Một số cổ phiếu Nông nghiệp nổi bật
15/09/23
Trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam hiện nay cũng có một số công ty nông nghiệp lớn. Hãy cùng Tititada tìm hiểu về các công ty này.
1. Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM:
LTG): được thành lập vào năm 1993, là
nhà phân phối hạt giống lớn thứ hai tại Việt
Nam, với các sản phẩm như lúa giống và các giống rau dưa khác. Từ năm
2010, Lộc Trời đã mở rộng mạnh mẽ sang lĩnh vực chế biến và
kinh doanh gạo với
mô hình liên kết dọc.
Lộc Trời có P/E ở mức rất thấp 4.9x, tính đến tháng 8/2023, và tỷ lệ thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) ở mức cao 7,690đ.
Doanh thu thuần đạt 11,691 tỷ đồng trong năm 2022, với mức tăng trưởng kép 5 năm là 5.3%, và lợi nhuận sau thuế ổn định ở mức 412 tỷ đồng.
6Th2023, Lộc Trời ghi nhận doanh thu thuần giảm 1.8% svck, nhưng LNST tăng mạnh 146.5% đạt 205 tỷ đồng, chủ yếu nhờ giao dịch nhận chuyển nhượng cổ phần từ công ty liên kết.
LTG là số ít doanh nghiệp trả cổ tức tiền mặt đều đặn mỗi năm (10-30%), từ 2017 đến nay.
Về mặt hoạt động, Lộc Trời đã góp phần giúp ngành lúa gạo ở ĐBSCL phát triển vượt bậc, với mô hình ứng dụng công nghệ cao “Mặt ruộng không dấu chân” – giúp giảm chi phí sản xuất so với truyền thống từ 20 - 30% và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đặc biệt,
Lộc Trời đã trở thành đơn vị đầu tiên và duy nhất
trên thế giới đạt đượcthành
tích 100 điểm tuyệt đối với mô hình SRP
100, là tiêu chuẩn tự nguyện cho canh tác lúa gạobền vững đầu tiên trên thế giới.
2. Tập đoàn PAN (HOSE: PAN): hoạt động chính trong các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản; kinh doanh giống cây trồng và vật tư phục vụ cây trồng… Các công ty thành viên trong hệ sinh thái của PAN gồm Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam, Thực phẩm Sao Ta, Công ty Khử trùng Việt Nam…
6Th 2023, LNST đạt 263 tỷ đồng, giảm 35% svck năm trước, chủ yếu do khó khăn chung của nền kinh tế và nhu cầu suy giảm.
Mảng nông sản gồm giống và gạo với sản lượng sản xuất đạt hơn 65 ngàn tấn, tăng 15% svck và đạt doanh thu tăng trưởng 15%, vẫn chiếm hơn 30% doanh thu.
Hệ sinh thái của PAN là lợi thế cạnh tranh lớn,
giúp cân bằng ba trụ cột sản xuất, chế biến và kênh phân phối. PAN phần lớn cung cấp các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu như gạo, thủy sản, thực phẩm… do đó nhu cầu tiêu thụ vẫn luôn được
duy trì ổn định qua các mùa vụ, chu kỳ khác nhau.
3. Dabaco (HOSE: DBC): hoạt động đa ngành nghề với lĩnh vực chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm. Dabaco hiện là một trong 10 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất cả nước.
Doanh
thu thuần đạt 11,558 tỷ đồng trong năm 2022, với mức tăng trưởng kép 5 năm là
11.6%. 6Th2023,
DBC chỉ đạt hơn 6 tỷ đồng LNST, giảm 16.8 tỷ svck do ảnh hưởng từ dịch bệnh khiến chi phí chăn nuôi tăng cao.
Do vậy P/E tăng cao đạt 45.6x và EPS còn 551đ, tính tới tháng 8/2023.
Năm qua, Dabaco cung cấp hơn 50,000 tấn thịt lợn và 31 triệu gà giống ra thị trường, được hỗ trợ bởi hệ thống nhà máy thức ăn chăn nuôi với tổng công suất 1.5 triệu tấn/năm.
Fitch Solution dự báo tăng trưởng tiêu thụ thịt
heo của Việt Nam trong giai đoạn 2018-2026 sẽ tăng lên 25%. Và với kỳ vọng xu
hướng hồi phục vào nửa cuối năm 2023 trở đi và sức mua tăng trở lại, biên lợi
nhuận của các doanh nghiệp chăn nuôi lợn được cải thiện từ 6-14% qua các năm.
4. HAGL (HOSE: HAG) hoạt động đa ngành nghề với lĩnh vực chính là trồng cây ăn trái và chăn nuôi gia súc. Tập đoàn bắt đầu tham gia đầu tư ngành chăn nuôi heo từ năm 2020. Tầm nhìn của công ty là trở thành Tập đoàn hàng đầu Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực nông nghiệp.
Năm 2022, HAGL đã vượt kế hoạch lợi nhuận 1,120 tỷ đồng, và khẳng định việc quay trở lại mức lãi nghìn tỷ kể từ năm 2014 đến nay.
HAG đã thực hiện tái cấu trúc toàn diện nhằm mục đích giảm nợ vay và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cuối quý
II/2023 , HAG đang nợ gần 8,100 tỷ đồng nợ vay, trong khi
đó HAG cũng có khoản cho vay các bên liên quan với giá trị gần 3,000 tỷ đồng. HAG có kế hoạch
chuyển các khoản vay này thành vốn góp để gia tăng quỹ đất nông nghiệp.
Triển vọng của HAG đến từ việc tập trung phát triển mảng cây ăn trái với với 10,000 ha đất trồng cây và chăn nuôi với 10 cụm trang trại chăn nuôi, công suất 600,000 con heo thịt/năm. Và kế hoạch trồng 2,000 ha ngô để sản xuất thức ăn chăn nuôi, phần lớn đang sử dụng chuối, để tiết kiệm chi phí.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.