Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Tái tương quan

Tái tương quan (Recoupling), trong thị trường tài chính, diễn ra khi lợi nhuận của một lớp tài sản mẫu quay trở về xu hướng tương quan thông thường vốn có với các loại tài sản khác sau khi đã lệch khỏi trong một khoảng thời gian. Điều này đối lập với tách rời tương quan (decoupling), xảy ra khi các lớp tài sản tách ra khỏi các mối tương quan truyền thống của chúng.

Giai đoạn tách rời tương quan có thể diễn ra trong cả ngắn hạn và dài hạn, tuy nhiên đa số sẽ quay trở lại tái tương quan. Sự tách rời tương quan hiếm khi diễn ra cố định mãi mãi, và nếu có thì sự tách rời này thường báo hiệu cho sự ảnh hưởng và tồn tại của một yếu tố bên ngoài vốn không nằm trong các mô hình truyền thống sẵn có.

Trên thị trường tài chính tồn tại nhiều quan hệ tương quan truyền thống. Những mối quan hệ này có thể dễ dàng được thúc đẩy bởi các hệ thống kế toán hoặc tài chính (như mối tương quan nghịch đảo giữa giá trị trái phiếu và lãi suất), trong trường hợp này chúng gần như không bao giờ tách rời.

Hoặc, do các tương quan thống kê ngẫu nhiên, mà hiện tượng tách rời tương quan thường diễn ra; hoặc do các mối quan hệ kinh tế gây ra bởi sự thay đổi trong cấu trúc nền kinh tế hoặc có thể hoàn toàn chỉ do yếu tố tâm lý.


Sau tách rời tương quan, cuối cùng chúng sẽ tái lập mối tương quan truyền thống.

Sau một số cú sốc kinh tế lớn, sự tiến bộ trong công nghệ, hoặc sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách kinh tế, các nền kinh tế thường trải qua các giai đoạn điều chỉnh khi mà các biến kinh tế (bao gồm lợi nhuận từ các lớp tài sản khác nhau) điều chỉnh để thích nghi với các điều kiện mới. Chúng có thể tách rời tạm thời cho đến khi nền kinh tế chuyển dịch đến một trạng thái cân bằng mới và lợi nhuận sẽ có xu hướng tái tương quan trở lại.

Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế mới này có thể dẫn đến một trạng thái cân bằng mới mà trong đó các mối quan hệ giữa các biến kinh tế khác nhau.

Chẳng hạn như:      


- Lãi suất tăng sẽ khiến TTCK sụt giảm. Cụ thể, lãi suất tăng làm tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp, từ đó giảm lợi nhuận công ty và khiến các nhà đầu tư có xu hướng rút khỏi thị trường. 

    

- Gia tăng sức mạnh đồng tiền của một nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu cũng dẫn đến TTCK của nước đó sụt giảm. Vì khi giá trị của đồng tiền tăng cao làm giảm lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó trong xuất khẩu và khuyến khích  nhập khẩu.

- Giá dầu tăng  và sự mất giá của đồng Đô-la Mỹ. Do dầu thô thường được giao dịch bằng đồng Đô-la Mỹ, do đó chúng có mối quan hệ nghịch đảo với nhau. Khi đồng Đô-la yếu, các quốc gia xuất khẩu dầu phải tăng giá bán dầu lên cao để bù đắp vào phần thâm hụt tương ứng với giá trị thực. Ngược lại, khi đồng Đô-la mạnh, các nước này sẽ giảm giá dầu để ổn định thị trường.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

Tích lũy

Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

Tìm hiểu thêm
Tích lũy

Cố vấn Robo AI

Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

Tìm hiểu thêm
Cố vấn Robo AI

Đầu tư chứng khoán

Với số tiền bất kỳ

Tìm hiểu thêm
Đầu tư chứng khoán