Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Lập kế hoạch tài chính cá nhân - Phần 1

Trong chương trước, chúng ta đã cùng học và làm quen với báo cáo tài chính cá nhân của mình.

Trong chương này, hãy cùng Tititada bắt đầu việc lập kế hoạch tài chính cá nhân cho tương lai nhé.

Trước khi bắt đầu, chúng ta cùng nhắc lại lập kế hoạch tài chính cá nhân là gì nhé.

Lập kế hoạch tài chính cá nhân chỉ việc quản lý tiền bạc của mỗi cá nhân, lên kế hoạch thu chi hàng tháng, quản lý tiền gửi ở ngân hàng, thế chấp tài sản cho khoản vay, đầu tư, mua bất động sản hay lập kế hoạch hưu trí.


Hầu hết mọi người nghĩ về việc lập kế hoạch tài chính như là việc hạn chế chi tiêu hoặc cất giữ và để dành tài sản cho một thời gian xa xôi trong tương lai. Tất cả đều cảm thấy rất…vô hình. Một số cho rằng cuộc sống quá ngắn, không biết tương lai ra sao, trong khi phải sống quá vất vả.

Trên thực tế, lập kế hoạch tài chính không phải là tiết kiệm và sống cuộc đời khắc khổ, mà là phân bổ tài chính cho những gì thực sự quan trọng trong cuộc sống của bạn, mà không để nó lãng phí cho những thứ không quan trọng.


Khi bạn cảm thấy đã hiểu và quen với việc lập kế hoạch tài chính, bạn sẽ:

- Có thể lập kế hoạch cho tương lai để bạn bớt lo lắng về những gì sắp xảy ra.

- Có nhiều tiền hơn cho những thứ mà bạn thực sự quan tâm.

- Ngừng lãng phí thời gian và tiền bạc vào những thứ bạn không quan tâm.

- Lên kế hoạch cho chuyến du lịch, ngôi nhà,... trong mơ đó.

- Kiểm soát cuộc sống của bạn nhiều hơn.


Việc lập kế hoạch tài chính bắt đầu với việc lập mục tiêu.

1. Đặt mục tiêu cho cuộc sống của bạn

Chúng ta không thể chỉ tiết kiệm tiền vì cần phải tiết kiệm. Chúng ta cần có mục đích tiết kiệm, nếu không việc lập kế hoạch tài chính sẽ trở nên vô nghĩa. Một số mục tiêu để bạn có thể lập kế hoạch tài chính là gì?

- Tiết kiệm cho một chuyến du lịch nước ngoài dài ngày

- Tiết kiệm để tổ chức một tiệc cưới ấm cúng


- Tiết kiệm để thanh toán đợt đầu của căn hộ

- Lập kế hoạch để khi bạn nghỉ hưu có một cuộc sống tài chính an nhàn như hiện tại

Các mục tiêu xác định sẽ giúp bạn lập kế hoạch dễ dàng hơn.

Nếu bạn biết rõ mình muốn gì, thường bạn sẽ phấn đấu nhiều hơn để củng cố khả năng cam kết thực hiện nó hơn.

Có thể bạn đã nghe nói về thiết lập mục tiêu SMART (specific, measurable, achievable, realistic, time).


Bạn có thể sử dụng những nguyên tắc này trong việc đặt mục tiêu của mình:

- Cụ thể – Specific: Mục tiêu cần càng cụ thể càng tốt. Bạn muốn tiết kiệm để làm gì?

- Có thể đo lường được – Measureable: Bạn cần tiết kiệm bao nhiêu tiền từ lương hàng tháng?

- Có thể đạt được – Achievable: Mục tiêu tài chính cần nằm trong khả năng của bạn.

Ví dụ: nếu ban đang có múc lương 20 triệu đồng một tháng, và bạn mong muốn có thể mua được một căn biệt thự có hồ bơi trong trong 10 năm thì có thể là rất khó đạt được.


- Thực tế – Realistic: Mục tiêu cần phải thiết thực và thực tế với cuộc sống của bạn.

- Có thời hạn – Time: Dự kiến khi nào bạn sẽ đạt được mục tiêu này?

Lý do tại sao các mục tiêu tài chính cần thực tế?

Để bạn không từ bỏ toàn bộ mục tiêu của mình khi một khoản chi phí nào đó bất ngờ tăng lên và làm cho việc hoàn thành mục tiêu thêm khó khăn hơn.


Sau khi bạn tìm ra lý do tại sao bạn muốn lập kế hoạch tài chính hoặc tiết kiệm tiền, đã đến lúc chuyển sang bước tiếp theo.

2. Biết chi phí cố định của bạn

Trước khi bạn có thể bắt đầu lập kế hoạch tài chính, hay quản lý tiền bạc của mình, bạn cần phải biết các khoản chi tiêu cố định của mình.

Điều này cho bạn biết số tiền bạn cần phải trả hàng tháng, bất kể thu nhập của bạn có thay đổi hay không.

Chi phí cố định hàng tháng của bạn có thể bao gồm những khoản sau:

- Tiền thuê nhà

- Các chi phí điện, nước, internet, điện thoại

- Các chi phí sinh họat cơ bản ăn trưa, ăn tối, dầu gội, sữa tắm…

- Thanh toán khoản vay, khoản vay sinh viên, khoản vay mua ô tô, v.v.

- Khoản tiết kiệm mong muốn, các khoản đầu tư bạn đã lên kế hoạch.

Khi bạn biết chi phí cố định của mình, bạn cần xác định ngay số tiền bạn muốn tiết kiệm.


Sau đó, tính toán số tiền còn lại, là khoản để chi trả cho những khoản Chi phí biến đổi trong tháng của bạn.

Đương nhiên số còn lại này không thể là số âm, cũng không thể quá ít.

Chi phí biến đổi = Lương và các khoản thu nhập khác mang về nhà hàng tháng – Tổng chi phí cố định hàng tháng của bạn – Khoản tiết kiệm

Thường chi phí linh động bằng khoảng 15-20% thu nhập hàng tháng là khá hợp lý.


Trong phần này, bạn đã hiểu được khái niệm lập kế hoạch tài chính cá nhân là gì và hai bước cơ bản đầu tiên của việc này là đặt mục tiêu và xác định chi phí cố định.

Bạn có thể bắt đầu viết ra các mục tiêu tương lai của mình cũng như thử tập ước tính tổng chi phí hàng tháng của mình như bảng ví dụ trên.

Hãy cùng tới phần tiếp theo để tìm hiểu cụ thể hơn các bước sau của việc Lập ngân sách nhé.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

Tích lũy

Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

Tìm hiểu thêm
Tích lũy

Cố vấn Robo AI

Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

Tìm hiểu thêm
Cố vấn Robo AI

Đầu tư chứng khoán

Với số tiền bất kỳ

Tìm hiểu thêm
Đầu tư chứng khoán