồi kết

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Tesla và BYD là hai ông trùm trong thị trường xe ô tô điện của toàn thế giới.

    - Quý IV/2024 đánh dấu lần đầu tiên hãng xe Tesla bị soán ngôi vua trên thị trường sản xuất ô tô bởi hãng xe lớn từ Trung Quốc -  BYD.

    - Đông Nam Á dự kiến sẽ là thị trường EV mới của cuộc chiến khốc liệt giữa Tesla và BYD.

    Tesla và BYD: Câu chuyện  khởi đầu

    Cách đây hơn 100 năm, sự  kiện hãng sản xuất ô tô Ford ra mắt một mẫu xe tải, làm thay đổi lịch sử ngành công nghiệp xe hơi trên toàn thế giới. Trong khi Tesla chỉ mất hơn một thập niên để đạt được tất cả những điều đó, mở ra kỷ nguyên mới cho ngành sản xuất xe điện. Một trong những yếu tố mang tính quyết định đến sự thành công vượt bậc của Tesla là được vận hành dưới tài năng của nhà lãnh đạo thiên tài Elon Musk. Với tinh thần luôn nghiên cứu và nắm bắt xu hướng của thị trường, sản phẩm của Tesla đã đáp ứng được hai điều kiện quan trọng: sử dụng năng lượng tái tạo và tạo ra những cỗ máy mạnh mẽ không kém xe sử dụng năng lượng hóa thạch. Từ đó, Tesla dần khẳng định được vị thế, uy tín của mình và trở thành “ông trùm” trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô  điện trên toàn thế giới.

    Ở nửa bên kia của Trái Đất, hãng xe BYD đang trở thành tâm điểm của sự chú ý khi đối đầu trực tiếp với Tesla trên thị trường xe ô tô điện màu mỡ Trung Quốc. Xuất phát cùng thời điểm với Tesla, BYD lại đi lên từ nhà máy sản xuất pin cho hãng điện thoại Nokia và Motorola. Sau đó, với tham vọng lấn sang mảng sản xuất ô tô, BYD đã từng bước đạt được những thành tựu nhất định và vươn lên trở thành biểu tượng của làng xe điện Trung Quốc nói riêng và xe Trung Quốc nói chung.

    Cuộc chiến của Tesla và BYD ở thị trường xe ô tô điện Trung Quốc

    Trong quý 4 năm 2023, lần đầu tiên hãng xe Tesla bị soán ngôi vua trên thị trường xe ô tô điện bởi hãng xe lớn từ Trung Quốc -  BYD. Cụ thể là, BYD đã bán ra 526,400 xe, hơn gần 42,000 xe so với doanh số 485,500 xe của Tesla trong quý đó. Một trong những yếu tố giúp BYD mở rộng được thị phần và tăng doanh số bán hàng trong thời gian qua trước Tesla là nhờ sự đa dạng về mẫu mã và giá cả phải chăng hơn, làm các nhà đầu tư phải đánh giá rủi ro thị trường và tiềm năng của các công ty trong ngành EV.

    Tuy nhiên, Tesla vẫn giữ được thị phần ổn định tại thị trường xe ô tô điện Trung Quốc, chiếm 12.0% lượng xe điện được bán ra từ tháng 01 đến tháng 11 năm 2023. Tính đến hết năm 2023, Tesla vẫn giữ được vị trí nhà sản xuất xe thuần điện lớn nhất thế giới trong năm 2023, đạt tốc độ tăng trưởng doanh số 38.0%, nhanh hơn mức 33.0% của thị trường xe ô tô điện toàn cầu.

    Theo dữ liệu thống kê mới nhất từ InsideEVs, Tesla đã quay trở lại ngôi vương trong mảng ôtô điện vào quý I/2024 với 386,810 ôtô thuần điện, giảm 9.0% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, doanh số BYD dù tăng trưởng 13.0% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng chỉ đạt 300,114 xe trong quý đầu năm. Dù vậy, Tesla vẫn đang điêu đứng với hàng loạt những khó khăn từ nhiều phía nhau, dự kiến tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm trong năm 2024 sau khi đánh giá rủi ro thị trường.

    Giải mã hiện tượng xe điện BYD

    Mới chỉ hơn 10 năm trước, tỷ phú Elon Musk - ông chủ của Tesla - đã từng có phát ngôn  liên quan đến BYD: "Bạn đã thấy xe của họ chưa? Tôi không nghĩ nó thu hút. Công nghệ trên xe không mới. Tôi nghĩ họ nên tập trung vào việc không chết tại Trung Quốc".

    Với phương châm “Làm nhiều hơn và nói ít hơn”, sau 13 năm Wang Chuanfu - Chủ tịch hãng xe BYD không chỉ đưa BYD soán ngôi Tesla trên thị trường EV Trung Quốc mà còn hướng đến việc mở rộng ra thị trường EV quốc tế trong năm 2024.

    Nguồn: Tititada Research

    Đằng sau sự thành công vượt bậc này là một chuỗi các vị thế thuận lợi từ nguồn lực trong và ngoài của hãng xe BYD.

    “Tự lực” trong hầu hết các khâu sản xuất

    Xuất phát từ công ty sản xuất pin, BYD đã tận dụng tối đa nguồn lực của mình để tự lực sản xuất pin - linh kiện quan trọng và đắt đỏ nhất trên một chiếc xe điện. Quan trọng hơn, BYD sở hữu toàn bộ chuỗi cung ứng pin EV, từ khoáng chất và nguyên liệu thô đến bộ pin thành phẩm, giúp BYD kiểm soát tốt hơn chi phí, tỷ suất lợi nhuận và việc giao hàng. Việc tự sản xuất pin này không chỉ giúp BYD tối ưu hóa chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm mà còn tăng tính chủ động trong việc cải tiến công nghệ trên xe. Bên cạnh đó, BYD còn sở hữu nhiều hầm mỏ, nhà máy phục vụ cho quá trình sản xuất pin, góp phần đưa BYD trở thành nhà sản xuất pin lớn thứ 2 thế giới sau công ty CATL (Trung Quốc). Kể từ năm 2020, BYD đã sản xuất pin lưỡi dao (lithium iron phosphate - LFP) vừa để lắp đặt cho ô tô của hãng, vừa cung cấp pin cho các nhà sản xuất ô tô khác, chẳng hạn như Toyota.

    Bên cạnh thế mạnh về sản xuất pin, BYD đã nắm vững các công nghệ cốt lõi của toàn bộ chuỗi công nghiệp sản xuất phương tiện năng lượng mới, đặc biệt là chip điện tử. Chip bán dẫn là thành phần cốt lõi kiểm soát các hệ thống quan trọng của xe từ ECU điều khiển động cơ, hộp số, hệ thống giải trí, định vị bản đồ, Bluetooth, đến cả cần gạt nước trên kính chắn gió. Chính vì vậy, khi cả thế giới đối mặt với khủng hoảng thiếu hụt chip, BYD chính là “gã khổng lồ” được lợi nhất trong ngành công nghiệp ô tô khi sở hữu BYD Semiconductor,đơn vị chuyên sản xuất chip sử dụng trong xe điện. 

    Hậu thuẫn lớn từ quỹ Warren Buffett

    Nhưng chính khoản đầu tư từ “nhà tiên tri xứ Omaha” mới thực sự đưa BYD góp mặt trên bản đồ đầu tư toàn cầu. Năm 2007, Berkshire Hathaway của Warren Buffett mua 10% cổ phần với giá tám đô la Hong Kong/ cổ phiếu (nay là khoảng 7.0% cổ phần trị giá hơn năm tỷ đô la Mỹ) khi tìm cách chen chân vào thị trường nhu cầu ô tô ngày càng tăng ở Trung Quốc. Nhờ đó, doanh thu EV tại Trung Quốc của BYD tăng từ vị trí thứ 13 vào cuối năm 2021 lên dẫn đầu vào năm 2022. Vào thời điểm đó, tổng doanh số bán hàng của công ty này tăng gấp ba lần, đạt 1.86 triệu xe (bao gồm cả EV và plug-in-hydrid).


    Lợi thế sân nhà - Trung Quốc

    Trung Quốc được mệnh danh là đất nước tỷ dân, là mảnh đất màu mỡ mà công  ty nào cũng ao ước được phát triển thị trường xe ô tô điện tại đây. Theo số liệu tổng hợp, Trung Quốc chiếm đến 58.7% tổng số doanh thu xe điện trên toàn cầu vào năm 2022. Vì vậy, BYD không những được hưởng những lợi ích từ thị trường EV sân nhà mà còn có thể tận dụng được nguồn tài nguyên dồi dào để phục vụ cho việc sản xuất pin và chip bán dẫn.

    Bên cạnh đó, Trung Quốc - quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, đã đặt mục tiêu vào năm 2035, doanh số bán ô tô sẽ chủ yếu bao gồm xe điện và xe hybrid. Nhờ đó, các chính sách hỗ trợ thúc đẩy xe điện cũng như trợ cấp khi mua xe điện của Chính phủ Trung Quốc giúp BYD nhanh chóng vươn lên so với phần còn lại của nền công nghiệp xe điện nước này.

    Giá thành phải chăng với sản phẩm đa dạng

    Nếu như Tesla chỉ tập trung vào sản phẩm ô tô chạy hoàn toàn bằng điện thì BYD đa dạng hóa sản phẩm của mình. Họ vừa tung ra phiên bản plug-in hybrid mới có tên là Qin Plus DM-i, nhằm cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ khi có mức giá khá hấp dẫn qua đó mở rộng thị phần.

    Ngoài ra, BYD được biết đến là nơi cung cấp những chiếc xe giá cả phải chăng hơn, hướng đến nhiều đối tượng người tiêu dùng hơn. Tận dụng thế mạnh tự sản xuất các bộ phận chính của xe ô tô, những mẫu xe cấp thấp của BYD được bán ở Trung Quốc với giá chỉ hơn 10,000 USD, trong khi Tesla Model 3 rẻ nhất lại có giá hơn 32,000 USD.

    Khó khăn  trước mắt của Tesla

    Nguồn: Tititada Research

    Đầu tháng 4 năm 2024, Tesla đã công bố số lượng xe bàn giao hàng quý của công ty sụt giảm lần đầu tiên sau gần 4 năm. Cụ thể là số lượng xe bàn giao của Tesla của quý I/2024 đã giảm 8.5% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 386,810 xe. Sau nhiều năm đứng đầu trong thị trường sản xuất ô tô, Tesla đang phải  đối  mặt với nhiều thách thức lớn trong năm 2024.

    Để ứng phó với tình hình kinh doanh ảm đạm, Tesla ngày càng lún sâu vào cuộc chiến giảm giá khi thông báo điều chỉnh giá bán xe tại một số thị trường EV quan trọng, bao gồm Trung Quốc và Đức.  Đây cũng được xem là một trong số nguyên nhân chính dẫn đến sự rớt giá đến 43.0% của cổ phiếu Tesla trên thị trường chứng khoán Mỹ trong 15 tháng qua, và khiến các nhà đầu tư phải đánh giá rủi ro thị trường và tiềm năng của Tesla. 

    Mức độ cạnh tranh lớn, nhu cầu người tiêu dùng giảm

    Tesla nổi lên như một hiện tượng trong toàn ngành sản xuất ô tô điện, tạo cảm hứng cho các công ty khác bước chân vào thị trường EV với mong muốn trở thành Tesla tiếp theo.

    Các đối thủ Trung Quốc như Li Auto (thành lập năm 2015), Nio và Xpeng (cả hai đều năm 2014) cũng được định giá rất cao, đang tung ra các mẫu xe điện với mức giá rẻ hơn, gây áp lực đáng kể lên Tesla. Đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ hãng xe trên thị trường Trung Quốc, BYD đã nhanh chóng vượt mặt Tesla để trở thành nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới trong năm 2023. Ngoài ra, nhu cầu xe điện tại Trung Quốc cũng đang đối diện với sự giảm sút trong bối cảnh áp lực kinh tế. Cùng với đó, các chính sách hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc cho xe điện đã bị cắt giảm, khiến giá xe điện tăng cao và ảnh hưởng đến nhu cầu mua các sản phẩm có giá trị của người tiêu dùng.

    Thu hồi hàng loạt xe bán tải

    Cơ quan quản lý an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) vừa cho nâng cấp mức độ nghiêm trọng trong cuộc điều tra thăm dò của tổ chức này liên quan đến lỗi mất trợ lực lái trên một số loại xe điện Tesla. Đến ngày 19/04/2024, Tesla phải ra thông báo thu hồi gần 3,900 xe bán tải Cybertruck vì lỗi trượt miếng ốp bề mặt chân ga, dẫn tới nguy cơ xe tăng tốc mất kiểm soátchân ga dòng xe này. Toàn bộ số xe sản xuất từ tháng 11-2023 đến tháng 4-2024 đều nằm trong danh sách bị thu hồi, gây khó khăn chồng chất cho Tesla.

    Đông Nam Á - mảnh đất đầy hứa hẹn cho Tesla và BYD

    Trước sự chững lại củathị trường xe ô tô điện ở Trung Quốc, hai gã khổng lồ này đang bắt đầu tìm kiếm cơ hội phát triển ở những mảnh đất màu mỡ hơn.

    Malaysia là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mà Tesla đặt chân đến, họ đã thành lập trụ sở chính, trung tâm dịch vụ và trung tâm trải nghiệm tại bang Selangor của Malaysia, đồng thời hứa hẹn sẽ đầu tư vào mạng lưới các trạm sạc nhanh tại đây. Ngoài ra, Thái Lan và Indonesia cũng là  hai điểm đến nổi bật của Tesla trong hành trình chạm tay đến ngôi vị thống trị ở thị trường xe ô tô điện ở Đông Nam Á.

    Không kém cạnh Tesla, hãng  xe điện BYD của Trung Quốc đã bán được 26.0% tổng số xe điện ở Đông Nam Á, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 8.0% của Tesla trong quý II/2023. Ngoài ra, BYD cũng là thương hiệu xe điện bán chạy nhất ở Thái Lan, Malaysia và Singapore vào năm 2023. Tại Thái Lan, nhà máy của BYD dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2024 với công suất 150,000 xe mỗi năm, phục vụ cho cả thị trường xe ô tô điện trong và ngoài nước.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán