Công ty mục tiêu (Target company) thường đề cập đến công ty hấp dẫn cho thương vụ mua lại hoặc sáp nhập đối với bên mua tiềm năng. Một công ty được xem là công ty mục tiêu bởi nhiều lý do như tiềm năng thị trường mới, tiềm năng sản phẩm mới, tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, v.v.
Công ty mục tiêu thường được mua lại với mức giá cao hơn giá trị thị trường thực tế hay còn được biết là mức lãi khi mua lại.
Điều này hoàn toàn hợp lý khi bên mua lại nhìn ra được giá trị mang tính chiến thuật của thương vụ, chẳng hạn lợi thế kinh tế về quy mô.
Lợi thế kinh tế về quy mô không phải lúc nào cũng đạt được sau thương vụ vì có những chi phí ẩn trong quá trình hợp nhất hai công ty, đặc biệt đối với trường hợp hai công ty khác biệt lớn về văn hóa, môi trường làm việc, v.v. Công ty mục tiêu có thể chấp thuận việc bị thâu tóm hay còn gọi là thâu tóm thân thiện.
Ngược lại, nếu công ty mục tiêu không chấp thuận việc thâu tóm và sử dụng một số chiến thuật để chống thâu tóm, khi đó được gọi là thâu tóm thù địch. Một số chiến thuật được các công ty mục tiêu sử dụng để chống thâu tóm như “viên thuốc độc” hay “vương miện”.
Chiến thuật “Viên thuốc độc” (Poison Pill)
Khi này, công ty mục tiêu thiết lập “kế hoạch quyền cổ đông” trong đó công ty kéo dài quyền chọn hoặc chứng quyền đối với các cổ đông hiện hữu để mua thêm cổ phiếu ở mức giá hấp dẫn hơn. Nếu thành công, quyền sở hữu bên mua bị pha loãng, khiến công ty mục tiêu trở nên kém hấp dẫn. Chiến thuật này được dùng để chống thâu tóm hoặc lấy lợi thế đàm phán về bên bị thâu tóm.
Phòng thủ “Vương miện”
Đây là chiến thuật mà công ty mục tiêu bán đi tài sản quý giá nhất của công ty cho bên thứ ba, còn được gọi là “Hiệp sĩ trắng” (White Knight). Nếu như thành công, bên thâu tóm không còn muốn mua công ty nữa. Sau đó, công ty mục tiêu có thể mua lại tài sản từ “Hiệp sĩ trắng” để khôi phục lại vị thế của công ty.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.



Bài viết liên quan
Doanh nghiệp Nhà nước
05/05/25
Tiết kiệm điều chỉnh theo lạm phát
05/05/25
Thông tư
05/05/25
Quốc hội Việt Nam
05/05/25
Cổ phiếu ESOP
05/05/25
Xu hướng tiêu dùng cận biên
05/05/25
Nghị định
05/05/25
Xu hướng tiết kiệm cận biên
05/05/25
Nghị quyết
05/05/25
Quyền sử dụng đất
05/05/25
Thu nhập toàn diện khác
05/05/25
Quỹ dự phòng
05/05/25
Hiệp định EVFTA
05/05/25
Nhồi kênh phân phố
04/05/25
Quản trị lợi nhuận
04/05/25
Xuất khẩu giá trị gia tăng
28/04/25
Thuế chống bán phá giá
28/04/25
Trợ cấp xuất khẩu
28/04/25
Truyền dẫn tỷ giá hối đoái
28/04/25
Cán cân thanh toán
28/04/25
Cấm vận thương mại
27/04/25
Phi toàn cầu hóa
27/04/25
Sáng kiến Vành đai và Con đường
27/04/25
Trí tuệ nhân tạo sinh tạo
27/04/25