Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Biến động tỷ giá tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Nội dung

    Tìm hiểu cùng Tititada!

    Sự biến động của các đồng ngoại tệ chủ chốt thường đem lại một số ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia, qua đó gây tác động đến GDP của nước đó.

    Tuy nhiên, những tác động này cũng được hạn chế một phần vì hầu hết các khoản thanh toán đều được giao dịch bằng đồng đô la Mỹ, USD.

    Chưa bao giờ thế giới phải chứng kiến giá của các đồng ngoại tệ giảm mạnh so với đô la Mỹ như năm nay. Trong đó, biến động mạnh nhất là JPY (yen Nhật) giảm khoảng 22%, KRW (won Hàn Quốc) giảm hơn 20%, và đồng EUR giảm khoảng 14% từ đầu năm đến nay.

    Ở Việt Nam, đồng VND đã mất giá khoảng 6% so với USD kể từ đầu năm đến nay, chủ yếu là do ảnh hưởng bởi đà tăng giá mạnh của đồng bạc xanh (USD). Tuy vậy đây là mức giảm thấp nhất so với nhiều đồng tiền khác.

    Tác động đến doanh nghiệp

    Sự biến động của tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền chính, EUR và USD, không phải là điều hiếm khi xảy ra, nhưng bất kỳ sự biến động nào của hai đồng tiền này sẽ dẫn đến những thay đổi trong dòng tiền đầu tư và cán cân thương mại quốc tế.

    Đối với các công ty xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu, khi đồng EUR lao dốc ngang với USD, các công ty sẽ gặp nhiều bất lợi, trong khi các nhà nhập khẩu sẽ có lợi hơn nếu họ thanh toán bằng đồng EUR. Việc đồng EUR giảm giá sẽ gây bất lợi cho các doanh nghiệp khi họ phải thu tiền thanh toán bằng EUR và tiếp tục sản xuất với các khoản phí được tính bằng VND. Điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị của các khoản doanh thu của họ, khiến lợi nhuận bị sụt giảm.

    Để đối phó với biến động tiêu cực của tỷ giá và tránh việc lợi nhuận bị giảm, các công ty xuất khẩu thường chọn cách chuyển nguồn thu mua nguyên liệu vật liệu đầu vào với giá rẻ hơn, hoặc thậm chí chuyển hoạt động gia công sang các thị trường có đồng nội tệ rẻ.

    NHNN làm gì để kiểm soát tác động đến từ sự biến động của tỷ giá hối đoái

    Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ sẵn sàng bổ sung nguồn cung ngoại tệ khi cần thiết để ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Theo hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings, mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm xuống còn dưới 100 tỷ USD do thị trường trong nước phải bán đồng USD ra thị trường để ổn định tỷ giá VND/USD trong thời gian qua.

    Mặc dù vậy, việc thanh toán ngoại tệ cho các hoạt động xuất nhập khẩu vẫn diễn ra suôn sẻ. Nhu cầu ngoại tệ của Việt Nam năm nay tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ kinh tế phục hồi.

    Theo các chuyên gia, việc NHNN sử dụng linh hoạt các công cụ từ dự trữ ngoại hối và phương tiện bơm-hút đồng VND thông qua thị trường mở đã đóng góp cải thiện và duy trì mức độ thanh khoản của VND trong hệ thống cũng như giúp hạn chế áp lực lên tỷ giá.

    Cụ thể hơn, NHNN sẽ điều phối tính thanh khoản của đồng VND để hỗ trợ ổn định tỷ giá, thị trường ngoại tệ và lãi suất. Khi điều kiện thị trường thuận lợi, NHNN thường sẽ mua vào một lượng lớn ngoại tệ để tăng nguồn dự trữ ngoại hối.

    Khi điều kiện thị trường không thuận lợi, NHNN sẽ can thiệp bằng cách bán ngoại tệ để tăng nguồn cung ngoại tệ, khiến giá của chúng được kiểm soát ở mức mục tiêu. Điều này giúp các tổ chức tín dụng dễ dàng đáp ứng nhu cầu của các cá nhân và tổ chức, góp phần ổn định thị trường và thúc đẩy phục hồi kinh tế.

    Những yếu tố tác động quan trọng của tỷ giá hối đoái

    Tỷ giá hối đoái tác động lên rất nhiều yếu tố và biến số kinh tế; chịu sự biến động bởi nhiều lý do khác nhau. Một số lý do khiến tỷ giá hối đoái có thể biến động bao gồm:

    1. Lãi suất

    Những thay đổi về lãi suất ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ và tỷ giá hối đoái. Khi tất cả các yếu tố khác không đổi, lãi suất trong nước cao hơn sẽ làm tăng nhu cầu đối với đồng nội tệ vì nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ luôn tìm cách đầu tư với mức lãi suất cao hơn. Do đó vốn đầu tư nước ngoài chảy vào nền kinh tế sẽ cao hơn và làm gia tăng giá trị đồng nội tệ. Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ giá thường được cân bằng lại bởi áp lực lạm phát.

    2. Tỷ lệ lạm phát

    Thông thường, tỷ lệ lạm phát tăng cao ở một quốc gia sẽ khiến nhu cầu của đồng nội tệ giảm. Lúc đó, giá trị của đồng tiền nước này sẽ giảm giá nhanh hơn so với các đồng ngoại tệ khác.

    Thông qua các báo cáo về lạm phát cũng như việc dự đoán hành động của NHTW, nhà đầu tư có thể dự đoán được sự thay đổi trong tỷ giá trên thị trường tiền tệ. Nhờ đó, họ xác định được phương án đầu tư của bản thân.

    3. Nợ chính phủ

    Nếu nợ quốc gia ở mức cao, nó đồng nghĩa với việc dư địa tăng trưởng kinh tế bị hạn chế, do dòng vốn từ nước ngoài sẽ trở nên hạn chế hơn trong việc đầu tư kinh doanh vào quốc gia này. Qua đó có thể dẫn tới lạm phát xảy ra và gây áp lực lên giá trị của đồng nội tệ và khiến nó bị suy yếu đi.

    4. Ổn định chính trị

    Trạng thái chính trị và hoạt động kinh tế của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến sức mạnh của đồng tiền của quốc gia đó. Một quốc gia có tình hình chính trị bất ổn sẽ tạo một ấn tượng xấu cho các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó kìm hãm dòng vốn từ nước ngoài. Đồng thời, cũng làm tăng thêm rủi ro cho các nhà đầu tư, vì họ không chắc liệu các khoản đầu tư của mình có được đảm bảo thông qua hệ thống tài chính, luật pháp đang bị ảnh hưởng bởi các vấn đề chính trị. Do đó, những căng thẳng này có thể đẩy tỷ giá đồng tiền của một quốc gia xuống.

    5. Hoạt động xuất - nhập khẩu

    Một quốc gia có lượng hàng hóa xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, thì nhu cầu về đồng tiền của quốc gia đó sẽ tăng lên, và qua đó, tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên một cách tương ứng so với các đồng ngoại tệ khác.

    6. Suy thoái

    Một quốc gia trải qua thời kỳ suy thoái sẽ kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi họ phải đối mặt với rủi ro gia tăng khi đầu tư vào một nền kinh tế có triển vọng kinh tế kém. Thứ hai, khi suy thoái xảy ra, lãi suất thường giảm, khiến giá trị đồng nội tệ giảm theo, qua đó trực tiếp làm giảm nhu cầu của đồng tiền đó.

    Tóm tắt:

    - Thị trường ngoại hối rất nhạy cảm với các tin tức, sự kiện và các biến số kinh tế và nó tác động lên rất nhiều phương diện khác nhau của nền kinh tế, nhất là các hoạt động xuất-nhập khẩu.

    - NHNN có thể sử dụng các công cụ từ dự trữ ngoại hối và phương tiện bơm-hút đồng VND hay USD thông qua thị trường mở để kiểm soát tỷ giá.

    - Những yếu tố tác động tỷ giá hối đoái chính, là lãi suất, tỷ lệ lạm phát, nợ chính phủ và tình trạng chính trị của một quốc gia.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

      Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

      Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

      Tích lũy

      Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

      Tìm hiểu thêm
      Tích lũy

      Cố vấn Robo AI

      Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

      Tìm hiểu thêm
      Cố vấn Robo AI

      Đầu tư chứng khoán

      Với số tiền bất kỳ

      Tìm hiểu thêm
      Đầu tư chứng khoán