Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Cân bằng danh mục đầu tư

Cân bằng danh mục đầu tư, hay còn được gọi là tái cơ câu danh mục đầu tư, chỉ việc đánh giá danh mục định kỳ, và điều chỉnh lại tỷ lệ phân bổ vào từng tài sản, nhằm chắc chắn danh mục có mức rui ro mà nhà đầu tư thiết lập.   

Hãy cùng Tititada tìm hiểu nhé.

Tài sản nên được phân bổ theo tỷ lệ hợp lý dựa trên mục tiêu đầu tư, mức độ chấp nhận rủi ro và cả sở thích cá nhân của nhà đầu tư. 

Mục đích là tạo ra một danh mục đầu tư đa dạng, có khả năng giảm thiểu tác động tiêu cực của biến động thị trường và tăng trưởng lâu dài. 

Việc xây dựng và quản lý danh mục không chỉ là một quyết định một lần duy nhất, mà nó cần được duy trì và điều chỉnh theo thời gian.

Khi thị trường và tình hình tài chính thay đổi, kể cả rủi ro và mục tiêu đầu tư của bạn thay đổi, tỷ lệ phân bổ tài sản có thể bị lệch đi. Do đó, bạn cần kiểm tra và tái cơ cấu danh mục theo định kỳ để đảm bảo rằng tỷ lệ phân bổ tài sản vẫn tuân thủ kế hoạch đầu tư ban đầu. 

Hãy nhớ rằng, kết quả hoạt động trong quá khứ KHÔNG phải lúc nào cũng là bằng chứng cho kết quả hoạt động trong tương lai. 

Việc nắm giữ một danh mục đầu tư không thay đổi trong một thời gian dài, trên 1 năm, sự mất cân bằng trong tỷ lệ phân bổ tài sản có thể hình thành. 

Giả sử nếu một tài sản nào đó tăng giá chóng mặt và chiếm hơn 40% tổng giá trị danh mục đầu tư của bạn, thì tức là rui ro của danh mục đã tăng cao. Điều đó sẽ làm tăng rủi ro của danh mục của bạn trước những biến động của thị trường thể liên quan đến loại tài sản đó.

Tỉ trong cao này có thể khiến bạn dễ bị thua lỗ hơn nếu tài sản đó hoạt động kém hiệu quả và khiến bạn bỏ lỡ các cơ hội tăng trưởng tiềm năng khác.

Sự mất cân bằng cũng có thể khiến danh mục đầu tư không còn phù hợp với các mục tiêu đầu tư và thời gian của bạn.

Nếu danh mục thật sự tăng trưởng mạnh nhờ một tài sản duy nhất, giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu tài chính nào đó của mình. 

Điều ngược lại vẫn có thể xảy ra và cản trở tiến trình đạt được những mục tiêu đó. 

Những điều này có thể cộng hưởng lại và tạo ra căng thẳng cảm xúc và dẫn đến việc bạn đưa ra những quyết định kém hiệu quả hơn, thậm chí theo cảm tính và bốc đồng hơn. 

Khi một tài sản nào tăng quá cao dẫn đến tỷ trọng trong danh mục tăng cao, và giả sử mức độ chấp nhận rủi ro đầu tư của bạn không thay đổi thì việc tái cân bằng danh mục đầu tư là cần thiết.

Trong trường hợp này, bạn cần giảm tỷ trọng của tài sản đó về mức tỷ trọng ban đầu bằng cách bán bớt một phần tài sản đó. 


Ngược lại, nếu một tài sản nào bạn có trong danh mục giá thị trường giảm dẫn đến tỷ trọng trong danh mục giảm so với tỉ trong ban đầu. Bạn cũng cần tìm hiểu tại sao tài sản này giảm.

Công ty hoặc ngành có gì bất ổn dẫn đến giá giảm mà bạn không biết hay không? 

Ví dụ như trong danh mục của bạn có cổ phiếu MWG. Sau đai dịch Covid, kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao dẫn đến sức mua giảm, doanh số của MWG giảm liên tục.

Cổ phiếu MWG cũng giảm hơn 50% làm cho tỷ trọng của cổ phiếu trong danh mục giảm. Khi này bạn sẽ cần xem kỹ lại về tiềm năng của MWG.

Giả sử nếu việc sut giảm doanh số chỉ đến từ kinh tế vĩ mô yếu, và kết quả kinh doanh có khả năng phục hồi, bạn sẽ cần tăng tỷ trọng của cổ phiếu. Ngược lại, nếu bạn đánh giá tình hình kinh doanh của công ty có khả năng không khả quan do ảnh hưởng của thương mại điện tử, bạn có thể cần phải giảm toàn bộ tỷ trong và chuyển qua cổ phiếu khác.

Hiệu quả của danh mục đầu tư được đánh giá theo lợi nhuận tuyệt đối hoặc so sánh với một danh mục khác hay chỉ số chuẩn, như VN30.

Ví dụ, danh mục của bạn trong một năm đạt 10% lợi nhuận, nhưng thị trường chung tăng trưởng 20%, danh mục của bạn sẽ bị xem là kém hiệu quả.

Đánh giá lại danh mục sẽ giúp bạn dễ dàng tận dụng các cơ hội đầu tư và tăng trưởng lợi nhuận hơn trong từng chu kỳ kinh tế.

Đánh giá danh mục cũng bao gồm việc đánh giá rủi ro, vì một danh mục càng biến động sẽ có rủi ro càng cao.

Độ lệch chuẩn và beta là các thước đo rủi ro phổ biến.

- Độ lệch chuẩn: đo lường sự biến động giá hay lợi nhuận hiện tại của một khoản đầu tư so với mức lợi nhuận trung bình của khoản đầu tư đó trong một khoảng thời gian. Độ chênh lệch giữa hai mức lợi nhuận này càng lớn, rủi ro sẽ càng lớn.

- Hệ số Beta: đo lường sự biến động giá của khoản đầu tư so với giá của một chỉ số cơ bản hay thước chuẩn, như VNIndex. Danh mục có hệ số beta thấp hơn 1 sẽ ít biến động hơn so với sự  thay đổi của chỉ số chuẩn.

Tái cân bằng theo định kỳ 

Tái cân bằng định kỳ là phương pháp phổ biến nhất. Chiến lược này liên quan đến việc đánh giá và điều chỉnh các khoản đầu tư nắm giữ trong danh mục đầu tư vào những thời điểm xác định trước.

Bạn có thể tái cơ cấu danh mục theo tháng, theo quý, hoặc 6 tháng một lần. 

Nhiều nhà đầu tư dài hạn tái cân bằng mỗi năm một lần, nếu tích cực hơn, có thể theo hàng quý hoặc thậm chí hàng tháng. Việc tái cân bằng hàng tuần có thể rất tốn kém và không cần thiết.

Tái cân bằng theo tỷ trọng không đổi 

Cách tiếp cận này nhạy bén hơn là nó tập trung vào tỷ trọng mục tiêu ban đầu của mỗi tài sản nắm giữ trong danh mục đầu tư.

Mỗi loại tài sản hoặc chứng khoán riêng lẻ được phân bổ một tỷ trọng cụ thể và phạm vi chênh lệch nhất định so với mức được đặt ra.

Ví dụ: một danh mục có thể bao gồm 50% cổ phiếu, 40% trái phiếu và 10% tiền mặt với tỷ lệ chênh lệch cho phép (so với tỷ trọng phân bổ) là +/- 5%.

Như vậy, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu và trái phiếu có thể dao động lần lượt trong khoảng 45%-55% và 35%-45%.

Khi trọng lượng của cổ phiếu di chuyển ra ngoài phạm vi cho phép; chẳng hạn như cổ phiếu tăng giá mạnh và chiếm 60% tổng giá trị danh mục, thì danh mục sẽ được cân bằng lại, bán bớt cổ phiếu để giảm tỷ lệ phân bổ của chúng về mức mục tiêu ban đầu.

Mặc dù không bắt buộc, nhưng bạn nên kiểm tra lại phân bổ của tài sản mỗi quý một lần; nếu thị trường biến động quá mạnh hoặc có thay đổi bất ngờ trong tài chính cá nhân của mình, thì có thể tái cân bằng theo quý.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

Tích lũy

Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

Tìm hiểu thêm
Tích lũy

Cố vấn Robo AI

Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

Tìm hiểu thêm
Cố vấn Robo AI

Đầu tư chứng khoán

Với số tiền bất kỳ

Tìm hiểu thêm
Đầu tư chứng khoán