Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Lý thuyết định giá kinh doanh chênh lệch

Lý thuyết định giá kinh doanh chênh lệch (APT) là mô hình định giá tài sản đa yếu tố dựa trên ý tưởng rằng lợi nhuận của tài sản có thể được dự đoán bằng cách sử dụng mối quan hệ tuyến tính giữa lợi nhuận kỳ vọng của tài sản và một số biến kinh tế vĩ mô có rủi ro hệ thống.

Nó là một công cụ hữu ích để phân tích danh mục đầu tư từ góc độ đầu tư giá trị, nhằm xác định các chứng khoán có thể tạm thời bị định giá sai hay không.

Mô hình định giá kinh doanh chênh lệch được thể hiện như sau:

E(Ri) = E(Rz) + (E(I) – E(Rz)) * βn

Trong đó:

E(Ri): Lợi nhuận kỳ vọng của tài sản

Rz: Lãi suất phi rủi ro

βn: Độ nhạy cảm của chứng khoán đối với yếu tố n

Ei: Phần bù rủi ro cho mỗi đơn vị của yếu tố i

Khác với mô hình định giá tài sản vốn (CAMP), vốn giả định thị trường hoàn toàn hiệu quả, mô hình APT giả định rằng thị trường đôi khi định giá sai giá trị của chứng khoán.

Mô hình APT có tính phức tạp hơn CAMP, vì CAMP chỉ tính đến một yếu tố - rủi ro thị trường, trong khi trong công thức APT có nhiều yếu tố.

Và phải mất một lượng lớn thời gian nghiên cứu để xác định mức độ nhạy cảm của chứng khoán đối với các yếu tố kinh tế vĩ mô khác nhau.

Sử dụng APT, các nhà kinh doanh chênh lệch giá hy vọng tận dụng được bất kỳ sai lệch nào so với giá trị thị trường hợp lý.