Điểm nhấn chính:
-
Trái phiếu ngân hàng là trái phiếu do
ngân hàng phát hành với mục đích huy động vốn theo thời hạn xác định.
-
Gửi tiết kiệm hay mua trái phiếu ngân
hàng đều có những ưu và khuyết điểm riêng. Bạn
cần cân nhắc về mục tiêu tài chính và mức độ chịu đựng rủi ro của mình để đưa ra quyết định đúng đắn.
Trái phiếu ngân hàng là gì?
Trái phiếu
được hiểu là chứng nhận nghĩa vụ nợ mà nhà phát hành phải trả cho người nắm giữ
trái phiếu trong khoảng thời gian xác định kèm với mức lãi suất cố định.
Khi công ty phát hành trái phiếu bị giải thể hoặc phá sản thì người sở hữu trái phiếu sẽ được ưu
tiên thanh toán trước người sở hữu cổ phiếu.
Theo
chủ thể phát hành, trái phiếu có thể được phân loại này trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu ngân
hàng.
Trái
phiếu ngân hàng chính là loại trái phiếu do ngân hàng phát hành, với mục đích
huy động vốn theo thời hạn xác định. Người nắm giữ trái phiếu ngân hàng sẽ nhận
được mức lãi suất cố định và được trả đều đặn mà không phụ thuộc vào tình hình
kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời, khi ngân hàng ngừng hoạt động và thực hiện
thủ tục thanh lý tài sản, người nắm giữ trái phiếu – vốn là người cho vay có
quyền nhận lại vốn trước các cổ đông của ngân hàng.
Mua trái phiếu ngân hàng có rủi ro không?
Về
bản chất, trái phiếu ngân hàng và tiền gửi tiết kiệm đều là hình thức cho ngân
hàng vay tiền và nhận lại mức lãi suất cố định, nhưng lãi suất trái phiếu cao
hơn lãi suất tiết kiệm và mua trái phiếu sẽ tồn tại nhiều rủi ro hơn gửi tiết
kiệm.
Mua trái phiếu ngân hàng có an toàn không?
Để ra
quyết định có nên mua
trái phiếu ngân hàng hay không, cũng giống như bất kỳ hình thức đầu tư khác, bạn cần
phải xác định được mục tiêu và khả năng đầu tư của bạn, cũng như phân tích kỹ
lưỡng công cụ đầu tư này để xem nó có phù hợp với bạn hay không. Trái phiếu
ngân hàng là một loại tài sản đầu tư phổ biến trên thị trường, nó cũng tồn tại
những ưu và nhược điểm nhất định:
Ưu
điểm của trái phiếu ngân hàng
Thu
nhập cố định: Đầu tư trái phiếu mang lại dòng thu nhập có đảm bảo thanh toán
cho nhà đầu tư, bất kể tình hình kinh doanh của ngân hàng trong năm đó có sụt
giảm.
Mức
độ an toàn: Trái phiếu được đánh giá là một trong những công cụ đầu tư tương đối
an toàn, và ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính uy tín dưới sự giám sát của Chính phủ, vì thế
đầu tư vào trái phiếu ngân hàng sẽ đem lại sự yên tâm gần như tuyệt đối.
Ưu
tiên thanh toán nếu phá sản: Trái phiếu là cách nhà đầu tư cho ngân hàng vay tiền,
người mua trái phiếu chính là chủ nợ của ngân hàng. Nếu như ngân hàng phá sản
hoặc bị giải thể thì ngân hàng phải ưu tiên thanh toán nợ cho các nhà đầu tư nắm
giữ trái phiếu trước khi thanh toán cho các cổ đông.
Lãi
suất cao hơn tiết kiệm: Nếu bạn là người e ngại rủi ro, muốn có nguồn thu nhập ổn
định mỗi tháng đồng thời giảm được phần nào rủi ro của lạm phát, thì trái phiếu sẽ
là lựa chọn tốt hơn so với gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất thấp hơn.
Nhược
điểm của trái phiếu ngân hàng
Bên cạnh những lợi ích trước mắt, trái
phiếu ngân hàng cũng tồn tại những rủi ro tiềm ẩn:
- Rủi ro lãi suất: Lãi suất và giá trái
phiếu có quan hệ nghịch đảo, nếu lãi suất thị trường giảm thì giá trái phiếu
tăng và ngược lại. Điều này là bởi, khi lãi suất giảm, nhà đầu tư đang nắm các
khoản đầu tư trái phiếu có kỳ hạn dài, vốn có lợi suất cao hơn lãi suất hiện
hành trên thị trường sẽ trở nên thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, từ đó đẩy giá
trái phiếu tăng cao hơn.
- Rủi ro lạm phát: Trái phiếu thanh
toán cho nhà đầu tư một khoản lợi tức cố định cho đến khi nó đáo hạn. Do đó, nếu
lạm phát tăng theo thời gian, sức
mua của khoản lợi tức cố định đó giảm dần tương ứng. Ngay cả khi trái
phiếu là khoản đầu tư an toàn nhất, lợi nhuận đầu tư trái phiếu của bạn cũng sẽ
giảm khi lạm phát tăng.
- Rủi
ro tín dụng: Mặc dù trái chủ được ưu tiên thanh
toán trước cổ đông khi
ngân hàng phá sản, nhưng khả năng thu hồi vốn 100% rất khó vì số tiền được dùng
để trả nợ sau khi thanh lý tài sản còn phù thuộc vào số tiền mà ngân hàng trả
cho chi phí tòa án, chi phí nhân viên.
Những lưu ý khi mua trái phiếu ngân hàng
Để
có thể giảm thiểu rủi ro khi mua trái phiếu ngân hàng, bạn cần cân nhắc các yếu
tố sau:
Lựa
chọn tổ chức phát hành có xếp hạng tín nhiệm cao: Các chuyên gia khuyên rằng,
các nhà đầu tư nên tìm kiếm những trái phiếu uy tín được phát hành bởi các tổ
chức có xếp hạng tín nhiệm
cao để bảo vệ tài sản của mình trước rủi ro của thị trường. Xếp hạng tín nhiệm
của một doanh nghiệp và trái phiếu được đánh giá bởi các tổ chức trên thế giới,
như Standard and Poor’s (S&P), Moody’s và Fitch Ratings.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư:
Thay vì tập trung quá nhiều vào một loại trái phiếu ngân hàng, bạn nên phân bổ
số tiền đầu tư của mình vào trái phiếu của nhiều ngân hàng khác nhau. Ngoài ra,
bạn có thể đầu tư vào các loại tài sản tài chính khác như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ
để phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả đầu tư.
Quản trị rủi ro:
Mặc dù mang tính an toàn và ổn định nhưng trái phiếu ngân hàng chỉ là tờ giấy
chứng nhận nợ, vì thế quản trị
rủi ro cần phải đặt lên hàng đầu để bảo vệ an toàn của nhà đầu tư.
Nên mua trái phiếu ngân hàng hay gửi tiết kiệm?
Về bản chất, mua trái phiếu và gửi tiết kiệm đều là hình
thức cho ngân hàng vay tiền và hưởng lợi nhuận cố định mỗi tháng. Tuy nhiên, giữa
trái phiếu và gửi tiết kiệm cũng tồn tại những điểm khác biệt nhất định. Thực
hiện so sánh rõ ràng giữa trái phiếu ngân hàng và gửi tiết kiệm sẽ giúp bạn ra
quyết định tốt hơn cho hành trình đầu tư và tiết kiệm của bạn.
Yếu
tố
Mua
trái phiếu ngân hàng
Gửi
tiết kiệm
Lãi suất
Lãi suất thường cố định trong vài năm đầu. Những năm tiếp
theo, lãi suất vay dựa trên lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng cộng với một
biên độ nhất định.
Mức lãi suất cụ thể, được quy định
trong từng kỳ hạn.
Lợi tức
Được trả định kỳ, thông thường từ 3-6 tháng hoặc hàng
năm tùy theo loại trái phiếu và thỏa thuận giữa hai bên
Lãi suất sẽ được trả theo thời hạn quy định của người gửi
với đơn vị cung cấp tín dụng, có thể là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng hoặc 1 năm.
Kỳ hạn
Trái phiếu thường có kỳ hạn dài, từ 1 đến 10 năm.
Nhiều kỳ hạn linh động cho người gửi, thường từ 1 tháng
đến 36 tháng.
Rủi ro
-Rủi ro biến độngz thị trường, nếu lãi suất tăng, giá trái
phiếu thường sẽ giảm xuống do trái phiếu mới có lãi suất cao hơn trái phiếu
hiện có trên thị trường
-Rủi ro thanh khoản lớn: nhà đầu tư có thể không tìm được
người mua để bán trái phiếu
-Rủi ro rất thấp, nhưng có thể bị ăn mòn bởi lạm phát vì
lãi suất tiết kiệm thấp.
Khả năng rút vốn khi cần
Có thể linh hoạt chuyển nhượng trái phiếu trên sàn giao
dịch hoặc bán lại cho tổ chức phát hành.
Có thể rút tiền khi cần trước thời gian đáo hạn, nhưng
lãi suất nhận được sẽ thấp hơn, thường tính theo lãi gửi không kỳ hạn.
Khả năng bảo toàn vốn
Trung bình
Cao
Gửi
tiết kiệm hay mua trái phiếu ngân hàng đều có những ưu và khuyết điểm riêng. Nếu
bạn là người ưa mạo hiểm và có khẩu vị rủi ro cao thì trái phiếu ngân hàng là sự
lựa chọn hoàn hảo. Ngược lại, gửi tiết kiệm lại an toàn và ổn định hơn nhưng
thu về mức lợi nhuận thấp hơn. Do vậy, để xác định có nên mua trái phiếu ngân hàng không,
bạn cần cân nhắc về mục tiêu tài chính và mức độ chịu đựng rủi ro của mình để
đưa ra quyết định đúĐiểm nhấn chính:
-
Trái phiếu ngân hàng là trái phiếu do
ngân hàng phát hành với mục đích huy động vốn theo thời hạn xác định.
-
Gửi tiết kiệm hay mua trái phiếu ngân
hàng đều có những ưu và khuyết điểm riêng. Bạn
cần cân nhắc về mục tiêu tài chính và mức độ chịu đựng rủi ro của mình để đưa ra quyết định đúng đắn.
Trái phiếu ngân hàng là gì?
Trái phiếu
được hiểu là chứng nhận nghĩa vụ nợ mà nhà phát hành phải trả cho người nắm giữ
trái phiếu trong khoảng thời gian xác định kèm với mức lãi suất cố định.
Khi công ty phát hành trái phiếu bị giải thể hoặc phá sản thì người sở hữu trái phiếu sẽ được ưu
tiên thanh toán trước người sở hữu cổ phiếu.
Theo
chủ thể phát hành, trái phiếu có thể được phân loại này trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu ngân
hàng.
Trái
phiếu ngân hàng chính là loại trái phiếu do ngân hàng phát hành, với mục đích
huy động vốn theo thời hạn xác định. Người nắm giữ trái phiếu ngân hàng sẽ nhận
được mức lãi suất cố định và được trả đều đặn mà không phụ thuộc vào tình hình
kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời, khi ngân hàng ngừng hoạt động và thực hiện
thủ tục thanh lý tài sản, người nắm giữ trái phiếu – vốn là người cho vay có
quyền nhận lại vốn trước các cổ đông của ngân hàng.
Mua trái phiếu ngân hàng có rủi ro không?
Về
bản chất, trái phiếu ngân hàng và tiền gửi tiết kiệm đều là hình thức cho ngân
hàng vay tiền và nhận lại mức lãi suất cố định, nhưng lãi suất trái phiếu cao
hơn lãi suất tiết kiệm và mua trái phiếu sẽ tồn tại nhiều rủi ro hơn gửi tiết
kiệm.
Mua trái phiếu ngân hàng có an toàn không?
Để ra
quyết định có nên mua
trái phiếu ngân hàng hay không, cũng giống như bất kỳ hình thức đầu tư khác, bạn cần
phải xác định được mục tiêu và khả năng đầu tư của bạn, cũng như phân tích kỹ
lưỡng công cụ đầu tư này để xem nó có phù hợp với bạn hay không. Trái phiếu
ngân hàng là một loại tài sản đầu tư phổ biến trên thị trường, nó cũng tồn tại
những ưu và nhược điểm nhất định:
Ưu
điểm của trái phiếu ngân hàng
Thu
nhập cố định: Đầu tư trái phiếu mang lại dòng thu nhập có đảm bảo thanh toán
cho nhà đầu tư, bất kể tình hình kinh doanh của ngân hàng trong năm đó có sụt
giảm.
Mức
độ an toàn: Trái phiếu được đánh giá là một trong những công cụ đầu tư tương đối
an toàn, và ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính uy tín dưới sự giám sát của Chính phủ, vì thế
đầu tư vào trái phiếu ngân hàng sẽ đem lại sự yên tâm gần như tuyệt đối.
Ưu
tiên thanh toán nếu phá sản: Trái phiếu là cách nhà đầu tư cho ngân hàng vay tiền,
người mua trái phiếu chính là chủ nợ của ngân hàng. Nếu như ngân hàng phá sản
hoặc bị giải thể thì ngân hàng phải ưu tiên thanh toán nợ cho các nhà đầu tư nắm
giữ trái phiếu trước khi thanh toán cho các cổ đông.
Lãi
suất cao hơn tiết kiệm: Nếu bạn là người e ngại rủi ro, muốn có nguồn thu nhập ổn
định mỗi tháng đồng thời giảm được phần nào rủi ro của lạm phát, thì trái phiếu sẽ
là lựa chọn tốt hơn so với gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất thấp hơn.
Nhược
điểm của trái phiếu ngân hàng
Bên cạnh những lợi ích trước mắt, trái
phiếu ngân hàng cũng tồn tại những rủi ro tiềm ẩn:
- Rủi ro lãi suất: Lãi suất và giá trái
phiếu có quan hệ nghịch đảo, nếu lãi suất thị trường giảm thì giá trái phiếu
tăng và ngược lại. Điều này là bởi, khi lãi suất giảm, nhà đầu tư đang nắm các
khoản đầu tư trái phiếu có kỳ hạn dài, vốn có lợi suất cao hơn lãi suất hiện
hành trên thị trường sẽ trở nên thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, từ đó đẩy giá
trái phiếu tăng cao hơn.
- Rủi ro lạm phát: Trái phiếu thanh
toán cho nhà đầu tư một khoản lợi tức cố định cho đến khi nó đáo hạn. Do đó, nếu
lạm phát tăng theo thời gian, sức
mua của khoản lợi tức cố định đó giảm dần tương ứng. Ngay cả khi trái
phiếu là khoản đầu tư an toàn nhất, lợi nhuận đầu tư trái phiếu của bạn cũng sẽ
giảm khi lạm phát tăng.
- Rủi
ro tín dụng: Mặc dù trái chủ được ưu tiên thanh
toán trước cổ đông khi
ngân hàng phá sản, nhưng khả năng thu hồi vốn 100% rất khó vì số tiền được dùng
để trả nợ sau khi thanh lý tài sản còn phù thuộc vào số tiền mà ngân hàng trả
cho chi phí tòa án, chi phí nhân viên.
Những lưu ý khi mua trái phiếu ngân hàng
Để
có thể giảm thiểu rủi ro khi mua trái phiếu ngân hàng, bạn cần cân nhắc các yếu
tố sau:
Lựa
chọn tổ chức phát hành có xếp hạng tín nhiệm cao: Các chuyên gia khuyên rằng,
các nhà đầu tư nên tìm kiếm những trái phiếu uy tín được phát hành bởi các tổ
chức có xếp hạng tín nhiệm
cao để bảo vệ tài sản của mình trước rủi ro của thị trường. Xếp hạng tín nhiệm
của một doanh nghiệp và trái phiếu được đánh giá bởi các tổ chức trên thế giới,
như Standard and Poor’s (S&P), Moody’s và Fitch Ratings.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư:
Thay vì tập trung quá nhiều vào một loại trái phiếu ngân hàng, bạn nên phân bổ
số tiền đầu tư của mình vào trái phiếu của nhiều ngân hàng khác nhau. Ngoài ra,
bạn có thể đầu tư vào các loại tài sản tài chính khác như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ
để phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả đầu tư.
Quản trị rủi ro:
Mặc dù mang tính an toàn và ổn định nhưng trái phiếu ngân hàng chỉ là tờ giấy
chứng nhận nợ, vì thế quản trị
rủi ro cần phải đặt lên hàng đầu để bảo vệ an toàn của nhà đầu tư.
Nên mua trái phiếu ngân hàng hay gửi tiết kiệm?
Về bản chất, mua trái phiếu và gửi tiết kiệm đều là hình
thức cho ngân hàng vay tiền và hưởng lợi nhuận cố định mỗi tháng. Tuy nhiên, giữa
trái phiếu và gửi tiết kiệm cũng tồn tại những điểm khác biệt nhất định. Thực
hiện so sánh rõ ràng giữa trái phiếu ngân hàng và gửi tiết kiệm sẽ giúp bạn ra
quyết định tốt hơn cho hành trình đầu tư và tiết kiệm của bạn.
Yếu
tố
Mua
trái phiếu ngân hàng
Gửi
tiết kiệm
Lãi suất
Lãi suất thường cố định trong vài năm đầu. Những năm tiếp
theo, lãi suất vay dựa trên lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng cộng với một
biên độ nhất định.
Mức lãi suất cụ thể, được quy định
trong từng kỳ hạn.
Lợi tức
Được trả định kỳ, thông thường từ 3-6 tháng hoặc hàng
năm tùy theo loại trái phiếu và thỏa thuận giữa hai bên
Lãi suất sẽ được trả theo thời hạn quy định của người gửi
với đơn vị cung cấp tín dụng, có thể là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng hoặc 1 năm.
Kỳ hạn
Trái phiếu thường có kỳ hạn dài, từ 1 đến 10 năm.
Nhiều kỳ hạn linh động cho người gửi, thường từ 1 tháng
đến 36 tháng.
Rủi ro
-Rủi ro biến độngz thị trường, nếu lãi suất tăng, giá trái
phiếu thường sẽ giảm xuống do trái phiếu mới có lãi suất cao hơn trái phiếu
hiện có trên thị trường
-Rủi ro thanh khoản lớn: nhà đầu tư có thể không tìm được
người mua để bán trái phiếu
-Rủi ro rất thấp, nhưng có thể bị ăn mòn bởi lạm phát vì
lãi suất tiết kiệm thấp.
Khả năng rút vốn khi cần
Có thể linh hoạt chuyển nhượng trái phiếu trên sàn giao
dịch hoặc bán lại cho tổ chức phát hành.
Có thể rút tiền khi cần trước thời gian đáo hạn, nhưng
lãi suất nhận được sẽ thấp hơn, thường tính theo lãi gửi không kỳ hạn.
Khả năng bảo toàn vốn
Trung bình
Cao
Gửi
tiết kiệm hay mua trái phiếu ngân hàng đều có những ưu và khuyết điểm riêng. Nếu
bạn là người ưa mạo hiểm và có khẩu vị rủi ro cao thì trái phiếu ngân hàng là sự
lựa chọn hoàn hảo. Ngược lại, gửi tiết kiệm lại an toàn và ổn định hơn nhưng
thu về mức lợi nhuận thấp hơn. Do vậy, để xác định có nên mua trái phiếu ngân hàng không,
bạn cần cân nhắc về mục tiêu tài chính và mức độ chịu đựng rủi ro của mình để
đưa ra quyết định đúng đắn.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.