Kế hoạch hưu trí
01/11/22
Việc nghỉ hưu có thể là còn rất lâu đối với bạn ở thời điểm hiện tại, nên bạn thường dễ dàng bỏ qua.
Nhưng hãy hiểu nó như này: Nghỉ hưu là điểm cuối cùng của chế độ làm công ăn lương và sau khi nghỉ hưu thì bạn sẽ không có thu nhập.
Tiết kiệm, đầu tư để sau khi nghỉ hưu có một cuộc sống ổn định, an toàn về tài chính là điều vô cùng quan trọng, và không nhất thiết phải là một điều nhàm chán.
Tuy nó cũng không phải là một điều phấn khích như việc sống một cách thoải mái và trọn vẹn cho thời điểm hiện tại.
Nhưng nếu bạn đang đọc bài này, thì thật tốt cho bạn! Điều đó có nghĩa là bạn đang ít nhất sẵn sàng thực hiện điều gì đó để bắt đầu tiết kiệm, đầu tư cho khoảng thời gian nghỉ hưu sau này của mình, để có thể chủ động về tài chính.Số liệu của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc cho thấy một thực tế đáng lo ngại, tại Việt Nam chỉ có 27% người trong độ tuổi hưu trí có lương hưu và tài chính ổn định, số còn lại có điều kiện sống khó khăn/phải dựa vào trợ cấp từ con cái, khoảng 40% phải làm việc đến năm 70-74 tuổi.
Một trong những lý do chính mà người Việt rất ít người chuẩn bị cho hưu trí của mình bao gồm văn hóa gia đình người Việt hàng trăm năm, trong đó mỗi người lớn tuổi đều kỳ vọng con cái sẽ chăm lo cho cha mẹ lúc về già, do đó thiếu sự chuẩn bị cả về kiến thức và tài chính.
Nhưng xã hội có những thay đổi lớn, trong đó tuổi thọ của người Việt đang tăng đáng kể và qui mô của một gia đình cũng nhỏ hơn, thường chỉ 3-4 người và 2 thế hệ.
Gen Z và Gen Y cũng có lối sống khác đi, sống hết mình, thay vì một lối sống tiết kiệm và khó có khả năng có đủ tài chính để có thể chăm lo cho con cái và ba mẹ.
Trong hành trình tài chính, kế hoạch hưu trí là một trong những mục tiêu lớn, và mục tiêu này cần nhiều năm để chuẩn bị.
Nếu bạn chuẩn bị càng sớm, thì tương lai khi về già càng có được sự an toàn về tài chính, mà không phải phụ thuộc vào con cháu, hay bất kỳ ai.
Khi bắt đầu tiết kiệm càng sớm, sau này bạn càng có thể tiết kiệm ít hơn và thậm chí có thể về hưu sớm hơn. Ngay cả 200 hay 500 ngàn đồng một tháng cũng sẽ tạo ra sự khác biệt lớn, và bạn có thể đang đi trước hầu hết mọi người với khoản tiết kiệm này đó!
Hôm qua sao? Nghiêm túc mà nói, không bao giờ là quá sớm để bắt đầu tiết kiệm cho hưu trí.
Ví dụ: Nếu năm nay bạn 22 tuổi, kiếm được 200 triệu đồng một năm và bỏ ra 10% thu nhập mỗi năm cho quỹ hưu trí cá nhân với lãi suất cơ bản 5%. Nếu duy trì mức cố định này cho tới năm 60 tuổi, tức 38 năm sau, bạn sẽ đạt được xấp xỉ hơn 2.2 tỷ đồng.
Và đó là chưa tính đến việc lãi suất có thể tăng hoặc các khoản đóng góp của bạn tăng nhiều hơn trong khoảng thời gian đó.
Tuy nhiên, nếu bạn đợi cho đến khi 32 tuổi mới bắt đầu đóng góp, thì chiến lược tương tự đó sẽ chỉ thu về hơn 1.2 tỷ đồng, sau 28 năm, con số này thực sự thấp hơn nhiều so với mức 2.2 tỷ đồng kia.
Với lãi kép, số tiền lãi mà bạn nhận được bắt đầu tự sinh lãi trên chính nó và tiếp tục, khoản lãi mới đó cũng bắt đầu tạo ra thêm tiền lãi và cứ như vậy, số tiền của bạn sẽ được tích luỹ và lớn dần theo thời gian.
Thật tuyệt vời khi tiền có thể sinh ra tiền phải không?
Câu trả lời sẽ khác nhau tùy theo từng cá nhân, và nó phụ thuộc phần lớn vào thu nhập hiện tại của bạn và lối sống mà bạn muốn khi về hưu.
Tuy nhiên, lý tưởng nhất vẫn là nên tiết kiệm khoảng 10-15% thu nhập trước thuế cho quỹ hưu trí của mình.
Nhiều chuyên gia hưu trí đề xuất các chiến lược như là tiết kiệm 10 lần mức lương và lập kế hoạch sống bằng 70-80% thu nhập trung bình của 5 năm trước khi nghỉ hưu.
Con số này có thể được điều chỉnh tăng hoặc giảm tùy thuộc vào các nguồn thu nhập bổ sung, chẳng hạn như từ Bảo hiểm xã hội hay việc làm bán thời gian, cũng như các yếu tố như sức khỏe và lối sống mong muốn của bạn.
Mục tiêu tiết kiệm hưu trí theo tuổi
Nguồn: Fidelity
Nếu bạn tiết kiệm càng sớm trong độ tuổi 20 của mình, thì những mục tiêu tiết kiệm trên có thể được giảm dần, và bạn sẽ không cảm thấy việc này là một gánh nặng gì đó quá lớn đối với mình.
Hãy nhớ tới lợi ích của lãi kép!
Trong chương này, chúng ta đã cùng tìm hiểu kế hoạch hưu trí là một phần quan trọng trong hành trình tài chính của mỗi người.Hãy bắt đầu càng sớm càng tốt để tận dụng tối đa công năng của lãi kép.
Cùng Tititada theo dõi các chưởng tiếp theo để biết làm thế nào để lên kế hoạch về hưu trí nhé.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.