Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Giới thiệu về cổ phiếu ngành Năng lượng

Ngành công nghiệp năng lượng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu. Nó sản xuất và cung cấp nguồn điện cần thiết để duy trì hoạt động đời sống và thúc đẩy phát triển kinh tế.


Hãy cùng Tititada tìm hiểu về cổ phiếu năng lượng, một số cổ phiếu năng lượng nổi bật cũng như những điều cần cân nhắc khi đầu tư vào cổ phiếu nhóm ngành này nhé!

Nhóm ngành năng lượng có thể chia nhỏ như sau:

- Năng lượng tái tạo: Các công ty này phát triển các cơ sở và vận hành sản xuất các bộ phận để sản xuất điện thông qua các nguồn tài nguyên tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và địa nhiệt. Ví dụ, Tập đoàn Hà Đô (HDG), Tập đoàn PC1 (PC1) và CTCP Bamboo Capital (BCG).

- Dầu khí: Các công ty này tập trung vào việc tìm kiếm, sản xuất, vận chuyển, lưu trữ, tinh chế và xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch; có thể bao gồm dầu thô, khí đốt tự nhiên, hay khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Ví dụ, Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX).

- Tiện ích: Các công ty này sản xuất và phân phối điện, khí đốt tự nhiên, điện đến khách hàng. Ví dụ, Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS), Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) và CTCP Điện Gia Lai (GEG).

Hiện, có rất nhiều công ty tập trung vào lĩnh vực sản xuất và phân phối năng lượng. Nhưng chỉ có một số đó đạt được thành tựu trong ngành với quy mô vượt trội và có ưu thế về sức mạnh tài chính.

Cùng tìm hiểu sau đây!

Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (HoSE: PLX), Petrolimex, được thành lập vào năm 1996, với lĩnh vực kinh doanh chính là xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, lọc – hóa dầu, đầu tư vốn vào các doanh nghiệp có ngành nghề liên quan. 

Petrolimex là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu quy mô lớn nhất Việt Nam, chiếm khoảng 50% thị phần kinh doanh xăng dầu nội địa.

Petrolimex hiện có hơn 2,760 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, tất cả đều được đặt ở vị trí thuận lợi, có giá trị thương mại cao, cộng với sự uy tín về thương hiệu đã giúp cho năng suất bán của tập đoàn cao hơn hẳn so với các cửa hàng khác, và mang lại lợi nhuận cao nhất cho Petrolimex.

Theo xu hướng sử dụng xe điện, Petrolimex đã ký thỏa thuận hợp tác với VinFast về kinh doanh hệ thống trạm sạc xe điện tại hệ thống cửa hàng xăng dầu của tập đoàn.

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HoSE: POW) được thành lập vào năm 2007, và hiện đang quản lý vận hành 7 nhà máy điện bao gồm điện khí, than và thủy điện.

Hàng năm, PV Power cung cấp lên lưới điện Quốc gia khoảng 21 tỷ Kwh, chiếm 13-15% sản lượng điện thương phẩm Quốc gia, đứng vị trí thứ 2 sau Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

POW là Tổng công ty phát điện đầu tiên tại Việt Nam được Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm ở mức “BB” trong 2 năm liên tiếp 2021 – 2022.

Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (HoSE: GAS) được thành lập vào năm 1990. PV GAS là nhà cung cấp khí khô duy nhất tại Việt Nam với khoảng 8 tỷ m3/năm, và có toàn quyền khai thác, phân phối khí và các sản phẩm khí từ các mỏ dầu khí do PVN sở hữu.

PV GAS cũng sở hữu đường ống khí Nam Côn Sơn có công suất vận chuyển lớn nhất Việt Nam với 22 triệu m3 khí/ngày đêm, có thời điểm đóng góp 40% tổng lượng điện cả nước. Hiện, PV GAS chiếm tới 70% thị phần LPG cả nước.

CTCP Điện Gia Lai (HoSE: GEG) có tiền thân là Công ty Thủy Điện Gia Lai – Kon Tum, được thành lập vào năm 1989.

Với mục tiêu tổng công suất đạt 1,700+ MWp vào năm 2025, GEG hướng đến mở rộng thêm các loại hình mới là Điện Rác, Điện Sinh khối.

Với 33 năm hình thành và phát triển, hiện tại GEG sở hữu 12 Nhà máy Thủy điện vừa và nhỏ, 05 Nhà máy Điện Mặt trời và 34 hệ thống Điện Áp mái, 03 Nhà máy Điện Gió với tổng công suất 545 MWp.

CTCP Tập đoàn Hà Đô (HoSE: HDG) là tập đoàn tập trung vào mảng đầu tư và năng lượng. Hà Đô tập trung chủ yếu phát triển năng lượng tái tạo như thủy điện, năng lượng gió và năng lượng mặt trời.

9 tháng đầu năm 2022, năng lượng đã chính thức trở thành mảng kinh doanh cốt lõi và đóng góp gần 60% vào lợi nhuận gộp của công ty.

Hiện, HDG đã có 2 dự án điện mặt trời và một dự án điện gió và 5 dự án thủy điện.

- Rủi ro về giá dầu và khí: Giá dầu và khí có thể thay đổi rất nhanh chóng, và điều này có thể có tác động lớn đến từng cổ phiếu và ngành nhất. 

Ví dụ, trong thời gian Covid-19, giá dầu và khí đốt lao dốc khi nhu cầu suy giảm trầm trọng, có lúc về âm. Và rồi sau đó phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021 lên trên mức 100 USD khi mức tiêu thụ được phục hồi. Tiếp tục đi lên vào năm 2022, đạt mức cao mới sau khi cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine xảy ra, khiến nguồn cung bị ảnh hưởng nặng nề.

- Mô hình kinh doanh ít rủi ro: Các công ty sản xuất dầu mỏ và khí đốt tự nhiên có các hoạt động kinh doanh đa dạng với chi phí sản xuất thấp. Còn các công ty hạ tầng năng lượng phải có dòng doanh thu ổn định, ít biến động trong sản lượng hoặc giá cả. Ví dụ, mô hình kinh doanh được hỗ trợ bởi mức lãi suất nhất định hoặc hợp đồng có chi phí cố định trong dài hạn.

- Các dự án chi tiêu vốn: Được tài trợ chủ yếu bằng dòng tiền sau chia cổ tức và cẩn trọng trong việc sử dụng nợ.

- Tình hình tài chính ổn định: Các yếu tố cần chú ý bao gồm xếp hạng tín dụng cấp độ đầu tư, khả năng thanh khoản (tiền mặt và khả năng vay mượn) và các khoản nợ ngắn hạn đến hạn ở mức tối thiểu.

- Năng lượng sạch: Trong tương lai, xu hướng giảm thiểu khí thải sẽ nổi trội và được đánh giá cao hơn nhiều. Do vậy, bạn cũng nên tập trung nhiều hơn vào các công ty năng lượng sạch sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

Chúc mừng bạn đã làm quen với cổ phiếu thuộc nhóm ngành Năng lượng. Sau đây là những gì Tititada đã mang đến cho bạn trong phần này:

- Tìm hiểu về ngành Năng lượng

- Một số cổ phiếu năng lượng nổi bật

- Cân nhắc những gì khi rót vốn vào cổ phiếu năng lượng?

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

Tích lũy

Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

Tìm hiểu thêm
Tích lũy

Cố vấn Robo AI

Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

Tìm hiểu thêm
Cố vấn Robo AI

Đầu tư chứng khoán

Với số tiền bất kỳ

Tìm hiểu thêm
Đầu tư chứng khoán