Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Phương pháp định giá EV/EBITDA

Định giá so sánh thường dựa trên giá trị doanh nghiệp và vốn chủ sở hữu. Trong bài trước ta đã tìm hiểu các phương pháp định giá so sánh P/E,  P/Sales và P/Book để xác định giá trị của công ty.

Trong bài này, Tititada sẽ giúp bạn hiểu thêm về phương pháp định giá bằng EV/EBITDA và giá trị nội tại của doanh nghiệp nhé.

Phương pháp định giá bằng P/E là một trong những phương pháp phổ biến nhất, nhưng nó có một số hạn chế mà định giá bằng EV/EBITDA (Giá trị doanh nghiệp trên Thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao) có thể khắc phục.

Chỉ số EV/EBITDA thường được đánh giá cao hơn vì nó tính đến các yếu tố mà P/E không đề cập đến, như mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính (nằm trong EV) và giá trị khấu hao của tài sản (nằm trong EBITDA).


Nói một cách đơn giản, EBITDA cho thấy bức tranh rõ ràng hơn về hoạt động tài chính của công ty vì nó loại trừ các yếu tố như chi phí nợ, thuế và khấu hao – những yếu tố có thể làm méo mó kết quả khi xem xét thu nhập thuần hoặc EPS.

Điều này cũng giúp EBITDA thường dương ngay cả khi công ty đang lỗ và EPS có thể âm. Nếu các thành phần của một chỉ số như P/E có giá trị âm, kết quả sẽ trở nên vô nghĩa. Do đó, các nhà phân tích thường ưu tiên sử dụng EV/EBITDA hơn P/E.

Trước khi đi sâu hơn, hãy cùng tìm hiểu về các khái niệm EV và EBITDA nhé.


Giá trị doanh nghiệp (EV) là thước đo tổng giá trị của một công ty.

Cách tính toán EV bao gồm vốn hóa thị trường của một công ty cộng bất kỳ khoản tiền mặt nào trên bảng cân đối kế toán, và trừ đi tất cả các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Vì EV bao gồm nợ, nó chính xác hơn vốn hóa thị trường khi đánh giá giá trị công ty, đặc biệt trong các thương vụ sáp nhập hay thâu tóm.

Công thức tính EV như sau:

EV = Vốn hoá thị trường + Tổng nợ + Cổ phiếu ưu đãi - Tiền và các khoản tương đương tiền



Thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao, hay EBITDA, là thước đo phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty mà không tính đến các chi phí như nợ và khấu hao tài sản.

Dù EBITDA không phản ánh chi phí đầu tư vốn như tài sản, nhà máy và thiết bị, nó là một thước đo hữu ích để ước tính dòng tiền sẵn có để trả nợ cho các tài sản dài hạn của công ty.

EBITDA, hoặc biên EBITDA, thường được sử dụng để so sánh các công ty trong cùng ngành hoặc để đánh giá sức mạnh tài chính.

EBITDA = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay + Khấu hao

Để định giá một công ty, các nhà phân tích dự phóng EBITDA tương lai, sau đó nhân nó với chỉ số EV/EBITDA trung bình của ngành để tính giá trị doanh nghiệp (EV).

Ví dụ, công ty A có EBITDA dự phóng cho năm 2024 là 100 tỷ đồng, không có nợ, có 10 tỷ đồng tiền mặt, và chỉ số EV/EBITDA của ngành là 7.0x, thì giá trị doanh nghiệp EV của công ty là:

EV = EBITDA dự phóng  x  Chỉ số EV/EBITDA = 100  x  7 = 700 tỷ đồng


Từ EV, có thể tính vốn hóa thị trường:

EV = Vốn hóa thị trường - Nợ + Tiền và các khoản tương đương tiền

Vốn hóa thị trường = EV + Nợ - Tiền và các khoản tương đương tiền = 700 + 0 - 10 = 690 tỷ đồng.

Sau đó, chia vốn hóa cho số lượng cổ phiếu lưu hành để tính ra giá cổ phiếu, và so sánh với giá thị trường để xem liệu cổ phiếu đắt hay rẻ và ra quyết định mua bán.

Chúc mừng bạn đã hoàn tất tìm hiểu về các phương pháp định giá so sánh. 

Bạn có thể về trang Thị trường và chọn một doanh nghiệp trong VN30 để bắt đầu tập thực hành định giá một doanh nghiệp nhé.


Hoặc, tới chương tiếp theo để tìm hiểu chuyên sâu hơn với phương pháp định giá Chiết khấu dòng tiền (DCF) cùng Tititada.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

Tích lũy

Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

Tìm hiểu thêm
Tích lũy

Cố vấn Robo AI

Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

Tìm hiểu thêm
Cố vấn Robo AI

Đầu tư chứng khoán

Với số tiền bất kỳ

Tìm hiểu thêm
Đầu tư chứng khoán