Đánh giá lại kế hoạch hưu trí
05/11/22
Kế hoạch hưu trí là một phần quan trọng trong việc đảm bảo tài chính ổn định cho cuộc sống của bạn sau khi nghỉ hưu.
Tuy nhiên, kế hoạch của bạn không phải là một bản kế hoạch cố định và nó cần được theo dõi và điều chỉnh theo thời gian.
Ở phần này Tititada sẽ giúp bạn hiểu hơn vì sao nên theo dỏi kế hoạch hưu trí của mình và khi nào nên điều chỉnh nó nhé.
Dưới đây là một số lý do vì sao bạn nên theo dõi và điều chỉnh kế hoạch hưu trí của mình:
1. Thay đổi tình hình tài chính cá nhân: Vì nhiều lý do, ví dụ như kết hôn, mua nhà, có con, hay mất việc, có thể làm ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của bạn, và trực tiếp tác động đến số tiền tiết kiệm cho mục tiêu hưu trí của bạn.
2. Thay đổi về mức độ rủi ro: Trong quá trình đầu tư, mức độ rủi ro của các khoản đầu tư có thể thay đổi theo thời gian vì bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nói trên.
2. Thay đổi về tình hình kinh tế: Tình hình kinh tế của một quốc gia và thế giới cũng có thể ảnh hưởng đến các loại tài sản, hoặc các công ty trong danh mục đầu tư của bạn, dẫn đến ảnh hưởng lợi nhuận của các khoản đầu tư trong kế hoạch hưu trí của bạn.
3. Thay đổi về tuổi thọ: Tuổi thọ người dân đang tăng dần và nhiều người sống đến độ tuổi 90 hay thậm chí 100. Việc kéo dài tuổi thọ có nghĩa là kế hoạch hưu trí của bạn phải đảm bảo đủ tiền để sống được trong một khoảng thời gian dài hơn.
Cập nhật kế hoạch nghỉ hưu của bạn theo thời gian bao gồm một số bước chính như sau:
1. Xem lại kế hoạch hiện tại:
Bắt đầu bằng cách xem xét kế hoạch hưu trí hiện tại của bạn, bao gồm các mục tiêu tài chính, danh mục đầu tư, phân bổ tài sản, số tiền đóng góp và bất kỳ chi tiết liên quan nào khác.
2. Đánh giá tình hình tài chính:
Xem xét các yếu tố như thu nhập, chi phí, nợ và tiết kiệm.
Xác định xem có bất kỳ thay đổi đáng kể nào kể từ lần cập nhật kế hoạch trước đó có thể gây ảnh hưởng đến chiến lược nghỉ hưu của mình hay không.
3. Xem lại các mục tiêu nghỉ hưu:
Dành thời gian để đánh giá lại các mục tiêu nghỉ hưu của bạn.
Xem xét các yếu tố như tuổi nghỉ hưu mong muốn, kỳ vọng về lối sống và nhu cầu thu nhập khi nghỉ hưu.
Thực hiện bất kỳ điều chỉnh cần thiết nào dựa trên những thay đổi trong hoàn cảnh hoặc nguyện vọng đang phát triển của bạn.
4. Đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro:
Mức độ chấp nhận rủi ro của bạn có thể thay đổi theo thời gian, theo sự biến động của thị trường, và bất kỳ thay đổi nào về sự ổn định tài chính của bạn.
Điều chỉnh chiến lược đầu tư và phân bổ tài sản để phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro được cập nhật của bạn.
5. Đánh giá hiệu suất đầu tư:
Đánh giá hiệu suất đầu tư của bạn và so sánh chúng với kỳ vọng của bạn và tiêu chuẩn thị trường.
Xác định bất kỳ tài sản hoặc quỹ hoạt động kém hiệu quả nào và xem xét liệu có cần điều chỉnh hay không.
6. Tìm lời khuyên từ chuyên gia:
Một cố vấn tài chính có thể giúp bạn điều hướng các quyết định tài chính phức tạp, xem xét các lựa chọn đầu tư cũng như đảm bảo kế hoạch nghỉ hưu hiện tại là phù hợp với mục tiêu và hoàn cảnh của bạn.
7. Theo dõi danh mục và tái cơ cấu danh mục:
Sau khi bạn đã cập nhật kế hoạch nghỉ hưu của mình, hãy theo dõi danh mục theo thời gian và thực hiện tái cơ cấu theo định kỳ.
Nếu danh mục của bạn đã đa dạng hoá thông qua quỹ chỉ số hay ETF nhất định thì có thể theo dõi trong một năm một hai lần.
Việc theo dõi để xem liệu những biến động trên thị trường có khiến danh mục của bạn trở nên bất ổn quá hay không.
Hoặc có những thay đổi đáng kể nào về tình hình tài chính cá nhân của bạn, ví dụ mất việc hoặc nợ gia tăng do tình huống khẩn cấp nào đó, có khiến mục tiêu tiết kiệm hưu trí của bạn thay đổi.
Nếu những chuyện đó không xảy ra, bạn có thể tiếp tục để yên danh mục của mình.
Chú ý quá đến những biến động của thị trường chứng khoán là một lý do chính dẫn đến sự lo lắng.
Tệ hơn nữa, một ngày đặc biệt tồi tệ có thể quyết định rút hết tiền ra khỏi tài khoản đầu tư và sau đó bạn sẽ bỏ lỡ sự phục hồi của thị trường.
Hãy nhớ rằng việc cập nhật kế hoạch nghỉ hưu của bạn là một quá trình liên tục.
Việc xem xét và thực hiện các điều chỉnh cần thiết theo định kỳ cho phép bạn thích nghi với hoàn cảnh thay đổi, tận dụng các cơ hội mới và luôn đi đúng hướng để về hưu an toàn.
Để hiểu rõ hơn về việc đánh giá hiệu suất đầu tư và tái cân bằng danh mục, bạn có thể đến chương Xây dựng danh mục đầu tư để tìm hiểu thêm nhé!
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.