Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Có nên đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng?

Vậy là chúng ta đã hiểu khái quát về cổ phiếu thuộc ngành ngân hàng trong bài "Giới thiệu về cổ phiếu ngành ngân hàng". Trong bài này, hãy cùng Tititada tìm hiểu thêm có nên đầu tư vào cổ phiếu nhóm này hay không và dựa vào các yêu tố nào nhé!

Hầu hết các ngân hàng thường tạo ra lợi nhuận từ hoạt động cho huy đông vốn và cho vay. Bạn cần hiểu và biết những chỉ số tài chính nào có thể đánh giá một cách hợp lý nhất mức độ sinh lời của một ngân hàng.

Dưới đây là bốn chỉ số đo lợi nhuận phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

ROE là tỷ suất lợi nhuận ròng mà một ngân hàng có thể tạo ra trên vốn chủ sở hữu của cổ đông, hoặc là số tiền được trả lại cho cổ đông nếu công ty bán toàn bộ tài sản và trả hết nợ.

ROE càng cao sẽ cho thấy mức độ hiệu quả trong việc sử dụng vốn của công ty.

ROE được tính như sau:

ROE = Lợi nhuận ròng/ Vốn cổ phần phổ thông x 100%

Tỷ suất ROE của ngân hàng ở Việt Nam thương giao động mức 10% -20%

ROA là tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận ròng mà một công ty có thể kiếm được trên tổng tài sản của họ (bao gồm các khoản phải thu, đầu tư tài chính, tiền mặt, v.v.). Theo đó, tỷ số này thường được khuyến nghị ở mức tối thiểu là 1%. ROA được tính như sau: 

ROA = Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản x 100%

Biên lãi ròng (NIM) là tỷ lệ phần trăm tiền lãi mà ngân hàng kiếm được từ các khoản cho vay, so với tiền lãi mà ngân hàng phải trả cho các khoản tiền gửi và các nguồn vốn khác có được.

Tỷ lệ NIM có xu hướng biến động cùng chiều với lãi suất. Khi lãi suất tăng, NIM cũng tăng vì các ngân hàng có thể tăng lãi suất cho vay cao hơn.

Biên lãi ròng được tính như sau:

NIM = Thu nhập lãi thuần/Tài sản sinh lãi x 100%

Thường lỷ lệ NIM trung bình của các ngân hàng sẽ là khoảng 3-4%.

Tỷ lệ hiệu quả đo lường phần trăm doanh thu của một ngân hàng được sử dụng để chi trả cho các khoản chi phí hoạt động. Một mức tỷ lệ hiệu quả thấp hơn được cho là tốt hơn đối với các ngân hàng và được khuyến nghị là từ 60% trở xuống.

Tỷ lệ hiệu quả được tính như sau:

Tỷ lệ hiệu quả = Chi phí không chịu lãi / Doanh thu thuần x 100%

Các ngân hàng là những doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy rất cao; họ cho vay đến 90% hoặc nhiều hơn số tiền gửi mà họ nhận được từ khách hàng. 

Nếu khách hàng vay tiền và không trả, thì những khoản vay này gọi là nợ xấu. Nợ xấu (NPL) là các khoản vay đã quá hạn ít nhất 90 ngày.  Do đó, hiệu suất của một khoản đầu tư vào ngân hàng luôn có mối quan hệ mật thiết với khả năng giảm thiểu nợ xấu của ngân hàng đó, đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

Dưới đây là hai thước đo rủi ro ngân hàng quan trọng:

Nợ xấu (NPL) là các khoản vay đã quá hạn ít nhất 90 ngày.

Tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng càng thấp thì ngân hàng đó càng tạo được ấn tượng tốt đối với nhà đầu tư. Ngược lại, tỷ lệ nợ xấu ở mức từ 2% ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của ngân hàng và giá trị của khoản đầu tư.

Khoanh nợ (NCO) hay nhóm nợ đề cập đến khoản nợ mà một ngân hàng tin rằng họ sẽ không còn thu được nữa vì người đi vay đã không còn khả năng thanh toán, hoặc đã bị quá hạn hơn 6 tháng.

Tỷ lệ này được tính bằng cách chia khoanh nợ ròng cho tổng dư nợ cho vay.

Chỉ số này đặc biệt quan trọng giúp theo dõi các ngân hàng có khoản nợ không có bảo đảm lớn (ví dụ: nợ thẻ tín dụng), đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

Trong thời kỳ đại dịch, các gói viện trợ quy mô lớn của các ngân hàng trung ương đã thúc đẩy ngành ngân hàng tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận nhanh chóng. 

Tính vào thời điểm cuối năm 2022, hậu Covid-19, các ngân hàng ghi nhận giao dịch ở mức định giá P/E và P/B thấp nhất trong nhiều năm. Tuy nhiên mức P/E va P/Book nay không phản ánh được nợ xấu sẽ gia tăng khi suy thoái kinh tế.

Tại Việt Nam, trong dài hạn, ngành ngân hàng là huyết mạch của nên kinh tế. Khi kinh tế dự kiến tăng trưởng 6-7% trong dài hạn, ngành ngân hàng sẽ tăng trưởng theo. Do đo, mức định giá của nhóm ngân hàng tương đối thấp khi kinh tế thế giới suy thoái, ngược lại là cơ hội đầu tư tiềm năng. 

Đầu tư giá trị là một chiến lược mà nhà đầu tư tìm mua các cổ phiếu được đánh giá là đang được giao dịch ở mức giá thấp hơn giá trị nội tại của nó, nghĩa là bị định giá thấp.

Từ đó, họ mua một số lượng lớn cổ phiếu trong khi những người khác đang bán ra, đặc biệt là trong thời điểm xuất hiện nhiều tin tức xấu.

Các nhà đầu tư giá trị tập trung vào các mục tiêu dài hạn hơn là ngắn hạn.

Trong tất cả các ngành, ngân hàng là một ngành khá nhạy cảm với chu kỳ kinh tế nên chúng dễ có sự biến động trong giá cũng như việc định giá, điều thu hút hầu hết các nhà đầu tư giá trị. 

Chúc mừng bạn đã làm quen với cổ phiếu thuộc nhóm ngành Ngân hàng và những điều cần lưu ý khi đưa ra quyết định đầu tư vào nhóm ngành này. Sau đây là những gì Tititada đã mang đến cho bạn trong phần này:

- Cách tính tỷ suất sinh lời của ngân hàng

- Làm thế nào để đánh giá rủi ro của ngân hàng

- Thời điểm thích hợp để đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng

- Đầu tư giá trị

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

Tích lũy

Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

Tìm hiểu thêm
Tích lũy

Cố vấn Robo AI

Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

Tìm hiểu thêm
Cố vấn Robo AI

Đầu tư chứng khoán

Với số tiền bất kỳ

Tìm hiểu thêm
Đầu tư chứng khoán