Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Làm thế nào để phân tích báo cáo tài chính?

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Khi đánh giá báo cáo tài chính của công ty, thường tập trung vào các chỉ số như biên lợi nhuận hoạt động, đánh giá tài sản và nợ, đánh gia tỷ lệ cổ tức của công

    - Từ những chỉ số chính khi phân tích báo cáo tài chính có thể biết làm sao để định giá cổ phiếu và tìm được điểm đầu tư thích hợp.

    Phân tích báo cáo tài chính: biên lợi nhuận hoạt động

    Về mặt lợi nhuận, thu nhập ròng là một trong số những chỉ tiêu rõ ràng nhất cần xem khi phân tích báo cáo tài chính. Nó thể hiện khả năng sinh lời của công ty sau khi trừ đi tất cả các chi phí sản xuất, khấu hao, thuế, lãi vay và các chi phí khác, và được thể hiện ở dòng cuối cùng trong báo cáo lãi lỗ. Tuy nhiên, thu nhập ròng không nên được sử dụng riêng biệt khi đánh giá một công ty mà cần phải kết hợp với những chỉ số và thống kê khác như là biên lợi nhuận hoạt động, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), tỷ lệ chia cổ tức, chất lượng tài sản và các khoản nợ phải trả.Biên lợi nhuận hoạt động được tính bằng cách lấy lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) chia cho doanh thu thuần trên báo cáo lãi lỗ. Chỉ số này cho biết trên mỗi đồng doanh thu thuần công ty thu được, có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế được tạo nên. Khi phân tích công ty, các nhà đầu tư thường so sánh biên lợi nhuận hoạt động của công ty với các công ty hoặc đối thủ cạnh tranh khác trong cùng ngành để có thể đưa ra nhận định chính xác. Biên lợi nhuận hoạt động cao cho thấy công ty đang hoạt động hiệu quả và quản lý tốt các chi phí vận hành như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.


    Phân tích báo cáo tài chính: Tài sản và nợ phải trả

    Các thông tin chi tiết về tài sản và số dư các khoản nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán của công ty cung cấp cho nhà đầu tư một cái nhìn bao quát về tình hình tài chính tổng thể của công ty. Dựa vào đó, nhà đầu tư có thể đánh giá được chất lượng tài sản, khả năng thanh toán các khoản nợ và khoản phải trả của công ty bằng cách tính toán các chỉ số tài chính như hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh hay số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu, phải trả. Từ đó, nhà đầu tư có thể đưa ra những nhận định về cơ cấu tài sản, cơ cấu vốn của công ty có đủ bền vững và phục vụ cho sự phát triển hoạt động kinh doanh trong giai đoạn sắp tới.

    Ví dụ: khi em xet và phân tích báo cáo tài chính của các công ty bất động sản, luôn phải nhìn đến tỉ lệ nợ và việc sử dụng đòn bẩy. Vì ngành bất động sản phụ thuộc nhiều vào chu kỳ kinh tế, các công ty sử dụng nợ vay quá nhiều, khi có suy thoái kinh tế xảy ra, rất dễ gặp vấn đề về thanh khoản, tức là không bán được nhà để trả nợ. Đôi khi không cần có suy thoái kinh tế, mà chỉ là việc chậm trễ trong việc xin các giấy tờ pháp lý cũng khiến dự án có thể bị gia hạn và chậm trễ nhiều năm, dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng lên dòng tiền của công ty.

    Phân tích báo cáo tài chính: Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền

    Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền là một chỉ số hữu ích đo lường sự ổn định tài chính, tăng trưởng và tỷ lệ lợi nhuận phân chia cho các cổ đông của công ty. Tỷ lệ chi trả cổ tức tính ra phần trăm thu nhập mà công ty sẽ dành ra để trả cho các nhà đầu tư cổ phần, dưới hình thức cổ tức bằng tiền. Tỷ lệ này càng cao, chất lượng lợi nhuận của công ty sẽ càng tốt do công ty có đủ dòng tiền và tích lũy từ lợi nhuận để phân bổ lại một phần cho nhà đầu tư.

    VNM là một ví dụ các công ty bền vững có mức chi trả cổ tức cao. Hiện nay VNM chi trả cổ tức bằng tiền mặt 38% một năm. Giả sử giá cổ phiếu của VNM đang giao dịch ở mức 70,000đ/cổ phần, tức là các nhà đầu tư mua VNM đã nhận được lãi suất (yield) khoảng hơn 5% một năm.

    Một số công ty không chia cổ tức mà giữ lại toàn bộ lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư. Hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam đều không chia cổ tức bằng tiền mặt. Tỷ lệ trả cổ tức tiền mặt (dividend payout) bằng 0%. Phần lợi nhuận giữ lại được sử dụng cho mục đích tái đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty để tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng. Nhà đầu tư mua những cổ phiếu này thường kỳ vọng vào sự tăng giá của cổ phiếu trong tương lai, thay vì dòng tiền cổ tức ổn định hàng năm.

    Phân tích báo cáo tài chính: định giá cổ phiếu và lợi nhuận cho các cổ đông

    Làm sao để định giá cổ phiếu? Nhà đầu tư có thể lấy được các thông tin về chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) từ báo cáo tài chính của công ty để biết được lợi nhuận công ty tạo ra cho cổ đông khi nắm giữ cổ phiếu là bao nhiêu.

    Từ EPS lấy được trên báo cáo tài chính, nhà đầu tư có thể tính được Hệ số P/E (Giá cổ phiếu trên thu nhập) và so sánh với các công ty khác trong cùng ngành để biết được mức giá cổ phiếu đang giao dịch là đắt hay rẻ. Đồng thời, nhà đầu tư có thể so sánh hệ số P/E tính được với mức định giá xác định vùng giá mua hay vùng giá bán cho cổ phiếu để đưa ra quyết định đầu tư.

    Ngoài ra, nhà đầu tư có thể lấy thông tin giá trị sổ sách của công ty trên bảng cân đối kế toán. Bằng cách tính hệ số giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách (P/B), nhà đầu tư sẽ biết làm sao để định giá cổ phiếu và biết giá cổ phiếu đang giao dịch cao hay thấp hơn giá trị sổ sách của công ty bao nhiêu lần.

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán