Một số cổ phiếu Bảo hiểm nổi bật
14/01/23
Hiện nay có một số công ty bảo hiểm lớn đang được niêm yết trên HoSE và HNX. Cùng Tititada tìm hiểu thêm về các công ty này.
1. Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH) được thành lập vào năm 1964 và được niêm yết trên sàn HoSE vào năm 2009. Đây là tập đoàn hàng đầu về ngành tài chính bảo hiểm ở Việt Nam, chuyên cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính, bao gồm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, ngân hàng, tư vấn đầu tư, quản lý quỹ và kinh doanh bất động sản.
Bảo Việt là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất đến hiện nay có hệ thống mạng lưới bao phủ khắp 63 tỉnh, thành phố với hơn 150 công ty thành viên và hơn 1,000 văn phòng khu vực. Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tính đến cuối năm 2022, Bảo Việt là doanh nghiệp dẫn đầu về thị phần bảo hiểm nhân thọ tại thị trường Việt Nam.
Đồng thời, đây cũng là doanh nghiệp Việt đầu tiên chính thức được công nhận đánh giá xếp hạng doanh nghiệp bền vững trong nhóm chỉ số Dow Jones Sustainability Indices.
2. Tổng CTCP Bảo Minh (HoSE: BMI) được thành lập năm 1994 và được niêm yết trên sàn HoSE vào năm 2008. Công ty tập trung vào các hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm phi nhân thọ.
Với mạng lưới bao gồm 64 công ty thành viên, 550 phòng giao dịch trên toàn quốc, Bảo Minh chiếm 8% thị phần (tính đến cuối năm 2022) và đứng thứ 4/29 các doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.
Tính đến cuối quý I/2023, tổng tài sản của BMI đạt 7,402 tỷ đồng.
3. Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (HoSE: MIG) được thành lập năm 2007 và được niêm yết trên sàn HoSE vào năm 2020. Công ty chủ yếu tập trung vào kinh doanh dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ, bao gồm các nghiệp vụ về bảo hiểm gốc và tái bảo hiểm.
MIG được đánh giá là 2/31 doanh nghiệp Bảo hiểm có hệ thống mạng lưới vững mạnh với gần 2,000 nhân sự, 70 công ty thành viên, hơn 467 phòng kinh doanh và 4,500 đại lý bảo hiểm được ủy quyền trên toàn quốc.
4. Công ty bảo hiểm PVI (HoSE: PVI) được thành lập năm 1996 và được niêm yết trên sàn HoSE vào năm 2007.
Công ty chủ yếu tập trung vào kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (chiếm thị phần lớn nhất trong lĩnh vực Bảo hiểm Năng lượng), bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm, cũng như các hoạt động đầu tư khác.
Hiện, công ty có 39 chi nhánh hoạt động trên khắp cả nước.
PVI là doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất tại Việt Nam giành giải thưởng “Doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ sáng tạo nhất 2023” từ IFM - tạp chí Tài chính Quốc tế của Anh.
Các công ty bảo hiểm thu được tiền từ phí bảo hiểm mà các chủ hợp đồng phải trả.
Các nhà đầu tư có thể hưởng lợi từ nguồn thu nhập tin cậy và ổn định, vì dòng tiền này thường cố định và có khả năng được đảm bảo trong các thỏa thuận dài hạn.
Khi lượng khách hàng và danh mục sản phẩm bảo hiểm của họ tăng lên, các công ty bảo hiểm có thể có được sự tăng trưởng dài hạn trên danh mục đầu tư của họ. Nhu cầu về bảo hiểm thường tăng lên khi dân số và nền kinh tế phát triển, nhưng sẽ trở nên phức tạp hơn.
Thêm vào đó, so với các ngành khác, ngành bảo hiểm thường ít bị tác động bởi suy thoái hơn. Mọi người và các tổ chức thường đặt ưu tiên cho việc duy trì phạm vi bảo hiểm của họ để phòng ngừa những rủi ro và tổn thất có thể xảy ra, đặc biệt là trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Việc chia cổ tức cho cổ đông khá phổ biến đối với các công ty bảo hiểm. Cổ phiếu bảo hiểm trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ưa thích cổ phiếu thu nhập vì cổ tức có thể mang lại thu nhập thường xuyên cho họ.
Ngoài ra, các công ty bảo hiểm có thể thay đổi mức phí bảo hiểm theo lạm phát, giúp bảo vệ giá trị của các khoản đầu tư và chống lại các tác động từ lạm phát.
Cuối cùng, các công ty bảo hiểm có thể nhận được những điều kiện thuận lợi trong khuôn khổ pháp lý. Sáp nhập và mua lại là một phương pháp hợp nhất phổ biến trong lĩnh vực bảo hiểm. Khi các doanh nghiệp hợp tác với nhau và nhận ra giá trị hợp lực có thể đạt được, nó có thể giúp tăng giá trị cổ đông nhận được.
Ngành bảo hiểm phải tuân theo các quy định khắt khe và chi tiết để bảo vệ các chủ hợp đồng, công ty và nhà đầu tư.
Các công ty bảo hiểm thường phải đối mặt với rủi ro tổn thất đáng kể do thiên tai, các tai nạn nghiêm trọng hoặc yêu cầu bồi thường gia tăng.
Những sự kiện như vậy có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính của họ, đặc biệt là các sự kiện không thể đoán trước có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế chung, như đại dịch Covid-19.
Vài năm gần đây, việc mời chào tinh vi, lôi kéo, tư vấn không đầy đủ, hay hiểu là “ép” khách hàng mua bảo hiểm dưới mọi hình thức đang ngày càng gia tăng. Điều này đã khiến Bộ Tài chính và NHNN vào cuộc và chấn chỉnh các doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức tài chính liên quan khác. Những vấn đề này có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của các công ty.
Ngoài ra, ví dụ, cơ quan quản lý áp đặt các yêu cầu về vốn để đảm bảo khả năng thanh toán và sự ổn định tài chính. Một công ty bảo hiểm có thể buộc phải cắt giảm cổ tức để đảm bảo có đủ tiền mặt để đáp ứng yêu cầu đó.
Các công ty bảo hiểm tạo ra thu nhập bằng cách đầu tư các khoản phí bảo hiểm họ thu từ khách hàng. Biến động về lãi suất, điều kiện kinh tế không thuận lợi hoặc hiệu suất đầu tư kém có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của họ.
Sau đây là những gì Tititada đã mang đến cho bạn trong phần này:
- Tìm hiểu một số cổ phiếu Bảo hiểm nổi bật
- BVH, BMI, PVI
- Ưu điểm của cổ phiếu bảo hiểm
- Nhược điểm của cổ phiếu bảo hiểm
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.