Điểm nhấn chính:
- Ý tưởng về chi tiêu cơ sở hạ tầng như một biện pháp kích thích kinh tế bắt nguồn từ kinh tế học Keynes, bù đắp thiếu hụt nhu cầu khu vực tư nhân bằng nhu cầu từ khu vực công.
- Theo ước tính, chi tiêu cho dự án vốn và cơ sở hạ tầng toàn cầu dự kiến sẽ chạm mức hơn 9,000 tỷ USD vào năm 2025.
Đầu tư công là gì?
Đầu tư công là việc sử dụng vốn được ngân sách Nhà nước (NSNN) chi ra để đầu tư vào các dự án, kế hoạch xây dựng công trình, hạ tầng và các dự án chiến lược quan trọng của nền kinh tế, nhằm mang lại lợi ích cho mọi người, có tác dụng kích thích tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Và là một nước đang phát triển, nhu cầu vốn của Việt Nam rất lớn, đặc biệt là vốn phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giáo dục, y tế, v.v. Điều này được hiểu là, khi cơ sở hạ tầng phát triển, người dân/hàng hóa di chuyển thuận lợi hơn, giúp việc liên kết mạng lưới quốc gia dễ dàng hơn và từ đó trở thành điểm thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài, củng cố đà phát triển kinh tế quốc gia.
Chi tiêu cho cơ sở hạ tầng - liệu có thực sự kích thích nền kinh tế?
Khi suy thoái xảy ra, nền kinh tế có thể bị kẹt với tỷ lệ thất nghiệp cao kéo dài và GDP trì trệ trong một thời gian do thiếu hụt tổng cầu. Khi người tiêu dùng và doanh nghiệp mua ít hơn, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ mất doanh số, buộc phải sa thải nhân viên, dẫn đến việc người lao động chi tiêu ít hơn và chu kỳ suy thoái cứ tiếp tục.
Ý tưởng về chi tiêu cơ sở hạ tầng như một biện pháp kích thích kinh tế bắt nguồn từ kinh tế học Keynes, cho rằng lựa chọn để giải quyết tình trạng nói trên là chính phủ phải trực tiếp bù đắp cho nhu cầu thiếu hụt của khu vực tư nhân bằng cách thay thế nhu cầu đó bằng nhu cầu từ khu vực công. Và, hiệu quả của biện pháp kích thích phản ánh vào hiệu ứng nhân (multiplier effect), tức mỗi đơn vị chi tiêu của chính phủ sẽ tạo ra hơn một đơn vị chi tiêu bổ sung tương ứng của khu vực tư nhân.
Mặt khác, trong kinh tế học vĩ mô, theo công thức GDP ta có:
GDP = C + I + G + NX
C: Tổng giá trị tiêu dùng cho sản phẩm/dịch vụ của các hộ gia đình trong quốc gia
I: Tổng giá trị tiêu dùng của nhà đầu tư
G: Tổng giá trị chi tiêu của chính phủ
NX: Xuất khẩu ròng
Như
vậy, GDP tăng trưởng đồng nghĩa với việc Chính phủ có thể tăng chi tiêu của
mình. Và thực tế, năm 2025, Chính phủ đệ trình kế hoạch đầu tư vốn ngân sách
nhà nước là 790,727 tỷ đồng, cao hơn so với con số hơn 670,000 tỷ đồng vốn kế
hoạch năm 2024.
Rủi ro của việc chi tiêu cơ sở hạ tầng để kích thích kinh tế
Nếu cơ sở hạ tầng được xây dựng chỉ nhằm mục đích kích thích kinh tế thay vì mang lại sự thay đổi cho phát triển kinh tế khu vực thì nó có thể gây ra những tác động tiêu cực đáng kể trong dài hạn. Điều này càng quan trọng hơn khi cơ sở hạ tầng chịu áp lực buộc phải được đầu tư trong ngắn hạn, điều này có thể kéo theo các tác động tiêu cực trong dài hạn.
Hơn nữa, việc đầu tư vào vốn cố định, giống như cơ sở hạ tầng, cần phải có tính đồng bộ cao. Điều này có thể tạo ra sự căng thẳng giữa hai mục tiêu: kích thích kinh tế và nhu cầu thực tế của người dân đối với cơ sở hạ tầng.
Vì vậy, dù chi tiêu cho cơ sở hạ tầng trở nên rất hấp dẫn đối với các nhà hoạch định chính sách, song nó có thể đi ngược lại các mục tiêu kinh tế.
Vấn đề đầu tư công toàn cầu
Các xu hướng sau được PwC chỉ ra là những nhân tố có tác động lớn đến toàn cầu trong thời gian tới, bao gồm: sự thay đổi nhân khẩu học, sự tiến hóa trong sức mạnh kinh tế toàn cầu và đô thị hóa ngày càng tăng. Những thay đổi này sẽ có tác động lâu dài đến sự phát triển cơ sở hạ tầng trong nhiều thập kỷ tới khi đô thị hóa và cả sự thay đổi kinh tế và nhân khẩu học tạo ra nhu cầu rất lớn về cơ sở hạ tầng bổ sung trên toàn thế giới.
Chi tiêu cho các dự án vốn và cơ sở hạ tầng của 49 quốc gia thuộc nghiên cứu của PwC giảm từ 3,400 tỷ USD năm 2008 xuống còn 3,200 tỷ USD năm 2009, song đã phục hồi lên ước tính là 4,200 tỷ USD vào năm 2013, dẫn đầu là các thị trường mới nổi, đặc biệt là ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Theo ước tính, chi tiêu cho dự án vốn và cơ sở hạ tầng toàn cầu dự kiến sẽ chạm mức hơn 9,000 tỷ USD vào năm 2025, tăng từ 4,000 tỷ USD vào năm 2012.
Chi tiêu cơ sở hạ tầng tăng tốc sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cung cấp việc làm và cung cấp các dịch vụ thiết yếu, chẳng hạn như nguồn cung nước sạch.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới ước tính, mỗi USD chi cho một dự án vốn (trong các tiện ích, năng lượng, giao thông, quản lý chất thải, phòng chống lũ lụt, viễn thông) tạo ra lợi nhuận kinh tế từ 5% - 25%. Hiệu ứng nhân này giải thích cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các thị trường mới nổi đã ưu tiên chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.
Các ngành sản xuất và khai thác sẽ đặc biệt cần thiết để hỗ trợ sự phát triển kinh tế.
Ngành sản xuất—lọc dầu, hóa chất và kim loại nặng—dự kiến sẽ tăng trưởng với CAGR là 8% đến năm 2025. Đến lúc đó, sản xuất sẽ chiếm 21.3% chi tiêu cho cơ sở hạ tầng toàn cầu, tăng từ 18.8% vào năm 2012. Ngành khai thác đã tăng thị phần trên thị trường cơ sở hạ tầng toàn cầu lên khoảng 17% vào năm 2013 từ 14% vào năm 2006, dự kiến sẽ tăng trưởng với CAGR là 5% đến năm 2025.
Đóng góp của đầu tư công vào kinh tế Việt Nam
Kể từ khi đổi mới (năm 1986) tới nay, kinh tế Việt Nam đã có những biến chuyển tích cực. Với mức tăng trưởng GDP thực trung bình là 6.1% trong một thập niên trở lại đây, Việt Nam thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Việt Nam không ngừng hoàn thiện các cơ chế, chủ trương chính sách đối với đầu tư công, nỗ lực tái cơ cấu đầu tư công theo hướng nâng cao hiệu quả, tăng cường phân cấp đầu tư và hiệu quả thực hiện vốn. Do đó, đầu tư công của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về lượng và chất, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế.
Đóng góp của lĩnh vực xây dựng và hạ tầng vào GDP hàng năm của Việt Nam chiếm khoảng 5-6.0% (so với mức trung bình khu vực ASEAN là 2.3%). Đây là động lực quan trọng cho tăng trưởng bền vững của nền kinh tế, không chỉ cải thiện khả năng cạnh tranh quốc gia mà còn hỗ trợ trực tiếp vào quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Theo
tính toán, khi giải ngân vốn đầu tư công tăng thêm 1% thì tăng trưởng GDP tăng
thêm 0.058%; giải ngân một đồng vốn đầu tư công kéo theo 1.61 đồng vốn đầu tư của
khối ngoài nhà nước. Còn theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư của Việt Nam có thể tăng thêm 23% nếu nâng hiệu suất quản lý; và nếu hiệu suất
sử dụng vốn đầu tư (ICOR) tăng 1 điểm phần trăm sẽ thúc đẩy GDP tăng thêm
0.1-0.12 điểm phần trăm.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Bài viết liên quan
Vấn đề đầu tư công tại Việt Nam
02/01/25
Câu chuyện Đầu tư cơ sở hạ tầng – Đầu tư công
27/12/24
Biến động vĩ mô - Vietnam Investment Forum 2025
24/11/24
So sánh repo và repo đảo ngược
25/09/24
Một số ngân hàng nhỏ tại Trung Quốc "biến mất"
21/09/24
Các động lực tăng trưởng của nền kinh tế thế giới
19/09/24
Tại sao nước Anh đang trên bờ vực phá sản?
17/09/24
Công nghiệp hoá và những tác động lên đời sống xã hội
09/09/24
Vấn đề đầu tư công tại Việt Nam
02/01/25
Ý nghĩa của dòng vốn hóa toàn cầu
31/12/24
Cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
29/12/24
Câu chuyện Đầu tư cơ sở hạ tầng – Đầu tư công
27/12/24
Biên bản ghi nhớ hợp tác là gì?
19/12/24
Thiết quân luật là gì và mang ý nghĩa gì với nền kinh tế?
17/12/24
Chuỗi cung ứng toàn cầu: Cơ hội cho Đông Nam Á
09/12/24
Quan hệ thương mại thường xuyên Mỹ và Trung Quốc
03/12/24