Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Khung pháp lý về trái phiếu xanh của Việt Nam được quy định tại Bộ Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

    - Phần lớn số đợt phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam đến từ Ngân hàng Nhà nước và chính quyền địa phương.

    - Việt Nam có thể thu hút khoảng 753 tỷ USD đầu tư vào khí hậu trong giai đoạn 2016-2030 va do đó, trái phiếu xanh là một khái niệm khá quan trong đối với nhà đầu tư đang học đầu tư trái phiếu.

    Quy định về trái phiếu xanh tại Việt Nam

    Hiện nay, Việt Nam chưa có văn bản pháp lý tách bạch thị trường trái phiếu xanh khỏi thị trường trái phiếu chung.

    Tại Việt Nam, khung pháp lý về phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) xanh, trái phiếu chính quyền địa phương (TPCQĐP) xanh và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) xanh đã được quy định tại văn bản cấp Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Khung pháp lý này quy định về trái phiếu xanh, các dự án được cấp tín dụng xanh và phát hành trái phiếu xanh, chủ thể phát hành, quy định về sử dụng nguồn tiền thu được, và chế độ công bố thông tin.

    Các đợt phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam

    Các đợt phát hánh trái phiếu xanh lớn tại Việt Nam mà nhà đâu tư đang học đầu tư trái phiếu cần biết.

    Tháng 10/2016, Việt Nam đã thí điểm phát hành trái phiếu xanh chính quyền địa phương tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, thời gian phát hành từ năm 2016 – 2017, kỳ hạn trái phiếu bao gồm 2 kỳ hạn là 3 năm và 5 năm, khối lượng phát hành là 300 – 500 tỷ đồng.

    Tháng 10/2016, TP.HCM đã phát hành 23 triệu USD trái phiếu chính quyền địa phương, kỳ hạn 10, 15, 20 và 30 năm để tài trợ cho 11 dự án xanh. Số tiền thu được được dùng cho mục đích cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước, giải quyết tình trạng ngập nước tại các lưu vực của thành phố.

    Tháng 9/2016, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phát hành 4 triệu USD trái phiếu chính quyền địa phương, kỳ hạn 3-5 năm, nhằm huy động vốn cho các dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương. Các dự án bao gồm quản lý nguồn nước nhằm mục đích quản lý, khai thác có hiệu quả nguồn nước phục vụ phát triển nông nghiệp từ hồ sông Ray nhằm dẫn nước tưới cho 7,340 ha diện tích đất nông nghiệp.


    Tháng 8/2019, CTCP Điện mặt trời Trung Nam đã phát hành thành công 2,100 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ có kỳ hạn 9 năm, và 945 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, lãi suất thả nổi bằng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 2 năm cộng biên độ 3.5%/năm, riêng năm đầu tiên là 10.5%/năm. Tổng số tiền công ty huy động được được sử dụng cho dự án điện mặt trời tại Ninh Thuận.

    Tháng 5/2021, CTCP Bất động sản BIM (BIM Land) đã công bố phát hành thành công 200 triệu USD trái phiếu quốc tế niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Singapore. Đây là TPDN xanh đầu tiên của Việt Nam. Theo đó, vốn huy động từ đợt phát hành này sẽ được BIM Land sử dụng để phát triển các dự án bất động sản, trong đó có nhiều dự án xanh, bảo vệ môi trường. Đợt phát hành thành công của BIM Land đã mở ra xu hướng mới về việc phát hành TPDN để huy động vốn cho các dự án xanh.

    Năm 2022, Vingroup là tập đoàn phát hành các khoản nợ phát triển bền vững nhiều nhất tại Việt Nam với giá trị 1,325 tỷ USD. Trong đó, hai khoản lớn nhất là khoản vay xanh trị giá 500 triệu USD của VinFast và 425 triệu USD trái phiếu bền vững có quyền chọn nhận cổ phiếu của Vinpearl.

    Ngày 25/10/2023, BIDV đã phát hành thành công 2,500 tỷ đồng trái phiếu xanh theo nguyên tắc của Hiệp hội thị trường vốn quốc tế ICMA. Đây là lần đầu tiên thị trường vốn Việt Nam chứng kiến một đợt phát hành trái phiếu trong nước có khung trái phiếu xanh được xếp hạng bởi Moody’s - tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế. Số tiền thu được từ đợt phát hành trái phiếu này được dùng để tài trợ cho các dự án xanh, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải, bảo vệ môi trường, phù hợp với khung trái phiếu xanh của BIDV. Khung trái phiếu xanh của BIDV được Tổ chức Đánh giá Tín nhiệm Moody’s đánh giá rất cao với mức xếp hạng SQS2 (very good – rất tốt), mức cao thứ hai trong tổng năm bậc xếp hạng. Trái phiếu xanh do BIDV phát hành theo cấu trúc không có tài sản đảm bảo, không phải nợ thứ cấp và không cần bảo lãnh thanh toán. Điều này thể hiện mức độ tín nhiệm cao về năng lực và uy tín của tổ chức phát hành. Toàn bộ nhà đầu tư tham gia giao dịch đều là các công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ thuộc các tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới.

    Học đầu tư trái phiếu: Thị trường trái phiếu xanh Việt Nam đang dần tăng mạnh

    Phát triển trái phiếu xanh là xu hướng chung của thị trường vốn thế giới, nhưng tại Việt Nam, sản phẩm tài chính này thiếu cả bên mua lẫn bên bán. Các nhà đâu tư đang học đầu tư trái phiếu cần biết, tính đến tháng 10/2022, Việt Nam mới phát hành được 5 đợt trái phiếu xanh với tổng giá trị khá khiêm tốn ở mức 200 triệu USD. Phần lớn số tiền thu được từ phát hành trái phiếu (57%) được sử dụng cho năng lượng tái tạo - ngành được Việt Nam quan tâm chính, bên cạnh lĩnh vực nước, rác thải và nông nghiệp.

    Số lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh cũng rất khiêm tốn. Trong đó, EVNFinance là doanh nghiệp đầu tiên tại thị trường Việt Nam phát hành trái phiếu xanh theo chuẩn quốc tế ICMA, giá trị phát hành là 1,700 tỷ đồng trái phiếu xanh.

    So với các nước khác, thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam được triển khai chậm hơn. Xét về mặt cơ cấu, hiện nay, trái phiếu xanh ở Việt Nam chủ yếu là trái phiếu chính quyền địa phương tài trợ cho các dự án xanh, gần như hệ thống các doanh nghiệp chưa tham gia phát hành trái phiếu xanh để huy động vốn. Như vậy, động lực tăng trưởng thị trường tài chính xanh tại Việt Nam đều đến từ định hướng chính sách của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, chứ chưa xuất phát từ thị trường. Nhìn chung, thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam được đánh giá chưa phát triển mạnh, quy mô, loại hình và nền tảng cung và cầu trái phiếu xanh đều chưa chắc chắn. Đặc biệt, hệ thống thông tin, tuyên truyền và sự hiểu biết của nhà đầu tư nói riêng và thị trường nói chung về trái phiếu xanh còn rất nhiều hạn chế.

    Mặc dù vậy, các nhà đâu tư đang học đầu tư trái phiếu cần biết, Việt Nam vẫn trở thành thị trường phát hành trái phiếu xanh lớn thứ 2 khu vực ASEAN, đạt 1 tỷ USD và chỉ xếp sau Singapore. Theo đó, năm 2021, tổng giá trị thị trường vốn dành cho mảng xanh, xã hội và bền vững (GSS) của Việt Nam đạt 1.5 tỷ USD, gấp 5 lần so với năm 2020 và duy trì tăng trưởng ổn định trong 3 năm liền. Phần lớn trái phiếu và khoản vay xanh ở Việt Nam trong năm 2021 đến từ ngành vận tải và năng lượng.

    Theo xu hướng phát triển của thế giới, trái phiếu xanh sẽ là thị trường có tiềm năng lớn trong tương lai. Nhu cầu tài chính xanh của Việt Nam được dự báo tăng mạnh. Theo báo cáo Cơ hội đầu tư về khí hậu của IFC, Việt Nam có thể thu hút khoảng 753 tỷ USD đầu tư vào khí hậu trong giai đoạn 2016-2030, phần lớn vốn huy động được được sử dụng cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông (75%) năng lượng tái tạo (8%) và các dự án công trình xanh (10%).


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán